Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 103: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Học sinh đọc văn bản : Lòng khiêm tốn .
? Bài văn giải thích về vấn đề gì và giải thích như thế nào ?
( Bài văn giải thích vấn đề lòng khiêm tốn , giải thích bằng cách so sánh với các sự việc , hiện tượng trong đời sống hàng ngày ) .
? Bài văn giải thích vấn đề “ Lòng khiêm tốn” bằng cách nào ?
( Nêu định nghĩa , kể ra các biểu hiện của lòng khiêm tốn , chỉ ra các mặt lợi , hại của lòng khiêm tốn . . . )
TUẦN26 Ngày soạn:3/3/2010 TIẾT 103 Ngày dạy:5/3/2010 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích. 2.Kĩ năng - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giả thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh. C.PHƯƠNG PHÁP: D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp : 2. Bài cũ : Học sinh nhắc lại kiến thức về văn nghị luận chứng minh . 3. Bài mới : Giáo viên dựa vào những điều cần lưu ý ở Sách giáo viên giới thiệu cho học sinh về giải thích và giải thích trong văn nghị luận . ( SGV / 96 , 97 ) ? Trong đời sống hàng ngày , giải thích là làm cho hiểu rõ một đìeu gì đó . Còn trong văn nghị luận giải thích là thế nào ? Giáo viên : Giải thích trong văn nghị luận là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giảng giải , phân tích một khái niệm hay một nhận định nào đó về tư tưởng , về đạo lí , phẩm chất , quan hệ . . . nhằm làm cho người đọc hiểu rõ nội dung ý nghĩa của khái niệm , nhận định ấy . Từ đó , nó nâng cao nhận thức , trí tuệ và bồi dưỡng tư tưởng , tình cảm cho con người . Học sinh đọc văn bản : Lòng khiêm tốn . ? Bài văn giải thích về vấn đề gì và giải thích như thế nào ? ( Bài văn giải thích vấn đề lòng khiêm tốn , giải thích bằng cách so sánh với các sự việc , hiện tượng trong đời sống hàng ngày ) . ? Bài văn giải thích vấn đề “ Lòng khiêm tốn” bằng cách nào ? ( Nêu định nghĩa , kể ra các biểu hiện của lòng khiêm tốn , chỉ ra các mặt lợi , hại của lòng khiêm tốn . . . ) ? Liệt kê các biểu hiện đối lập với khiêm tốn có phải là cách giải thích không ? Vì sao ? ? Việc chỉ ra cái lợi , cái hại của lòng khiêm tốn có phải là giải thích không ? Vì sao ? ?Qua việc tìm hiểu trên,em hiểu thế nào là lập luận giải thích ? Ghi nhớ / SGK Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập phần luyện tập . I/ Mục đích và phương pháp giải thích ? 1.Ví dụ 2. Ghi nhớ : II. Hướng dẫn tự học - Nắm được đặc điểm kiểu bài nghị luận giải thích. - Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập. II/ Luyện tập : Bài tập / SGK . Nhận diện vấn đề giải thích và phương pháp giải thích : Hướng dẫn : _ Đọc kĩ bài văn giải thích trong SGK . _ Chỉ ra vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích . Bài : Lòng nhân đạo . Giải thích rõ về lòng nhân đạo và lòng thương người . Tác giả đã giải thích bằng các cách : Kể ra biểu hiện cụ thể của lòng nhân đạo , so sánh đối chiếu giữa lòng thương người và lòng nhân đạo , chỉ ra cái lợi của lòng nhân đạo trong việc tạo ra lòng kính yêu và mến phục của quần chúng đối với mình .
File đính kèm:
- 104- tim hieu chung ve phep lap luan giai thich.doc