Giáo án Ngữ văn 7 - Ngô Thị Quế

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số biện pháp nghệ thuật của bài ca dao tình yêu quê hương, đất nước, con người.

2. Kỹ năng

 Kĩ năng bài dạy:

- Đọc- hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình đồng thời phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương đất nước con người.

Kĩ năng sống

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi bài ca dao.

- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài ca dao.

 

doc254 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Ngô Thị Quế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
- Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
3. Thái độ
 Thêm lòng yêu quê hương, đất nước.
II. Phương pháp, kĩ thuật
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình. Kĩ thuật động não
III. Chuẩn bị 
- GV: SGK, SGV, bài soạn, TLTK.
- HS: Soạn bài
IV. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài “Xa ngắm thác Núi Lư” của Lí Bạch và phân tích ?
* Đáp án: HS đọc thuộc lòng và phân tích làm nổi bật nội dung của tác phẩm vẻ đẹp của thác núi Lư và tình cảm của nhà thơ trước cảnh đẹp của quê hương đất nước…
V. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Sống nơi thị thành chan hoà ánh điện người ta thường thờ ơ với ánh trăng hoặc khó thấy hết vẻ đẹp và ý nghĩa của vầng trăng. Thế nhưng với các thi nhân trăng lại là đề tài muôn thuở để gửi gắm lòng mình. Lí Bạch đã giúp ta hiểu được điều đó qua bài thơ “Cảm nghĩ...”
Hoạt động của thầy và trò
 Hoạt động 1: (7’) PP vấn đáp . Kĩ thuật động não
? Nhắc lại những nét lớn về Lí Bạch?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Giống bài nào đã học?
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt -> Giống bài “Phò giá về Kinh”
*GV: Cũng có ý kiến cho rằng bài thơ thuộc thơ cổ thể (xuất hiện trước thơ Đường) vì không phối hợp các thanh điệu trong mỗi câu và cặp câu theo luật bằng trắc của thơ Đường luật.
Nội dung kiến thức
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm 
- Hoàn cảnh: Viết trong thời gian xa quê vào một đêm trăng sáng
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt
3. Đọc - tìm hiểu chú thích
4. Kết cấu - bố cục
- Bố cục: 2 phần
II. Đọc - hiểu văn bản
3. Phâ3 
1. Hai câu thơ đầu:
- Tác giả ngỡ ngàng, bồi hồi trước cảnh đêm trăng sáng, đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh
 Hoạt động 2: ( 22’) PP vấn đáp, phân tích giảng bình Kĩ thuật động não
*GV hướng dẫn cách đọc: ngắt nhịp 2/3 chậm, buồn
- GV đọc mẫu-> gọi 2 HS đọc lại
- Yêu cầu HS giải thích một số từ khó.
? Bài thơ được chia làm mấy phần ?
2 phần : + 2 câu thơ đầu,
 + 2 câu thơ cuối
? Bài thơ kết hợp phương thức miêu tả, biểu cảm. Vậy phương thức nào là mục đích? Phương thức nào là phương tiện?
*GV: 4 câu thơ đan xen,vừa tả cảnh vừa biểu hiện tình cảm của tác giả. Cảnh và tình quan hệ khăng khít trong từng cặp câu thật khó tách bạch
* Yêu cầu HS theo dõi 2 câu đầu
? Nội dung của 2 câu đầu là gì?
- Tả trăng sáng -> vẽ chân dung -> bộc lộ tâm trạng của tác giả.
? Em hiểu “Sàng” nghĩa là gì? Qua đó gợi cho em điều gì về hành động của chủ thể?
- Sàng (giường) -> nhà thơ nằm trên giường không ngủ được nên nhìn ánh trăng xuyên qua cửa
? Trăng được gợi tả như thế nào trong 2 câu thơ đầu?
- ánh trăng sáng (minh nguyệt quang)
Khác nào sương trên mặt đất (địa thượng sương)
? Trăng tiếp tục được gợi tả như thế nào ở câu 3?
