Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Thanh Trúc

*Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học quy trình về cách làm một bài văn lập luận chứng minh vậy nó có gì khác so với quy trình cách làm một bài văn lập luận lập giải thích. Để biết được hai kiểu bài này có những đặc thù riêng biệt nào, hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài Cách làm bài văn lập luận giải thích.

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.

Gọi học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi.

Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

? Đề bài đặt ra yêu cầu gì?

- Giải thích câu tục ngữ đó.

? Đề thuộc kiểu loại nào?

- Thể loại: giải thích.

? Em hãy xác định nội dung đề văn yêu cầu?

- Nội dung làm sáng tỏ về vấn đề câu tục ngữ yêu cầu.

? Người làm bài có cần giải thích tại sao đi một ngày đàng có thể học một sàng khôn không? Vì sao?

- Cần làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ (liên hệ giải thích).

- Em làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ?

- Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách, tra từ điển.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Thanh Trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Bài 26 - Tiết: 107 
Tuần: 28 
Ngày dạy: 4/3/2015 
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
 - Học sinh hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
 - Học sinh biết những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh lúc làm bài.
1.2 Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn lập luận giải thích.
1.3 Thái độ:
 - Giáo viên tinh thần tự học cho các em. 
2. TRỌNG TÂM:
 - Hệ thống những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải thích) để dễ dàng nắm được cách làm bài nghị luận giải thích.
 - Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh lúc làm bài.
3. CHUẨN BỊ: 
2.1 Giáo viên: giáo án, bảng phụ
2.2 Học sinh: vở học, vở soạn, SGK,
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là giải thích trong văn nghị luận?
	- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
Câu 2: Em hãy nhắc lại quy trình tạo lập văn bản nói chung?
Quy trình:
+ Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Bước 2: Lập dàn bài.
+ Bước 3: Viết đoạn văn, bài văn.
+ Đọc lại và sửa chữa.
4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học quy trình về cách làm một bài văn lập luận chứng minh vậy nó có gì khác so với quy trình cách làm một bài văn lập luận lập giải thích. Để biết được hai kiểu bài này có những đặc thù riêng biệt nào, hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài Cách làm bài văn lập luận giải thích.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
Gọi học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi.
Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
? Đề bài đặt ra yêu cầu gì?
- Giải thích câu tục ngữ đó.
? Đề thuộc kiểu loại nào?
- Thể loại: giải thích.
? Em hãy xác định nội dung đề văn yêu cầu?
- Nội dung làm sáng tỏ về vấn đề câu tục ngữ yêu cầu.
? Người làm bài có cần giải thích tại sao đi một ngày đàng có thể học một sàng khôn không? Vì sao?
- Cần làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ (liên hệ giải thích).
- Em làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ?
- Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách, tra từ điển.
? Em rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu đề và tìm ý cho một bài văn lập luận giải thích.
- Xác định thể loại, nội dung mà đề bài yêu cầu, để tìm ý ta có thể liên hệ với những câu ca dao tục ngữ tương tự hoặc đặt ra một số câu hỏi rồi giải quyết.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi (3’) và trả lời các câu hỏi:
? Theo em một bài văn lập luận giải thích gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- Gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
? Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải đạt yêu cầu gì? 
- Mở bài: Mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.
? Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì?
- Thân bài: trình bày nội dung giải thích ý nghĩa.
 ? Theo em ta nên sắp xếp những ý đã tìm được như thế nào để bài văn lập luận trở nên dễ hiểu với người đọc?
- Ta sắp xếp theo một trình tự nhất định. Nắm vững vấn đề cần giải thích.
? Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích cần làm nhiệm vụ gì?
- Nêu ý nghĩa vấn đề cần giải thích.
- Các nhóm trình bày, bổ sung, giáo viên nhận xét, chốt ý.
Cho HS suy nghĩ viết thêm một số mở bài khác.
? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không?
- Có. Vì nó nêu được vấn đề.
? Có phải đối với mỗi bài văn chỉ có một cách mở bài duy nhất không?
- Có nhiều cách mở bài khác nhau.
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài ?
- Dùng từ: thật vậy, đúng như vậy, quả không sai...
? Theo em thân bài viết như thế nào?
- Thân bài viết thành nhiều đoạn. Mỗi đoạn là một luận điểm được triển khai từ đề bài.
? Nội dung phần kết bài viết như thế nào?
- Ý nghĩa điều cần giải thích. Rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
? Có phải đối với mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất hay không?
- Không. 
? Sau khi viết xong một bài văn chúng ta phải làm gì? 
- Xem xét, chỉnh sửa bài làm.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/86
Hướng dẫn 2: Luyện tập:
- Gọi HS đọc bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Học sinh thảo luận nhóm, trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
A.Tìm hiểu chung:
I.Các bước làm bài tập lập luận giải thích:
Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đề yêu cầu giải thích.
2. Lập dàn bài: 3 phần.
 SGK/84.
3. Viết bài:
a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài khác nhau.
- Đi thẳng vào vấn đề.
- Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
- Nhìn từ chung tới riêng.
b. Thân bài: Có thể viết nhiều đoạn trong phần thân bài, mỗi cách viết phần mở bài sẽ có cách viết phần thân bài thích hợp.
c. Kết bài: Ý nghĩa của điều được giải thích.
4. Đọc lại và sửa chữa:
Ghi nhớ: SGK/86.	
B. Luyện tập :
Học sinh viết thêm các kết bài khác nhau.
*Viết thêm các đoạn KB khác cho đề trên.
4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu 1: Bài văn lập luận giải thích gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
 - Gồm ba phần.
 + Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
 + Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
 + Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người.
 Câu 2: Với một đề văn giải thích, chỉ có một cách giải thích vấn đề. Điều đó đúng hay sai?
Đúng .
Sai.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
 *Đối với bài học ở tiết học này:
 - Nắm được nội dung và phương pháp giải thích trong văn bản viết theo phương pháp lập luận giải thích.
 - Học thuộc ghi nhớ SGK/86.
 *Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 - Soạn bài “ Luyện tập lập luận giải thích”. 
 - Nghiên cứu đề bài trong sách giáo khoa.
 - Có thể viết trước đoạn văn về đề bài trước.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung: 
- Phương pháp:
.
- Sử dụng ĐDDH: 

File đính kèm:

  • docCach_lam_bai_van_lap_luan_giai_thich.doc
Giáo án liên quan