Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109: Ca Huế trên sông Hương - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hạnh Dung

GV: Vậy em hiểu ca Huế là gì ?

HS: Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Là một sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô Huế.

GV: Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? Căn cứ vào đâu để kết luận?

HS: Đây không phải là một truyện ngắn, một sáng tác văn học có tính hư cấu, mà là một bút kí ghi chép lại một cảnh sinh hoạt văn hóa: Ca Huế trên sông Hương.

Ca Huế là một di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.

GV: Qua đó, theo em văn bản được viết theo thể loại gì ?

HS: Thể loại: Bút kí.

GV: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.

GV: Văn bản này được chia làm mấy phần , nêu nội dung từng phần ?

HS: - Đoạn 1:Từ đầu đến Lí hoài nam: Giới thiệu chung về Huế- Cái nôi của dân ca.

 - Đoạn 2: Còn lại: Những đặc sắc của ca Huế.

 

docx16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109: Ca Huế trên sông Hương - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hạnh Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 109
Tuần CM: 29 	Ngày dạy: 21/03/2016
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Hà Ánh Minh
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm thể loại bút kí.
 - Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế.
 - Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
 - Phân tích văn bản nhật dụng, (kiểu loại văn bản thuyết minh).
 - Tích hợp với kiến thức Tập Làm Văn để làm văn thuyết minh
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ:
 Đối với giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu.
 Đối với học sinh: Học bài và soạn bài theo hướng dẫn của GV ở tiết trước.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
	7A:	7C:
 2. Kiểm tra miệng:
* Câu hỏi kiểm tra bài cũ: (8đ)
 Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa văn bản “Sống chết mặc bay”. (6đ)
 Đáp án: Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc, đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
 Câu 2: Thái độ của tác giả đối với sự việc, con người xảy ra trong truyện “Sống chết mặc bay”. (2đ)
 A. Thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho người dân trong hoạn nạn do thiên tai.
 B. Lên án thái dộ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh “ nghìn sầu muôn thảm” của người dân.
 C. Cả A và B.
 Đáp án: C
* Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học: (2đ)
 Câu hỏi: Em biết gì về ca Huế? 
 Đáp án: - Huế nổi tiếng với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. (1đ)
 - Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tao nhã. (0,5đ)
 - Một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. (0,5đ)
 3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài (3 phút)
Cho HS quan sát một đoạn clip ngắn giới thiệu về các làn điệu dân ca nổi tiếng xứ Huế.
GV: Như chúng ta đã biết , cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Xứ Huế còn được biết đến với những danh lam thắng cảnh làm mê lòng du khách như Sông Hương , Núi Ngự, Cầu Tràng Tiền, Chùa Thiên Mụ...cùng nhiều lễ hội độc đáo, hấp dẫn. Ngoài ra Huế còn nổi tiếng với những sản phẩm văn hoá độc đáo và đa dạng mà ca Huế là một trong những sản phẩm độc đáo ấy . Vậy để hiểu rõ hơn về nét đẹp ca Huế, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu chú thích. (8 phút)
Bước 1: GV hướng dẫn đọc.
GV nêu yêu cầu đọc: Đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc; lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.
GV đọc mẫu 1 đoạn -> gọi 2 HS đọc -> HS nhận xét bạn đọc -> GV nhận xét.
Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
GV: Em hãy nâu vài nét về tác giả?
HS: Tác giả Hà Ánh Minh.
GV: Văn bản được đăng trên báo nào ? 
