Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 21-22, Bài 6: Côn Sơn ca

? Tìm những từ diễn tả hành động của “ ta”ở Côn Sơn?

? Song song với điệp từ “ta” đựơc sử dụng ở các câu thơ em còn thấy phép tu từ nào ?

? Qua các chi tiết đó em hiểu gì vềtư thế ,phong thái của tác giả

? Có nữngg bài ca nào vang lên trong văn văn bản “Côn Sơn ca”

? Em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi sau những điều đã biết ở chú thích và khi biết Nguyễn Trãi viết bài thơ này khi cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn ?

· Là người yêu quí thiên nhiên ,tậm hồn thanh cao giàu cảm xúc ,có nhân cách trong sạch .

? Em hiểu thêm gì về đặc điểm của văn biểu cảm từ “Côn Sơn ca” ?

 HS thảo luận

· Văn biểu cảm là phương thức bộc lộ cảm xúc tâm hồn trước đời sống .

· Văn biểu cảm cho ta hiễu tam hồn và nhân cách người viết

· Văn biểu cảm có thể viết bằng thơ

 Gv hướng dẫn Hs thực hành câu hỏi sau bài Thiên Trừng vãn vọng .

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6961 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 21-22, Bài 6: Côn Sơn ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn:7/9/2010
Tiết:21+22	Bài 6 	Ngày dạy:14/9/2010
CÔN SƠN CA
 (Ngưyễn Trãi)
THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG(HDDT)
 (Trần nhân Tông) 
 VĂN BẢN.I
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Cảm nhận được sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí côn sơn qua một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi 
 -Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.
 -Sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
2.Kĩ năng
 -Nhận biết thể loại thơ lục bát 
 -Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng việt theo thể lục bát.
 3. Thái độ.
 - Yêu thiên nhiên ,quê hương đất nước con người
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Oân định lớp:
2. Kiểm tra :
 1.Trình bày nội dung và nghệ thuật của bài SNNN và bài phò giá về kinh
 2.Suy nghĩ của em sau khi học xong hai bài thơ này.
3. Bài mới : Giới thiệu bài :Ở tiết trước các em đã được học hai bài thơ của những danh tứơng thời Lí –Trần . Hôm nay các em được biết thêm về hồn thơ của một nhà quân sự tài ba,nhà thơ ,danh nhân văn hoá thế giới.Oâng đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ,chúng ta sẽ đi tìm hiểu một trong số những tác phẩm đó của ông. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Bài Côn Sơn ca 
Đọc phần chú thích,cho biết một đôi nét về tác giả tác phẩm.
Đọc văn bản.
 ? Trong các văn bản thơ trữ tình thường xuất hiện đan xen nhân vật trữ tình với cảnh vật được nói tời .Từ đây em hãy xác định nhân vật trữ tình là ai ? Đối tượng để trữ tình là cảnh vật gì ? 
? Em có nhận xét gì về nhân vật trữ tình và cảnh vật trong bài ? 
Lồng ghép sóng đôi nhau 
? Cấu trúc lồng ghép sóng đôi nhau cho thấy quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên ? 
? Những nét tiêu biểu nào của cảnh vật thiên nhiên được nhắc đến trong bài ?
? Có gì độc đáo trong cách tả suối ,tả đá ? cách tả đó gợi cảnh tượng thiên hiên như thế nào? 
Tả suối bằng âm thanh ,tả đá bằng màu sắc (rêu ) ,cách tả đó gợi một thiên nhiên lâu đời ,nguyên thuỷ . 
? Trong quan niệm xưa thông và trúc là loại cây gợi sự thanh cao .Vậy thông và trúc Côn Sơn gợi cảm giác về một Côn Sơn như thế nào ?
? Qua sự miêu tả em hiểu gì về tác giả ?
Nguyễn Trãi là người yêu thịên nhiên ,có tâm hồn rộng mở ,quí trọng những gía trị của thiên nhiên . Nguyễn có nhiều bài thơ tả thiên nhiên ,viết về thiên nhiên .