- Minh nguyệt -> vầng trăng sáng
? Từ “minh nguyệt” lặp lại 2 lần có tác dụng gì?
- Trăng như sương trên mặt đất, trăng sáng loáng trên bầu trời -> cảnh đêm trăng sáng đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh...
*GV: Cả một không gian tràn ngập ánh trăng. Trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm khuya vắng lặng là chất liệu để tạo nên vần thơ dào dạt.
? Qua miêu tả trăng như thế, em thấy điều gì ở tác giả
- Tâm trạng ngỡ ngàng, bồi hồi
- Câu 1, 3 tả trăng bằng trực giác, câu 2 tả bằng cảm giác
=> Một không gian nghệ thuật vừa thực, huyền ảo lung linh -> gợi tả 1 tâm trạng, 1 tình cảm yêu quý, thân thiện gần gũi với thiên nhiên
GV Chuyển ý: Đêm thanh tĩnh ấy gợi tình quê của con người
Yêu cầu HS đọc 2 câu cuối.
? Vì sao nhìn trăng tác giả lại nhớ quê?
- Tác giả đang xa quê, trong đêm thanh tĩnh chỉ có trăng và tác giả. Dùng trăng để tả nỗi nhớ quê là đề tài quen thuộc của thơ cổ “vọng nguyệt hoài hương”
? Phân tích 2 câu 3, 4
- Phép đối: 2 tư thế: ngẩng đầu >< cúi đầu
 2 tâm trạng: nhìn >< nhớ
 2 đối tượng: trăng sáng >< cố hương
=> yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết
? Theo em “nhớ cố hương” là thế nào?
- Nhớ gia đình, người thân, nhớ thời thơ ấu, nhớ bao mộng tưởng và kỉ niệm đẹp, nhớ những thăng trầm của một đời người
? Vậy, với tác giả, đây là ánh trăng của hiện tại hay còn là ánh trăng của ngày xưa ở quê nhà? Dụng ý?
- Gợi nhớ đêm trăng xưa ở quê, gợi nỗi lòng nhớ quê.
*GV: ánh trăng hiện tại là ánh trăng gợi nhớ gợi sầu, vấn vương một hoài niệm, làm sống dậy bao bâng khuâng của một hồn thơ, một tình quê man mác. Trăng lênh láng tràn ngập cho hồn thơ bay lên
? Hình ảnh “cúi đầu nhớ cố hương” gợi em suy nghĩ gì về cuộc đời tác giả, tình cảm quê hương của con người?
- Cảm thương cuộc đời phiêu bạt, thiếu quê hương của tác giả -> sự bền chặt mãi mãi của tình cảm quê hương trong tâm hồn con người
? Tại sao bài thơ được đánh giá là bài thơ “Trăng tuyệt bút”
2. Hai câu thơ cuối
- Nhà thơ bày tỏ tấm lòng yêu quê mãi mãi như vầng trăng sáng
? Bài thơ giúp em hiểu gì về tâm hồn, tài năng của nhà thơ?
? Tác giả đã sử dụng những bút pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật nội dung?
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, đơn giản mà chắt lọc
- Hình tượng hoa lệ, cảm xúc mênh mang
-> thể hiện một cách nhịp nhàng mà thấm thía tình cảm quê hương
 Hoạt động 3: (5’)
- HS làm ra phiếu học tập
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên bình dị.Sử dụng biện pháp đối (Số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc cú pháp từ loại ở các chữ ở các vế tương ứng với nhau.
2. Nội dung: 
Bài thơ thể hiện nỗi lòng đối với quê hương da diết sâu nặngtrong tâm hồn tình cảm của người xa quê.
3. Ghi nhớ: sgk(121)
IV. Luyện tập
1. Đọc diễn cảm bài thơ
2. Viết một đoạn văn ngắn thể hiện tình yêu quê hương của em
VI. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ
2. Dặn dò
- Học bài, tập phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ
- Chuẩn bị: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê...
*********************************************************************
 Ngày soạn: 25/10/2013
 Ngày giảng: /10/2013
Tiết 38 - Văn bản:
 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
	 - Hạ Tri Chương - 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hà Tri Chương. Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ, nét độc đáo về tứ của bài thơ. Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng bền chặt suốt cả cuộc đời 