HS: Đăng trên báo “ Người Hà Nội”.
GV: “Ca Huế trên sông Hương” thuộc kiểu văn bản gì ?
HS: Kiểu văn bản: Nhật dụng.
GV: Văn bản nhật dụng là những vấn đề thời sự gần gũi diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
GV: Vậy đâu là nội dung nhật dụng của văn bản này?
HS: Phản ánh một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của cố đô Huế: Ca Huế trên sông Hương.
GV: Vậy em hiểu ca Huế là gì ?
HS: Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Là một sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô Huế.
GV: Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? Căn cứ vào đâu để kết luận?
HS: Đây không phải là một truyện ngắn, một sáng tác văn học có tính hư cấu, mà là một bút kí ghi chép lại một cảnh sinh hoạt văn hóa: Ca Huế trên sông Hương.
Ca Huế là một di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.
GV: Qua đó, theo em văn bản được viết theo thể loại gì ?
HS: Thể loại: Bút kí.
GV: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
GV: Văn bản này được chia làm mấy phần , nêu nội dung từng phần ?
HS: - Đoạn 1:Từ đầu đến Lí hoài nam: Giới thiệu chung về Huế- Cái nôi của dân ca.
 - Đoạn 2: Còn lại: Những đặc sắc của ca Huế.
GV: Theo em, phương thức biểu đạt trong văn bản là gì ?
HS: Phương thức:
- Đoạn 1: Nghị luận, chứng minh.
- Đoạn 2: Miêu tả, biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu văn bản. (17 phút)
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về Huế- Cái nôi của dân ca.
Gọi HS đọc lại đoạn 1.
GV : Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây , tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?
HS: Dân ca Huế
GV: Tại sao tác giả quan tâm đến dân ca Huế?
HS: Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
GV: Hãy thống kê các làn điệu ca Huế, đặc điểm của từng làn điệu?
HS: 
Các làn điệu ca Huế
Đặc điểm
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh:
- Hò giã gạo , ru em, giã vôi , giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung:
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện:
- Các điệu Nam: Nam ai , nam bình, quả phụ , tương tư khúc, hành vân
- Tứ đại cảnh:
- Các điệu lí: Lí con sáo, lí hoài nam , lí hoài xuân.
- Buồn bã
- Náo nức, nồng hậu tình người.
- Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh.
- Buồn man mác, thương cảm, bi ai.
- Không vui , không buồn.
GV: Qua đó em có nhận xét gì các làn điệu ca Huế?
HS: Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, thấm thía về nội dung tình cảm.
GV: Qua các làn điệu ca Huế, người dân Huế muốn thể hiện điều gì?
HS: Thể hiện đời sống nội tâm của con người
GV: Trong cuộc sống lao động và sản xuất , những câu hò , điệu lí sẽ giúp con người bớt mệt nhọc, giúp phấn chân tinh thần. Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất.Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
GV: Không chỉ phong phú về làn điệu, ca Huế còn được chú ý bởi sự phong phú về các nhạc cụ dùng trong Ca Huế.
GV: Em hãy kể các nhạc cụ dùng trong ca Huế?
HS: Đàn tranh, đàn nguyệt , tì bà, nhị , đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
GV: Qua đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
HS: Liệt kê.
GV: Dùng biện pháp liệt kê kết hợp với những lời giải thích bình luận.
GV: Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó nhớ hết tên các làn điệu, các nhạc cụ. Mỗi làn điệu lại có những vẻ đẹp riêng ẩn chứa vẻ đẹp của tâm hồn Huế làm nên giá trị của một nền văn hoá đặc sắc, đậm chất dân tộc.
GV: Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
HS: Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ
GV: Bên cạnh dân ca Huế, nước ta còn có dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Để biết được dân ca Huế có những nét độc đáo, riêng biệt gì so với các làn điệu dân ca khác, chúng ta cùng nhau sang phần tiếp theo.
Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc sắc của ca Huế.
Gọi HS đọc lại đoạn 2.
GV: Về cách thức biểu diễn, dàn nhạc, ca công, nhạc công mang những đặc điểm gì?
HS: - Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, dầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.
 - Các nhạc công dùng các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn, mổ, vỗ , vả, bấm, day, chớp , búng, ngón phi , ngón rãi.
 - Dàn nhạc:Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
GV: Qua đó em có nhận xét gì về trang phục và cách thức biểu diễn ?
HS: Thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc.
GV: Cách biểu diễn độc đáo đòi hỏi phải có cách thưởng thức đặc biệt. Vậy nghe ca Huế được diễn ra trong khung cảnh thời gian, không gian như thế nào? 
HS: - Thời gian: Đêm , màn sương dày đặc, thành phố lên đèn như sao sa.
 - Không gian: Con thuyền bồng bềnh trôi trên dòng sông trăng gợn sóng.
GV: Quang cảnh sông nước ở đây như thế nào?
HS: Quang cảnh sông nước đẹp huyền ảo , thơ mộng
GV: Em có nhận xét gì về cách thưởng thức ca Huế?
HS: Cách thưởng thức vừa dân dã , vừa sang trọng , ca Huế đã đạt đến mức hoàn thiện trong cách thưởng thức.
GV: Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
HS: Dùng phép liệt kê dẫn chứng , miêu tả kết hợp với biểu cảm.
GV: Cã thÓ nãi ®©y lµ mét thó thëng thøc ©m nh¹c rÊt sµnh ®iÖu, tao nh· vµ ®Æc biÖt v× chØ cã vua chóa míi cã ®ñ ®iÒu kiÖn tæ chøc nh÷ng ®ªm ca HuÕ như thÕ. Ngµy nay chóng ta cã ®îc may m¾n ®Ó thëng thøc vµ c¶m nhËn nÒn d©n ca ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc nµy...
GV: Các em hãy quan sát bức tranh “Thuyền rồng trên sông Hương”, em có cảm nhận gì về bức tranh này?
HS: Bức tranh là hình ảnh cây cầu bắc ngang dòng sông Hương, trên dòng sông thơ mộng là hình ảnh chiếc thuyền rồng, nơi mà mọi người biểu diễn và thưởng thức ca Huế. Thưởng thức ca Huế trên một con thuyền rồng , trên dòng Hương Giang thơ mộng khác hẳn cách thưởng thức ca nhạc trên sân khấu hay qua băng đĩa. Giữa người chơi và người thưởng thức có mối quan hệ giao hoà thuyệt đối, sự gần gũi cộng hưởng kết hợp với cảnh sông nước mênh mông mới thấy hết cái hay của ca Huế.Rõ ràng, ca Huế đã đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện trong cách chơi và cách thưởng thức.
GV: Theo dõi đoạn “ Ca Huế được hình thành......quyến rũ” cho biết Ca Huế được hình thành từ đâu? Qua đó cho thấy tính chất nổi bật nào của Huế ?
HS: Kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc cung đình:
- Nhạc dân gian: Là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí..... bắt nguồn trong cuộc sống lao động , sinh hoạt của con người, nên thường sôi nổi , lạc quan , vui tươi.
- Nhạc cung đình, nhã nhạc: Là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng , uy nghi.
GV: Khi viết “ Không gian như lắng đọng , thời gian như sâu thẳm”, tác giả muốn cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ?
HS: Khiến người nghe quên cả không gian , thời gian , chỉ cảm thấy tình người . Ca huế làm giàu tâm hồn con người. Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
GV: Qua văn bản này, em hiểu gì thêm về vẻ đẹp của xứ Huế ? Qua đó em có tình cảm gì với xư Huế ?
HS: Xứ Huế không những nổi tiếng về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn nổi tiếng về sản phẩm văn hóa độc đáo, một trong những sản phẩm đó là ca Huế. Con người Huế nội tâm thật phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thẳm.
Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, một sản phẩm văn hóa phi vật thể. Rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. (5 phút)
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật.
GV: Qua tìm hiểu và phân tích, em hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật của văn bản?
HS: - Viết theo thể bút kí.
 - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
GV: Em hãy nâu ý nghĩa văn bản?
HS: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn HS làm luyện tập. ( 7phút)
Thảo luận nhóm nhỏ. (2 bạn cùng bàn)
GV: Tại sao có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã?
HS: Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian , chỉ còn thấy tình người. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp huyền diệu, sang trọng , thanh tao của nó.ca Huế mã quyến rũ người nghe bởi vẻ đẹphuyền diệu, sang trọng, tao nhã, duyên dáng
từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến cách trang điểm, ăn mặc.
Do đó, có thể nói : Nghe ca Huế là một thú tao nhã.
 I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
 1.Đọc:
 2. Tìm hiểu chú thích:
 a. Tác giả: Hà Ánh Minh.
 b. Tác phẩm:
 - Đăng trên báo “ Người Hà Nội”.
 - Kiểu văn bản: Nhật dụng.
 - Thể loại: Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
 c. Bố cục: 2 phần.
 II. Đọc- Tìm hiểu văn bản:
 1/ Nội dung:
 a. Huế- Cái nôi của dân ca.
 - Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, thấm thía về nội dung tình cảm: Hò trên sông , lúc cấy , lúc cày , chăn tằm , trồng cây
 - Nhiều điệu lí : lí hoài nam , lí hoài xuân 
 - Thể hiện đời sống nội tâm của con người.
=> Phép liệt kê , thể hiện được sự phong phú về làn điệu, mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.
 b. Những đặc sắc của ca Huế.
 - Cách thức biểu diễn:
 + Ca công: Lịch sự, duyên dáng, trẻ.
 + Nhạc công: Điêu luyện, dùng nhiều ngón đàn trau chuốt.
 + Dàn nhạc: Đàn tranh , đàn nguyệt, tì bà , đàn bầu.
=>Thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc.
 - Cách thức thưởng thức:
 + Thời gian: Đêm khuya.
 + Không gian: Trên con thuyền rồng, bồng bềnh trên sông.
 - Quang cảnh sông nước đẹp huyền ảo , thơ mộng.
=>Cách thưởng thức độc đáo.
 - Dùng phép liệt kê dẫn chứng , miêu tả kết hợp với biểu cảm.
 - Sự hình thành của ca Huế: Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình nhã nhạc trang trọng uy nghi.
 - Nghe ca Huế là thú vui tao nhã.
 2/ Nghệ thuật:
 - Viết theo thể bút kí.
 - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
 3/ Ý nghĩa văn bản:
 Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc.
 III. Luyện tập:
 4. Tổng kết: (Củng cố và rút gọn kiến thức)
 Chon câu trả lời em cho là đúng nhất. 
 Câu 1: Nội dung chính của văn bản “ca Huế trên sông Hương” là gì?
 A: Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh Huế.
 B: Ca ngơị vẻ đẹp của một hình thức sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế.
 C: Ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái Huế.
 D. Cả A và B đều đúng.
 Đáp án: C
 Câu 2 : Ca Huế được hình thành từ đâu ?
 A. Nhạc dân gian.
 B. Nhạc cung đình.
 C. Nhạc thính phòng.
 D. Cả A và B đều đúng.
 Đáp án: D
 Câu 3: Nghệ thuật chính của văn bản “ca Huế trên sông Hương” là:
 A. Liệt kê
 B. Miêu tả
 C. Bình luận
 D . Cả A, B, C đều đúng.
 Đáp án: D
 5. Hướng dẫn học tập: ( Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà)
 * Đối với bài vừa học:
 - Học thuộc ghi nhớ và nội dung bài ghi.
 - Thống kê lại những làn điệu dân ca Huế và tên những nhạc cụ được nhắc đến trong bài để thấy được sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.
 - Sưu tầm thêm những làn điệu dân ca mà em biết.
 - Tìm hiểu và học thuộc những làn điệu dân ca ở địa phương em.
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài: “Quan Âm Thị Kính”.
 - Chú ý:
 + Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 + Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó.
 + Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn Nỗi oan hại chồng.
 + Trả lời các câu hỏi SGK/120.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD
PHÊ DUYỆT CỦA GVHD

File đính kèm:

  • docxBai_28_Ca_Hue_tren_song_Huong.docx
Giáo án liên quan