Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 17: Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút)
Nam Quốc Sơn Hà:
I/ GIỚI THIỆU:
- Bài thơ ra đời trong đêm đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt.
- Bài thơ viết theo thể that ngôn tứ tuyệt.
II/ PHÂN TÍCH:
1/ Hai câu đầu:
Khẳng định độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, nước Nam là của người Nam, sách trời đã phân định rõ.
2/ Hai câu cuối:
Kẻ thù không được xâm phạm bờ cõi, nếu xâm phạm nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.
PHÒ GIÁ VỀ KINH:
I/ GIỚI THIỆU:
1/ Tác giả: Trần Quang Khải (1241 – 1294) con thứ 3 vua Trần Nhân Tông
2/ Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thắng lợi.
- Thuộc thể thơ ngũ ngôn.
II/ PHÂN TÍCH:
1/ Hai câu đầu:
Cách đảo trật tự thời gian tự hào về chiến thắng dân tộc.
2/ Hai câu cuối:
- Lời động viên xây dựng đất nước.
- Niềm tin vào sự bền vững của dân tộc.
SÔNG NÚI NƯỚC NAM – PHÒ GIÁ VỀ KINH Tuần: 5 Tiết: 17 Soạn: 14.09.15 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại. - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. - Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải. - Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. - Đọc – hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng tự tôn và khí phách hào hùng của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ. - HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Kiểm tra sĩ số lớp. - Đọc thuộc lòng những câu hát châm biếm. Cho biết nội dung và hình thức nghệ thuật? - GV giới thiệu bài: Văn học Việt Nam thời trung đại có rất nhiều bài thơ phản ánh tinh thần đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta, tiêu biểu nhất là 2 bài thơ: “Sông núi nước Nam”, “ Phò giá về kinh”. - Ghi tựa bài lên bảng. - Báo cáo sĩ số. - Cá nhân trả lời. - Nghe giới thiệu. - Ghi tựa bài vào tập. * Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút) õ Nam Quốc Sơn Hà: I/ GIỚI THIỆU: - Bài thơ ra đời trong đêm đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. - Bài thơ viết theo thể that ngôn tứ tuyệt. II/ PHÂN TÍCH: 1/ Hai câu đầu: Khẳng định độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, nước Nam là của người Nam, sách trời đã phân định rõ. 2/ Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm bờ cõi, nếu xâm phạm nhất định sẽ chuốc lấy thất bại. õ PHÒ GIÁ VỀ KINH: I/ GIỚI THIỆU: 1/ Tác giả: Trần Quang Khải (1241 – 1294) con thứ 3 vua Trần Nhân Tông 2/ Tác phẩm: - Bài thơ được sáng tác sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thắng lợi. - Thuộc thể thơ ngũ ngôn. II/ PHÂN TÍCH: 1/ Hai câu đầu: Cách đảo trật tự thời gian à tự hào về chiến thắng dân tộc. 2/ Hai câu cuối: - Lời động viên xây dựng đất nước. - Niềm tin vào sự bền vững của dân tộc. ä GV gọi HS đọc chú thích ĩSGK “Nam quốc sơn hà”. H: Những tác giả thời trung đại thường sáng tác theo thể thơ nào? H: Ai là tác giả bài thơ? H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và giải thích từ khó. H: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? H: Em có nhận xét gì về cách hiệp vần trong bài thơ? - GV chốt ý à Ghi bảng. H: “Sông núi nước Nam” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Em hiểu thế nào là bản tuyên ngôn độc lập? H: Bài thơ “SôngNam” thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến) dựa vào đó em hãy cho biết bố cục bài thơ? YC: Hãy đọc thầm hai câu đầu và tìm những từ ngữ khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc? *GV giảng: Giúp cho HS nhận ra ông cha ta ngàn xưa luôn khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc. + Chốt ýà ghi bảng. H: Hãy đọc thầm hai câu còn lại và tìm những từ ngữ diễn tả kẻ thù xâm lược sẽ thất bại thảm hại. + Chốt ýà ghi bảng. H: Em có nhận xét gì về cách biểu ý trong bài thơ? H: Bài thơ “Sông núi nước Nam” ngoài biểu ý có biểu cảm không? Nếu có thì ở trạng thái nào trong 2 trạng thái sau đây: lộ rõ và ẩn kín? H: Hãy giải thích vì sao em cho là ẩn kín? *GV giảng: để giúp HS nhận ra thơ phải có biểu ý và biểu cảm, nhưng trong bài thơ này có cách biểu cảm riêng đó là cảm xúc trữ tình bên trong ý tưởng. H: Vậy nội dung bản tuyên ngôn độc lập ở bài thơ này là gì? H: Nêu nhận xét của em về giọng điệu bài thơ? ä GV gọi HS đọc chú thích ĩ SGK (Phò giá về kinh). H: Ai là tác giả bài thơ? H: Hãy cho biết vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? + Chốt ýà ghi bảng. - GV hướng dẫn HS đọc bài thơ kết hợp giải thích từ khó. - Giáo viên đọc mẫu + gọi HS đọc lại bài thơ. - GV nhận xét cách đọc của HS. H: Bài thơ được sánh tác theo thể thơ nào? H: Bài thơ có những ý nào? + Chốt ýà ghi bảng. H: Nội dung của 2 câu đầu là gì? *GV giảng: Đây là chiến thắng hào hùng của dân tộc trước quân Nguyên – Mông. H: Em có nhận xét gì về cách đưa tin chiến thắng trong 2 câu đầu? H: Em hãy giải thích vì sao tác giả lại đảo trật tự thời gian 2 cuộc chiến thắng? - GV gọi đại diện trình bày à GV nhận xét à ghi bảng. - GV gọi HS đọc thầm 2 câu thơ còn lại. H: Nội dung trong 2 câu trên là gì H: Em có nhận xét gì về cách biểu cảm biểu ý trong bài thơ? H: Tính biểu cảm tồn tại ở trạng thái nào? +Giảng. - Đọc chú thích. - Cá nhân: + Thất ngôn bát cú. + Thất ngôn tứ tuyệt. + Song thất lục bát. + Ngũ ngôn tứ tuyệt. - Cá nhân: Không xác định tác giả. - Cá nhân: Trong đêm đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. - Đọc văn bản. - Cá nhân: Thất ngôn tứ tuyệt. - Cá nhân: Vần ư (hư thư) - Ghi vào tập. - Cá nhân: Tuyên ngôn độc lập là khẳng định chủ quyền không một kẻ nào được xâm phạm - Cá nhân: 2 phần + Hai câu đầu à Nước Nam là của người Nam. + Hai câu còn lại à Kẻ thù xâm phạm nhất định sẽ thất bại. - Cá nhân: Nam đế cư (vua Nam ở). Thiên thư (sách trời). - Nghe giảng. - Ghi vào tập. - Cá nhân: Thủ bại hư (chúng bay sẽ bị đánh tơi bời). - Ghi vào tập. - Cách biểu ý trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập dân tộc chống ngoại xâm. - Cá nhân: Có biểu cảm thuộc trạng thái ẩn kín. - Cá nhân: Vì cảm xúc thái độ mãnh liệt, sắt đá tồn tại bằng cách nằm bên trong ý tưởng, làm cho người đọc phải suy ngẫm. - Nghe giảng. - Cá nhân: Thể hiện bản lĩnh khí phách dân tộc, nêu cao chân lí “ Nước Nam là của người Nam” kẻ thù không được xâm phạm. - Cá nhân: Giọng thơ dõng dạc, đanh thép. - Đọc. - Cá nhân: Trần Quang Khải. - Cá nhân: Dựa vào chú thích SGK/ 66,67. - Ghi vào tập. - Nghe + HS đọc. - Cá nhân: Ngũ ngôn tứ tuyệt. - Cá nhân: Hào khí chiến thắng, lời động viên xây dựng đất nước sau chiến tranh. - Ghi vào tập. - Cá nhân: Tự hào về chiến thắng dân tộc. - Nghe giảng. - Cá nhân: Đảo trật tự trước và sau (chiến thắng Chương Dương sau Hàm Tử 2 tháng). - Thảo luận: Vì nhân dân ta đang sống trong chiến thắng Chương Dương và đó là chiến thắng mang ý nghĩa quyết định. - Ghi bài vào tập. - Đọc thầm. - Cá nhân trả lời dựa vào cột nội dung. - Cá nhân: Diễn đạt ý chắc nịch, sáng tỏ, không hình ảnh, không hoa mỹ. - Cá nhân: Cảm xúc trữ tình nép trong ý tưởng. * Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút) III/ TỔNG KẾT: Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ “Phò giá về kinh” đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. * Luyện tập: H: Cách biểu cảm và biểu ý trong 2 bài thơ có điểm nào giống nhau? H: Em hãy tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật 2 bài thơ? +Giảng kết thúc bài H: Theo em, cách nói giản dị, cô đúc trong 2 bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình của DT ta ở thời đại nhà Trần. - Cá nhân: Biểu ý à hai bài thơ khẳng định khí phách dân tộc, cách biểu cảm chắc nịch, cô đúc à biểu cảm nằm trong ý tưởng. - Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ. - Cá nhân trả lời. * Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút) 1. Củng cố: 2. Dặn dò: H: Em hãy so sánh 2 bài thơ để tìm sự giống nhau về hình thức biểu ý và biểu cảm của chúng? - Học bài. - Chuẩn bị: “Đại từ”. Đọc và trả lời phần ví dụ trong SGK. Thảo luận: + Hình thức biểu ý: 2 bài thơ đều thể hiện bản lĩnh, khí phách cùa DT ta. + Hình thúc biểu cảm: Thể thơ khác nhau nhưng cách biểu cảm giống nhau: cách nói chắc nịch, cô đúc trong ý tưởng, cảm xúc hoà làm 1, cảm xúc nằm trong ý tưởng. - Nghe và thực hiện.
File đính kèm:
- Tiet 17 moi.doc