? Hoà vào cảnh vật thiên nhiên là con người .Trong văn bản có từ nào được lặp lại nhiều lần ?
? “Ta” ở đây là ai ? Đại từ “ta”lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì ? 
Từ “ta” được lặp lại 5 lần . “Ta”đây chính là tác giả Nguyễn Trãi .Ta lặp lại nhiều lần nhằm nhấn m,ạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn .Đồng thời nó cũng kẳng định tư thế làm chủ của con ngừoi trước thiên nhiên 
? Tìm những từ diễn tả hành động của “ ta”ở Côn Sơn? 
? Song song với điệp từ “ta” đựơc sử dụng ở các câu thơ em còn thấy phép tu từ nào ? 
? Qua các chi tiết đó em hiểu gì vềtư thế ,phong thái của tác giả
? Có nữngg bài ca nào vang lên trong văn văn bản “Côn Sơn ca”
? Em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi sau những điều đã biết ở chú thích và khi biết Nguyễn Trãi viết bài thơ này khi cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn ?
Là người yêu quí thiên nhiên ,tậm hồn thanh cao giàu cảm xúc ,có nhân cách trong sạch .
? Em hiểu thêm gì về đặc điểm của văn biểu cảm từ “Côn Sơn ca” ? 
 HS thảo luận 
Văn biểu cảm là phương thức bộc lộ cảm xúc tâm hồn trước đời sống . 
Văn biểu cảm cho ta hiễu tam hồn và nhân cách người viết 
Văn biểu cảm có thể viết bằng thơ
 Gv hướng dẫn Hs thực hành câu hỏi sau bài Thiên Trừng vãn vọng . 
2. So sánh các câu thơ “ Côn Sơn suối chảy …đàn cầm bên tai” ( Nguyễn Trãi )với “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Hồ Chí Minh )
Cả hai câu thơ đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ ,những tâm hồn có khả năng hoà hợp với thiên nhiên .Hai nhà thơ cùng nghe tiếng suối như nghe nhạc trời . Mặc dù một bên nhạc trời là đàn cầm ,một bên nhạc trời là tiếng hát . Tuy khác nhau 
nhưng đều là âm nhạc cả .
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả :
Nguyễn Trãi (Sgk)
2 Tác phẩm 
* Xuất xứ 
- Côn Sơn ca (Sgk)
. Thể thơ 
-Côn Sơn ca : (bản dịch) thể thơ lục bát 
II.Đọc – hiểu văn bản 
1. Đọc –tìm hiểu chú thích 
2.. Phân tch :
a. Cảnh vật Côn Sơn 
Suối chảy rì rầm 
Đá rêu phơi 
Thông mọc như nêm 
Trúc bóng râm 
-> Hình ảnh gợi tả ,gợi âm n\thanh màu sắc ,phép so sánh 
=> Cảnh trí khóng đạt ,thanh tĩnh nên thơ .
b. Con người giữa cảnh vật Côn Sơn 
Nghe suối chảy – như nghe tiếng đàn cầm 
Ngồi trên đá –ngồi chiếu êm 
Tìm bóng mát trong rừng –nằm 
Dưới màu xanh bóng trúc – ngâm thơ nhàn 
-> Điệp từ ,so sánh .
=> Con người với tâm hồn thanh cao ,thư thái -> Thể hiện sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên
.3. Tổng kết
Ghi nhớ : SGK 
III . Luyện tập
IV.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Học thuộc lòng văn bản dịch thơ
 -Trình bày nhận xét về hình ảnh nhân vật”ta”được miêu tả trong bài thơ
VĂN BẢN HAI:
 THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG(HDDT)
 (Trần nhân Tông)
	A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt .
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông- người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
 -Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức. 
 -Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông.
2.Kĩ năng
 - Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc hiểu văn bản cụ thể:
 3. Thái độ.
 - Yêu thiên nhiên ,quê hương đất nước con người
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Oån định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới : : Giới thiệu bài :Ở tiết trước các em đã được học hai bài thơ của Nguyễn Trãi
