Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11, Bài 3: Từ láy
? Hãy nhắc lại thế nào là từ láy ?
? Hãy tìm những từ láy trong 2 vd ở sgk ?
· đăm đăm , mếu máo , liêu xiêu
? Nhận xét về đặc điểm âm thanh của 3 từ láy đó ?
· Tiếng láy lại hoàn toàn : đăm đăm
· Biến âm để tạo nên sự hài hoà về vần và thanh điệu ( mếu máo , liêu xiêu )
? Phân loại 3 từ láy trên ?
· Từ láy toàn bộ : đăm đăm
· Láy bộ phận : mếu máo , liêu xiêu
Yêu cầu hs đọc tiếp 2 vd trong phần 3
? Tại sao không dùng bật bật thăm thẳm mà lại dùng bần bật , thăm thẳm ?
Tuần:3 Ngàysoạn:23/8/2010 Tiết:11 Bài 3 Ngày dạy:26/8/2010 TỪ LÁY A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhân diện được hai loại từ láy :từ láy bộ phận và từ láy bộ phận -Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy. -Hiểu được giá trị tượng thanh ,gợi hình gợi cảm của từ láy ;biết cách sử dụng từ láy. -Có ý thức rèn luyện ,trau dồi vốn từ láy. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: -Khái niệm từ láy. - Các loại từ láy . 2.Kĩ năng -Phân tích cấu tạo từ ,giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. -Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình ,gợi tiếng biểu cảm. 3. Thái độ: C.PHƯƠNG PHÁP:Tích hợp với phần văn bản đã hoc. D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : 1 . Ổn định 2 . Kiểm tra -Từ ghép chia thành mấy loại ? Đó là những lọai nào ? - Nghĩa của các loại từ ghép được hiểu như thế nào - Phân loại các từ ghép sau : đất cát ,xe đạp ,nhà khách ,ăn ở 3 . Bài mới * Gíới thiệu bài : Ở đầu lớp 6 em đã biết khái niệm về từ láy . Với tiết hoc ngày hôm nay ta sẽ tiếp tục hiểu thêm về từ loại này , đó là các loại từ láy ,cách hiểu nghĩa các loại từ láy ,từ đó sẽ vận dụng trong việc thực hành về loại từ này HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC ? Hãy nhắc lại thế nào là từ láy ? ? Hãy tìm những từ láy trong 2 vd ở sgk ? đăm đăm , mếu máo , liêu xiêu ? Nhận xét về đặc điểm âm thanh của 3 từ láy đó ? Tiếng láy lại hoàn toàn : đăm đăm Biến âm để tạo nên sự hài hoà về vần và thanh điệu ( mếu máo , liêu xiêu ) ? Phân loại 3 từ láy trên ? Từ láy toàn bộ : đăm đăm Láy bộ phận : mếu máo , liêu xiêu Yêu cầu hs đọc tiếp 2 vd trong phần 3 ? Tại sao không dùng bật bật thăm thẳm mà lại dùng bần bật , thăm thẳm ? Vì đây là những từ láy toàn bộ đã có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối ? Qua phân tích những vd trên em hãy nhận xét : những từ láy nguyên vẹn tiếng gốc hoặc có sự biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để có sự hài hoà về vần và thanh ta gọi là từ láy gì ? Toàn bộ ? Giữa các tiếng có sụ giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần ta gọi là từ láy gì ? bộ phận ? Vậy thế nào là từ láy toàn bộ , từ láy bộ phận ? Ghi nhớ sgk - lấy vd minh hoạ ? Nghĩa của các từ láy : Ha hả , oa oa , tích tắc , gâu gâu được tạo do đặc điểm gì của âm thanh ? Mô phỏng âm thanh ? Trong từ láy mãi mãi,khe khẽ từ nào có nghĩa nhấn mạnh?Từ nào có nghĩa giảm nhẹ? ® Rút ra nghĩa của từ láy toàn bộ? ? Trong từ láy mếu máo,liêu xiêu,nếu bỏ tiếng láy thì câu văn không còn rõ nghĩa.Theo em điều đó chứng tỏ điều gì? ? Qua tìm hiểu,em hãy rút ra nhận xét về nghĩa của TLTB và nghĩa của LBP? Bài 3 : Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống nhẹ nhàng , nhẹ nhỏm Xấu xa , xấu xí Tan tành , tàn tác Bài 4 : Đặt câu - cô ấy có thân hình nhỏ nhắn - chuyện đó nhỏ nhặt đừng để ý - con người đó rất nhỏ nhen - Lan ăn nói rất nhỏ nhẹ - Món tiền nhỏ nhoi này … I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.CÁC LOẠI TỪ LÁY 1.1. Ví dụ : a. -Đăm đăm ® Các tiếng lặp lại hoàn toàn -Bần bật,thăm thẳm ® Biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối Þ Từ láy toàn bộ . b. Mếu máo,liêu xiêu ® Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Þ Từ láy bộ phận. 1.2.Ghi nhớ 1 sgk/42 2.. NGHĨA CỦA TỪ LÁY 2.1. Ví dụ : VD1: -Mãi mãi® Có nghĩa nhấn mạnh -Khe khẽ® Có nghĩa giảm nhẹ Þ Nghĩa của từ láy toàn bộ do tiếng gốc quyết định VD2: Mếu máo,liêu xiêu ® Bỏ tiếng láy thì không còn rõ nghĩa Þ Nghĩa của từ láy bộ phận khác với nghĩa của tiếng gốc 2.2.Ghi nhớ : sgk / 42 II. Luyện tập Bài 1 : Tìm từ láy trong vb cuộc chia tay của những con búp bê - Láy toàn bộ :bần bật , thăm thẳm , chiền chiện , chiêm chiếp - Láy bộ phận : Rực rỡ , rón rén , lặng lẽ, ríu ran Bài 2 : Lấp ló , nho nhỏ , khanh khách , thâm thấp , chênh chếch , anh ách III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Nhân diện từ láy trong một văn bản đã học. E.RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 11- tu lay.doc