2. Kỹ năng 
Kĩ năng bài dạy:
- Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng việt. Nhận ra nghệ thuật đối trong thơ đường. Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ & bản phiên âm chữ hán, phân tích tác phẩm. 
Kĩ năng sống: 
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
- Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
3. Thái độ 
Thêm yêu quê hương đất nước.
II. Phương pháp, kĩ thuật
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình, Kĩ thuật động não
III.Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.
- HS: Soạn bài
IV. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc diễn cảm và phân tích bài: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”? Và phân tích 2 câu thơ đầu ?
- Đáp án: Đọc diễn cảm và phân tích làm nổi bật rõ ND của hai câu thơ đầu: Cảnh đêm trăng thanh tĩnh ánh trăng như sương mờ ảo tràn ngập khắp phòng tác giả ngắm trăng cảm nhận về ánh trăng ‘‘ngỡ là sương trên mặt đất’’…
V. Tiến trình giờ dạy
 Giới thiệu bài: Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của thi tiên Lý Bạch. Bài thơ viết khi ông trở về quê nhà... 
Hoạt động của thầy và trò
 Hoạt động 1: ( 10’) PP vấn đáp, Kĩ thuật động não
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Ông đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được Hoàng đế Đường Thái Tông trọng vọng
- 86 tuổi ông về quê, một năm sau thì mất
- Thơ ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm bộc lộ một trái tìm hồn hậu, đáng yêu
GV hướng dẫn HS cách đọc
- Nhịp 4/3; riêng câu 4 (2/5)
- Giọng chậm / buồn
- Câu 3: ngạc nhiên, câu 4: Cao giọng
- GV đọc 1 lần sau đó gọi HS đọc lại
- Gọi HS giải thích một số từ khó
? Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
- Biểu cảm thông qua tự sự.
? Bài thơ chia làm mấy phần ?
- 2 phần : + 2 câu thơ đầu.
 + 2 câu thơ cuối.
Nội dung kiến thức
I. Đọc, tìm hiểu chung
1.Tác giả: (659-744)
Quê: tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc Ông là người học rộng hiểu sâu.
2. Tác phẩm 
- Là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
3. Đọc - tìm hiểu chú thích
4. Bố cục:
 Hoạt động 2: ( 20’)
 PP vấn đáp, phân tích giảng bình, Kĩ thuật động não
? Em hiểu như thế nào về “ngẫu nhiên”?
- Ngẫu nhiên viết: vì thời gian không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà.
? Có gì đặc biệt trong lần về quê này?
- Sau 50 năm xa quê
- Lần về quê cuối cùng của tác giả?
? Tác giả nghĩ gì về cuộc đời mình trong lúc về quê?
- Nghĩ về tuổi trẻ trong quá khứ, tuổi già trong hiện tại và tình quê không thay đổi
- Câu1: kể; Câu 2: miêu tả
? Hãy giải thích phép đối trong câu 1 và cho biết tác dụng?
- Đối vế: Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi
- Đối từ loại: Thiếu tiểu >< lão đại (DT)
 li >< hồi ( ĐT)
- Đối cú pháp: mỗi vế là một cụm ( C- V )
=>làm rõ sự việc đi - về của tác giả, nêu bật ý nghĩa trở về của tác giả, tạo nhạc điệu câu đối cho lời thơ
? Em hiểu “giọng quê” nghĩa là gì?
- Là chất quê, hồn quê biểu hiện qua giọng nói 
-> “Giọng quê không đổi” -> giọng nói vẫn mang bản sắc chất quê, hồn quê không hề thay đổi
? Cho biết tác dụng của phép đối lập ở câu 2?
- Tuổi tác thay đổi >< Tình quê hương không hề thay đổi
-> khẳng định sự bền bỉ trong tình cảm của con người đối với quê hương
? Qua miêu tả “Tóc đã khác bao” em hiểu tâm trạng của tác giả như thế nào?
- Buồn sâu xa vì tuổi già không còn được gắn bó lâu dài với quê hương
? Tình quê hương được bộc lộ như thế nào qua 2 câu đầu?
*GV: Với phương thức biểu cảm giao tiếp, ngôn từ và hình ảnh nhẹ nhàng cất lên, thấm thía biết bao cảm xúc dường như ẩn chứa cả tiếng thở dài của tác giả...
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hai câu đầu
- Tình quê hương đậm đà bền chặt trong cuộc đời tác giả và cuộc đời mỗi con người
* Gọi HS đọc 2 câu cuối
? Vì sao tác giả thân thiện ngay với những đứa trẻ không quen biết mình? ấn tượng rõ nhất về bọn trẻ làng là gì? Tại sao?
- Vì bọn trẻ làng là sự sống của làng, là hình ảnh tương lai của làng -> tác giả là người yêu quê nên yêu lũ trẻ làng
- ấn tượng về lũ trẻ làng là tiếng cười và giọng nói hồn nhiên tươi sáng
=> Vì gợi lên bản sắc quen thuộc và tốt đẹp của quê hương hay thời niên thiếu với những kỉ niệm đẹp của tác giả
? Thử hình dung cảm xúc của tác giả khi đặt chân về quê lại được bọn trẻ chào như khách lạ?
- Vui vì bọn trẻ hồn nhiên, ngoan ngoãn
- Buồn: vì xa quê quá lâu nên thành người xa lạ trong con mắt lũ trẻ làng
? Hình ảnh bọn trẻ có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?
- Gợi vui, buồn và hi vọng -> khẳng định tình yêu quê hương thắm thiết, bền bỉ của tác giả
*GV bình: Tình huống và giọng điệu của 2 câu cuối vừa hài, vừa bi như muốn cười ra nước mắt...
? Phương thức biểu cảm của bài thơ này có điểm gì khác so với bài thơ trước?
- Biểu cảm giao tiếp qua kể và tả
? Bài thơ đã bộc lộ vẻ đẹp nào trong tâm hồn con người
- Vẻ đẹp tâm hồn, chung thuỷ với quê hương
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
GV chốt bằng ghi nhớ
 Hoạt động 3: (5’)
- HS trình bày miệng
? Qua hai bài thơ của Lí Bạch và Hạ Tri Chương em cảm nhận được tình cảm thiêng liêng nào của con người?
2. Hai câu cuối
- Khẳng định tình yêu quê hương thắm thiết, bền bỉ cùng năm tháng
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
Tác giả sử dụng các yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo, sử dụng biện pháp tiểu đối có hiệu quả. Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu thơ cuối
2. Nội dung
Bài thơ giúp người đọc hiểu được tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng nhất của con người
3. Ghi nhớ: sgk(128)
IV. Luyện tập
 - Tình yêu quê hương không thể thiếu vắng trong cuộc đời của mỗi con người
VI. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- Nêu vài cảm nhận của em về nội dung - nghệ thuật của bài thơ
2. Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích bài thơ
- Chuẩn bị: + Bài ca nhà tranh bị gió thu phá nát
 	 + Từ trái nghĩa
*********************************************************************
 Ngày soạn: 26/10/2013
 Ngày giảng: /10/2013	Tiết 39:
Từ trái nghĩa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
 Giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa.
2. Kỹ năng 
Kỹ năng bài dạy: 
Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa. 
 Kỹ năng sống: 
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các từ đồng nghĩa
3. Thái độ
HS có ý thức sử dụng từ trái nghĩa.
II. Phương pháp, kĩ thuật
- Phát vấn câu hỏi , qui nạp, Kĩ thuật động não
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng các từ đồng nghĩa.
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ đồng nghĩa theo những tình huống cụ thể.
- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.
