Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 2: Mẹ tôi - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An
I/ GIỚI THIỆU:
1/ Tác giả: A – Mi – Xi là nhà văn Italia.
2/ Tác phẩm:
Bài văn cho thấy thái độ giận dữ của người cha khi thấy En - Ri - Cô hỗn với mẹ.
II/ PHÂN TÍCH:
1/ Nguyên nhân bố viết thư cho En - Ri - Cô:
Do En - Ri - Cô thốt ra những lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ.
2/ Thái độ của bố:
- Buồn bã, tức giận.
- Bất ngờ, hụt hẫng.
3/ Lời khuyên của bố:
- Không được hỗn với mẹ.
- Cầu xin mẹ tha thứ – xin lỗi mẹ.
Tuần: 1 Tiết: 2 NS: 17.08.15 MẸ TÔI ( Ét - Min - Đô đơ A - Mi - Xi ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Ét – Min - Đô đơ A - Mi - Xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lý và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. 3. Thái độ: - Giáo HS biết kính trọng, lễ phép với cha mẹ II. CHUẨN BỊ: - GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án. - HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Kiểm tra sĩ số lớp. - Em hãy cho biết vào đêm trước ngày con vào lớp một, tâm trạng người mẹ như thế nào? - Người mẹ suy nghĩ gì vào trước đêm con vào lớp một ? - GV giới thiệu bài mới: Từ nhỏ đến giờ em có bao giờ có lỗi với mẹ không? Sau đó, em làm gì? Ú Chuyển ý sang bài mới. + Ghi tựa bài lên bảng. - Báo cáo sĩ số lớp. - HS trả bài dựa vào nội dung tiết trước (phần văn). - Cá nhân: trả bài. - Cá nhân trả lời. - Ghi tựa bài vào tập. * Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút) I/ GIỚI THIỆU: 1/ Tác giả: A – Mi – Xi là nhà văn Italia. 2/ Tác phẩm: Bài văn cho thấy thái độ giận dữ của người cha khi thấy En - Ri - Cô hỗn với mẹ. II/ PHÂN TÍCH: 1/ Nguyên nhân bố viết thư cho En - Ri - Cô: Do En - Ri - Cô thốt ra những lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ. 2/ Thái độ của bố: - Buồn bã, tức giận. - Bất ngờ, hụt hẫng. 3/ Lời khuyên của bố: - Không được hỗn với mẹ. - Cầu xin mẹ tha thứ – xin lỗi mẹ. - GV cho HS đọc chú thích ĩSGK. H: Ai là tác giả văn bản “Mẹ tôi”? H: Văn bản “Mẹ tôi” thuộc kiểu văn bản nào? - GV hướng dẫn HS đọc văn bản. - Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu + gọi hai HS đọc tiếp. H: Hãy nêu nội dung chính của văn bản “Mẹ tôi”? - GV nhận xét à ghi bảng. H: Theo em, nguyên nhân nào người bố viết thư cho En – Ri – Cô? H: Bức thư là của người cha viết cho con tại sao lại có nhan đề là “Mẹ tôi”? H: Qua thư, em thấy thái độ của bố như thế nào đối với En – Ri – Cô? H: Theo em, vì sao người cha lại giận dữ như thế? + Chốt ý à ghi bảng. H: Qua bức thư, em thấy mẹ En – Ri – Cô là người như thế nào? * GV giảng: Người mẹ hy sinh vì con, vậy mà En – Ri – Cô lại hỗn với mẹ, người cha tức giận là hoàn toàn hợp lí. H: Người bố khuyên En – Ri – Cô những gì? H: Theo em, khi đọc thư bố, tâm trạng En – Ri – Cô ra sao? Vì sao En – Ri – Cô có tâm trạng đó? + Nhận xét à ghi bảng. GV giáo dục HS luôn kính trọng bố mẹ. H: Em thử giải thích vì sao người cha không trực tiếp nói với En – Ri – Cô mà lại viết thư?(GV cho HS thảo luận). + GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. + Giảng bình. - Đọc. - Cá nhân: trả lời dựa vào chú thích ĩ. - Cá nhân nghe, thực hiện. - Cá nhân đọc văn bản. - Nghe. Thực hiện. - Cá nhân trả lời dựa vào văn bản. - Thảo luận nhóm trả lời. - Cá nhân trả lời tùy cảm nhận của học sinh. - Cá nhân trả lời: Buồn bã, tức giận. - Cá nhân trả lời: Vì En – Ri – Cô thốt ra những lời nói thiếu lễ độ với mẹ. - Nghe. Ghi vào tập. - Cá nhân trả lời: Rất yêu thương con. - Nghe giảng. - Cá nhân trả lời: Không được hỗn với mẹ. Xin lỗi, cầu xin mẹ tha thứ. - Cá nhân: Xấu hổ do lời khuyên chân thành của bố. Trong thư, bố đã nhắc sự hy sinh của người mẹ đối với con. - Ghi vào tập. - Thảo luận: Viết thư sẽ thể hiện tình cảm kín đáo. Làm cho người có lỗi tiếp thu lời khuyên dễ dàng. - Ghi vào tập. * Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút) III/ TỔNG KẾT: - Tình cảm thương yêu, kính trọng cha mẹ là thiêng liêng và cao cả. - Đáng xấu hổ cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó. * Luyện tập: H: Qua bài văn em rút ra bài học gì cho bản thân? + Chốt ý à ghi bảng. H: Từ trước đến nay, em có làm gì có lỗi với mẹ không? Kể lại 1 lỗi lầm mà em đã phạm phải? Em đà làm gì để sửa sai lầm đó? (Cãi mẹ, lừa dối mẹ,...) . - Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ SGK. - Ghi vào tập. - 2 HS trình bày miệng. - HS nhận xét . * Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút) 1. Củng cố: 2. Dặn dò: * Cho HS đọc thêm văn bản: “ Thư gởi mẹ”. H: Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ ? * Tóm tắt văn bản: Mẹ tôi. * Học thuộc bài ghi: Ghi nhớ * Trả lời các câu hỏi bài ( Từ ghép ) tiết 3. * 1 HS đọc văn bản: “Thư gởi mẹ”. - Trình bày. - Tóm tắt. - HS nhận xét cá nhân. - Ghi vào vở bài soạn.
File đính kèm:
- Tiet 2.doc