Tiết nay các em được biết thêm về hồn thơ của một vị vua nhà Trần –đồng thời cũng là nhà thơ tiêu biểu cùa đời Trần và một hồn thơ của một danh nhân lịch sử dân tộc –một danh nhân văn hoá thế giới . Đây là tác phẩm là sản phẩm tinh thần cao đẹp của 1 cuộc đời lớn , 1tâm hồn lớn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
HS đọc chú thích * SGK –76 
 GV giảng về tác giả 
 HS nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ 
 HD đọc : Bài Thiên Trường vãn vọng :giọng chậm dãi ung dung ,thanh thản .ngắt nhịp 4/3;2/2/3
Bài Côn Sơn ca giọng đọc êm ái ,ung dung ,chậm dãi .
 GV cùng HS đọc bản phiên âm ,bản dịch nghĩa và bản dịch thơ .
 GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích 
? Cho biết thể thơ của bài ?
Bài : Thiên Trường vãn vọng (HDĐH)
 HS đọc hai câu đầu 
? Theo em ,cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày ? 
? Lúc đó cảnh tượng chung của phủ Thiên Trường ra sao?
? Hãy giải thích cụm từ “ bán vô bán hữu” 
? Tại sao cảnh vật ở đây lại dường như có dường như không ?
Có lẽ tác giả về thăm quê vào dịp thu đông ,có bóng chiều ,sắc màu man mác . Thôn xóm như có màu khói của sương bao phủ khiến cảnh vật nhạt nhoà trong sương 
? Từ đây em cảm nhận vẻ đẹp ở đây như thế nào ? 
? Theo em ,bức tranh thôn dã này được tạo bởi :
Cảnh thực nơi thôn dã 
Sự cảm nhận tinh tế của tác giả 
 Hay còn bởi lí do nào khác ? 
Bức tranh thôn dã ấy một phần là cảnh thật của nó . Phần nhiều là do cảm nhận của tác giả .Ở đây tác giả ấn tượng về cảnh hơn là ghi chép lại cảnh . Ngoài ra ta còn thấy lí do tác giả có tình với cảnh .khi có cảm xúc ,con người mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của cảnh mà bình thường khó thấy 
 HS đọc hai câu cuối 
? Cảnh chiều được tả bằng ấn tượng cụ thể nào của thính giác và thị giác ?
? Vì sao khi tả cảnh chiều nơi đông quê tác giả chỉ tả hai cảnh ấy ? 
 HS thảo luận 
Tác giả dùng hai chi tiết ấy để miêu tả vì đólà những dấu hiệu rõ rệt nhất ,đặc trưng nhất của đồng quê buổi chiều . Hình ảnh chú bé chăn trâu buổi chiều thổi sáo cưỡi trên lưng trâu ,hình ảnh đàn cò nơi cánh đồng là những hình ảnh quen thuộc nhất ,thấy nhiều nhất của thôn quê Việt Nam .Nó gợi cuộc sống êm ả ,thanh bình .
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong hai câu này ? 
 Qua các chi tiết đó cảnh làng quê vào buổi chiều khi đứng ở phù Thiên Trường ttrông ra là bức tranh như thế nào? 
? Qua đây em hiểu gì tâm hồn của tác giả ? 
Tác giả là một vị vua dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình .Đó là điều không dễ gì có được ?
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả :
TrầnNhânTông(Sgk)
2 Tác phẩm 
* Xuất xứ 
- Thiên Trường vãn vọng : (Sgk)
 . Thể thơ 
- Thiên Trường vãn vọng : thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 
II.Đọc – hiểu văn bản 
1. Đọc –tìm hiểu chú thích 
2.. Phân tch :
a. Hai câu thơ đầu :
 Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên 
 Bán vô bán hữu tịch dương biên 
=> Cảnh thôn xóm lúc chiều về, sắp tối ,nửa hư nửa thực ,mờ ảo .
b.Hai câu cuối :
Mục đồng địch lí ngưa qui tận 
 Bạch lộ song song phi hạ điền 
-> Hình ảnh cụ thể tiêu biểu ,âm thanh nhẹ nhàng 
=> Cảnh đậm đà sắc quê ,hồn quê ,thể hiện sự hài hoà giữa tam hồn con người với cảnh vật thiên nhiên 
3.Tổng kết.
 -ghi nhớ:SGK
III.LUYỆN TẬP:(HStự làm)
IV.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Học thuộc lòng đọc diễn cảm văn bản dịch thơ
-Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản.
E.RÚT KINH NGHIỆM 
:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc21 bai ca con son.doc