III.Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, bài soạn, TLTK, bảng phụ
- HS: đọc bài, SGK, vở ghi.
IV. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Nêu cách sử dụng? Bài tập 8 (117)
Đáp án: TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .Một từ đồng nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Cách sử dụng Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau nên khi nói hoặc viết cần lựa chịn các từ đồng nghĩa phải phù hợp sắc tháI biểu cảm….
V. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:(10’)
Phát vấn câu hỏi, qui nạp, Kĩ thuật động não
? ở tiểu học các em đã được học về từ trái nghĩa. Vậy hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bài thơ?
- GV treo bảng phụ chép 2 bài thơ
- Gọi HS đọc và tìm từ trái nghĩa
a) Ngẩng - Cúi: Trái nghĩa về hành động
b) Trẻ - Già: Trái nghĩa về tuổi tác
c) Đi - Trở lại: Trái nghĩa về sự di chuyển
* Yêu cầu HS quan sát VD 2 ở bảng phụ
? Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp
- Già Rau già >< rau non
 Cau non >< cau non
 Tuổi già >< tuổi trẻ
- VD khác
 Lành Vị thuốc (lành) >< độc
 Tính (lành) >< dữ
 áo (lành) >< rách
 Bát (lành) >< mẻ, vỡ
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các cặp từ trên?
- Nghĩa trái ngược nhau
*GV: Sự trái nghĩa của từ xét trên một cơ sở chung nào đó như trái nghĩa về chiều dài, rộng, cao...
?) Các từ “già”, “lành” thuộc loại từ gì?Nhận xét?
- Là từ nhiều nghĩa -> từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
? Hãy tìm từ 1 -> 2 cặp từ trái nghĩa. Đặt câu?
- HS nêu -> GV nhận xét uốn nắn...
*GV: Các cặp từ trái nghĩa chiếm đa số còn DT, ĐT thì ít hơn. Các cặp từ trái nghĩa thường có k/n tổ hợp cú pháp giống nhau
Nội dung kiến thức
I. Thế nào là từ trái nghĩa
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Các từ trên có nghĩa trái ngược nhau
- Các nghĩa của từ nhiều nghĩa tạo thành nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
3. Ghi nhớ 1: sgk
Hoạt động 2:(7’)
Phát vấn câu hỏi , qui nạp ,Kĩ thuật động não
? Trong 2 bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- Làm cho câu thơ sinh động, tư tưởng, tình cảm được bộc lộ một cách sâu sắc
GV: Phép đối tạo nên tính cân xứng trong thơ văn. Có 2 cách đối
+ Đối cân
+ Đối tương phản (nghịch đối)
-> muốn tạo ra nghịch đối phải dùng từ trái nghĩa
VD: Chết vinh còn hơn sống nhục
? Tìm một số từ trái nghĩa trong các thành ngữ mà em biết? Tác dụng?
- Lên thác xuống ghềnh
- Dấu đầu hở đuôi
- Khôn nhà dại chợ
- Nồi tròn vung méo
GV đưa thêm VD: Đoạn thơ trong bài “Tuổi 25” của Tố Hữu: “Thiếu tất cả.............
 ........... mạnh hơn cường bạo”
*HS đọc ghi nhớ 2 (128)
II. Sử dụng từ trái nghĩa
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Lời văn thêm sinh động
- Tạo hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh
3. Ghi nhớ 2: sgk
 Hoạt động 3:(17’) PP đàm thoại. Kĩ thuật động não
- HS trả lời miệng
- Gọi HS lên bảng làm
- HS trả lời miệng 5 thành ngữ
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn -> HS làm vào phiếu học tập
III. Luyện tập
Bài 1: ( 129)
- Lành >< ngắn
- Giàu >< ngày
- Sáng >< tối
Bài 2: ( 129)
a) Cá tươi – cá ươn 
ăn yếu – ăn khoẻ
 hoa tươi - hoa héo
học yếu – học giỏi
 b) Chữ xấu - chữ đẹp
 đất xấu - đất tốt
Bài 3 (129) 
a) mềm
d) mở
g) trọng
k) ráo
b) về
d) ngửa
h) đực
c) xa
e) phạt
i) cao
Bài 4 (129)
Viết đoạn văn
VI. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
2. Dặn dò
