Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 2, Bài 1: Mẹ tôi
? Em cảm nhận phẩm chất nào của người mẹ sáng lên từ những chi tiết đó?
? Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? hoặc một người mẹ VN nào mà em biết ?( hs tự bộc lộ)
Gọi hs đọc đoạn 2
? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô?
? Em có suy nghĩ gì trước những lời cảnh tỉnh của người cha ? (Hs tự do trả lời)
? Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô ntn?
· vừa dứt khoát như ra lệnh , vừa mềm mại như khuyên nhủ
? Lí do gì khiến ông có thái độ đó ? Qua thái độ đó bố mong muốn ở con điều gì ?
Tuần :1 Ngày soạn : 08/8/2010 Tiết : 2 Ngày dạy : 10/8/2010 Bài : 1 Mẹ tôi E. .A- mi –xi A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ ,hiểu tình yêu thương ,kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mọi người. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Eùt-môn –đô đơ A-mi-xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị,có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. . 2.Kĩ năng -Đọc hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên qua đến hình ảnh người cha(tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. 3. Thái độ: - Biết được tình yêu thương gia đình là quí giá,không được hỗn với cha ,mẹ. C.PHƯƠNG PHÁP: D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Bài cũ: -Bài học sâu sắc nhất mà em học tập được ở van bản “Cổng trường mở ra” này là gì ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người Việt Nam luôn có truyền thống “ thờ cha kính mẹ” Dầu xã hội văn minh, tiến bộ như thế nào đi nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thực được điềi đó, có lúc vô tình hay tự nhiên mà ta phạm phải những lỗi lầm với cha mẹ. Chính những lúc ấy cha mẹ mới giúp ta nhận ra những điều đó. Văn bản “ Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm naysẽ cho ta thất được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái của mình HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG DÀY DẠY Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. ? Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? ? GV cùng hs đọc toàn bộ vb ( trong khi đọc thể hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình) HS đọc từ khó sgk,GV giải nghĩa kỹ hơn về các từ khó đó. ? Ngoài ra còn từ nào ở trong VB em chưa hiểu? ? Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con , nhưng nhan đề lại lấy tên Mẹ tôi ? Tuy bà mẹ không xuất hiện trong câu chuyện trực tiếp nhưng đó lại là các tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.Qua bức thư của người bố gửi cho con,người mẹ hiện lên thật lớn lao,cao cả ? VB này chia làm mấy phần ? nêu nội dung từng phần ? - Từ đầu đến sẽ ngày mất con : Hình ảnh người mẹ - Tiếp theo đến yêu thương đó :Thái độ của người cha - Còn lại :Lời nhắn nhủ của người cha Gọi hs đọc đoạn 1 ?.Nêu lí do bố viết thư cho En. *Vì En mắc lỗi với mẹ nên bố viết thư để cảnh cáo ? H ảnh ngươ mẹ của En-ri-cô hiện lên qua nh chi tiết nào trong vb ? Thức suốt đêm;Sẵn sàng bỏ một năm h phúc để tránh cho con một giờ đau đớn;Có thể đi ăn xin,hy sinh tính mạng để cứu con ? Em cảm nhận phẩm chất nào của người mẹ sáng lên từ những chi tiết đó? ? Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? hoặc một người mẹ VN nào mà em biết ?( hs tự bộc lộ) Gọi hs đọc đoạn 2 ? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô? ? Em có suy nghĩ gì trước những lời cảnh tỉnh của người cha ? (Hs tự do trả lời) ? Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô ntn? vừa dứt khoát như ra lệnh , vừa mềm mại như khuyên nhủ ? Lí do gì khiến ông có thái độ đó ? Qua thái độ đó bố mong muốn ở con điều gì ? Vì ông cảm thấy hụt hẩng bất ngờ Mong muốn con hiểu được công lao , sự hi sinh vô bờ bến của mẹ ? Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố .Trong 4 lí do đã nêu trong phần tìm hiểu vb sgk? ( HSTLN) ? Trước tấm lòng của người mẹ , bố đã khuyên En-ri-cô điều gì ? ? Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố ? Đối với mẹ chúng ta cố gắng đừng làm một điều gì sai trái khiến mẹ phải đau lòng , và khi lỡ sai phạm chúng ta phải biết nhận lỗi ? Theo em đó là một lời khuyên như thế nào ? * Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư ?(HSTLN) Tổng kết *Tích hợp giáo dục: Qua bức thư người bố gửi cho En-ri – cô em rút ra được bài học gì ? * Chúng ta phải hiểu được công lao to lớn của mẹ và hãy làm nhiều điều tốt để đền đáp công ơn đó HS đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ I. Giới thiệu chung * Chú thích * sgk/11 -Là nhà văn I-ta-li a.Những tấm lòng caocả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông .Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc ,trong đó nhân vật trong tâm là một thiếu niên,được viết bằng một giọng văn hồn nhiên,trong sáng . -Văn bãn gồm 2phần ,phần một gồm lời kể của En ri cô,phần hai là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En ri cô. II. Đọc - Tìm hiểu văn bản 1. Đọc , tìm hiểu chú thích 2.Tìm hiêu văn bản a. Bố cục: 3 phần b.Phân tích b1.Lí do viết thư: -En “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ” B2.Nội dung bức thư: *. Hình ảnh người mẹ - Dành hết tình yêu thương cho con , quên mình vì con *.Thái độ của người cha đối với En- ri-cô - Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy - Bố không thể nén cơn tức giận - Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã ® Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ . Mong muốn con hiểu được công lao , sự hi sinh vô bờ bến của mẹ *. Lời khuyên của bố - không bao giờ thốt ra 1 lời nói nặng với mẹ - Con phải xin lỗi mẹ - Con hãy cầu xin mẹ hôn con ® Lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc 3.Tổng kết: Ghi nhớ sgk /12 III. Luyện tập: Em biết những câu ca dao nào, những bài hát nào ngợi ca tấm lòng của mẹ dành cho con cái, con cái dành cho cha mẹ Nếu có thể hãy hát bài hát về mẹ mà em thích nhất E .RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- 2- me toi.doc