- Học bài, hoàn thiện các bài tậpcòn lại.
- Chuẩn bị: Đề 1, 3 trong bài luyện nói văn biểu cảm
*********************************************************************
 Ngày soạn: 26/10/2013
 Ngày giảng: /10/2013	
 Tiết 40 - Tập làm văn:
Luyện nói văn biểu cảm 
về sự vật - con người
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 HS biết cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn biểu cảm. Đồng thời những yêu cầu khi trình bày văn biểu cảm.
2. Kỹ năng 
Kỹ năng bài dạy
Lập ý, lập dàn ý bài văn BC về sự vật và con người. Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. 
Kỹ năng sống  
- Đặt mục tiêu, quản lí thời gian: chủ động, sẵn sàng trình bày trước lớp câu chuyện mà mình đã chuẩn bị theo thời gian cho phép và thể hiện rõ cảm xúc, cử chỉ, thái độ trong khi trình bày.
3. Thái độ 
 Có ý thức chuẩn bị, luyện nói trước lớp. 
II. Phương pháp 
- Học sinh xây dựng ý, trình bày trước lớp, Kĩ thuật động não
III. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, dàn bài mẫu
- HS: Lập bài bài đề 1, 3
IV. Kiểm tra bài cũ (1’)
Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh
V. Tiến trình giờ dạy
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: (5’)
Phương pháp đàm thoại, kĩ thuật động não
Nội dung kiến thức
I. Đề bài
Cảm nghĩ về thầy cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
1. Chuẩn bị
- HS xem lại dàn bài chuẩn bị ở nhà đảm bảo các ý sau
a. Mở bài:
- Giới thiệu thầy (cô): là giáo viên cấp 2 gắn bó thân thiết với em -> là người em yêu quý...
b. Thân bài: 
Kể và tả cụ thể về thầy cô
Hình dáng, phẩm chất:
- Không có gì đặc biệt ngoài ánh mắt dịu dàng, giọng nói ân cần, cử chỉ nhẹ nhàng như người mẹ...
- Tấm lòng vị tha, sự tận tuỵ, lòng yêu thương và hi sinh thầm lặng vì học sinh
* Với bản thân: một kỉ niệm vui ( hoặc buồn)
- Sự quan tâm của cô giáo về học tập, tu dưỡng của em...
c. Kết bài: Lòng yêu quý, biết ơn đối với thầy cô...
Hoạt động 2: (3’)
Phương pháp thuyết trình giảng giải
Yêu cầu
- Tác phong nhanh nhẹn, tự tin, lịch sự
- Nội dung đầy đủ, rõ ràng, giàu cảm xúc
- Diễn đạt: nói to, rõ, truyền cảm
Hoạt động 3: (31’)
Gọi HS trình bày miệng -> GV nhận xét và chữa.
II. Tiến hành
1) Chia nhóm trình bày: mỗi tổ một nhóm
- Mỗi HS trình bày một phần
2) Chọn 2 -> 4 HS nói tốt nhất lên trình bày
- Mỗi HS trình bày một phần
- GV nhận xét, uốn nắn
VI. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
- Ôn lại văn biểu cảm và cách làm
- Soạn: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
2. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau
 Ngày soạn: 26/10/2013
 Ngày giảng: /10/2013
Tiết 41- HDĐT-Văn bản:
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
	- Đỗ Phủ -
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
 Giúp HS hiểu được sơ giản về TG Đỗ Phủ, cảm nhận được Giá trị hiện thực phản ánh chân thực cuộc sống của con người. GT nhân đạo: Thể hiện hoài bão cao cả & sau sắc của Đỗ Phủ nhà thơ của những người nghèo khổ bất hạnh . Vai trò & ý nghĩa của yếu tố tự sự , miêu tả trong thơ trữ tình .Đặc điểm của bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ,
2. Kỹ năng 
 Kĩ năng bài dạy: 
- Đọc, hiểu VB thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng việt. Rèn kĩ năng đọc hiểu phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. 
Kĩ năng sống: 
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
- Suy n

File đính kèm:

  • docngu van 7 chuan KTKNQue.doc