Giáo án Ngữ văn 7 - Hướng dẫn đọc thêm - Văn bản: Sau phút chia ly (Trích Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)

Bài 1/VBT/71– Câu 1/92/sgk

? Vậy từ thể trường đoạn cú nguyên văn, Đoàn Thị Điểm đã thay đổi sang thể thơ nào? Em hãy nêu ra những đặc điểm của nó?

*GV: Như vậy, vần bằng được coi là vần chủ, nhịp chẵn là nhịp chính, thể song thất lục bát vì thế thường có âm hưởng đều đặn, trầm buồn, giàu nhạc điệu. Nó đặc biệt hiệu quả khi diễn đạt dòng cảm xúc miên man, nỗi buồn thương dai dẳng, day dứt như tâm trạng người chinh phụ trong khúc ngâm này.

? Đoạn thơ nói về tâm trạng của người chinh phụ khi nào?

*GV: Cuộc tiễn đưa trước đó, cũng có bịn rịn, lưu luyến “bước đi một bước, giây giây lại dừng”, cũng có buồn “đưa chàng lòng rười rượi buồn bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền”. Song nỗi buồn ấy chưa thấm thía, thậm chí còn bị át đi bởi niềm tự hào về vẻ đẹp kiêu hùng của người chồng:

 “Áo chàng đỏ tựa ráng pha

 Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”

Nhưng khi đối diện với sự trống vắng, người vợ trẻ đã bị nỗi cô đơn giày vò, tâm trạng buồn thương ngày một đeo đẳng, day dứt. Đây là một khúc đoạn tiêu biểu trong dòng cảm xúc buồn sầu triền miên đó.

? Chú thích một số từ: chàng, thiếp, các từ chỉ địa danh.

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Hướng dẫn đọc thêm - Văn bản: Sau phút chia ly (Trích Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
1/10/2015
Ngày dạy
7C5: 6/10/2015
7C11:11/10/2015
Hướng dẫn đọc thờm:
 Văn bản: sau phút chia ly
(Trích “Chinh phụ ngâm khúc” - Đặng Trần Côn)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được giỏ trị hiện thực, giỏ trị nhõn đạo và giỏ trị NT ngụn từ trong đoạn trớch.
II. TRỌNG TÂM: 
 1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của thể thơ song thất lục bỏt.
 - Sơ giản về “ Chinh phụ ngõm khỳc”, tỏc giả Đặng Trần Cụn, vấn đề người dịch 
“ Chinh phụ ngõm khỳc”. 
 - Niềm khỏt khao hạnh phỳc lứa đụi của người phụ nữ cú chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cỏo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.
 - Giỏ trị NT của một đoạn thơ dịch tỏc phẩm “ Chinh phụ ngõm khỳc”.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản viết theo thể ngõm khỳc.
- Phõn tớch NT tả cảnh, tả tõm trạng trong đoạn trớch thuộc tỏc phẩm dịch “ Chinh phụ ngõm khỳc”.
* Kỹ năng sống: Giao tiếp, hợp tác, ra quyết định.
3. Thỏi độ: Cảm thụng và trõn trọng với người phụ nữ trong xó hụi xưa
4. Định hướng phỏt triển năng lực hs:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
 - Năng lực riờng: 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực xử lớ thụng tin liờn quan đến văn bản
+ Năng lực giải quyết tỡnh huống
+ Năng lực đọc hiểu văn bản
+ Năng lực trỡnh bày suy nghĩ, cảm nhận cỏ nhõn về ý nghĩa của văn bản
+ Năng lực hợp tỏc, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
III. CHUẨN BỊ :
1. Giỏo viờn: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của GV và sgk.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
Bước I: Ổn định tổ chức (1’).
Bước II. Kiểm tra bài cũ: (2’) 
Bước III. Tổ chức dạy và học bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
* Mục tiờu: Tạo tõm thế và định hướng chỳ ý cho học sinh.
* Phương phỏp: Thuyết trình
* Kỹ thuật : Động não
* Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chỳ
-GV giới thiệu bài
- Học sinh lắng nghe và ghi tờn bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HèNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiờu :
- Hs nắm được thụng tin cơ bản về tỏc giả, tỏc phẩm.
- Hs nắm được cỏc giỏ trị của văn bản.
- Rốn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tỏc...
* Phương phỏp: Đọc diễn cảm, vấn đỏp, thuyết trỡnh, phõn tớch, giảng bỡnh, thảo luận nhúm.
* Kỹ thuật: Động nóo, giao việc, .
* Thời gian: 27- 30’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chỳ
I. TèM HIỂU CHUNG.
? Bài thơ cần đọc với giọng như thế nào?
GV: Cần đọc đúng thể thơ song thất lục bát:
+ Với cặp song thất, đọc theo nhịp 3/4;
+ Với cặp lục bát, tuỳ theo nhịp của từng câu thơ mà chọn cách ngắt nhịp phù hợp: Một số câu lục được viết theo thể 3/3:
Đoái trông theo/ đã cách ngăn
Bến Tiêu Tương/ cách Hàm Dương
Có câu lục nên ngắt với giọng 2/4:
Ngàn dâu/ xanh ngắt một màu
Các câu bát được viết theo nhiều nịp khác nhau: 4/4:
Tuôn màu mây biếc/ trải ngàn núi xanh
Nhịp 3/5:
Cây Hàm Dương/ cách tiêu tương mấy trùng
Gọi 2 – 3 H đọc
?Căn cứ vào phần chú thích (*), em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả và người vẫn được coi là dịch giả của Chinh phụ ngâm khúc?
? Bằng những hiểu biết của em về từ Hán Việt, em hãy nêu ý hiểu của mình về nhan đề của tác phẩm?
*GV: Khúc ngâm là một thể thơ dân tộc. Đối tượng thể hiện trong ngâm khúc không phải là cuộc sống bên ngoài mà là thế giới tâm hồn của người chinh phụ, trong đó có: luyến tiếc, nhớ nhung, lo lắng, oán trách, ước mơ, hi vọng, khát khao nhưng nổi bật vẫn là nỗi buồn đau khổ triền miên, vô hạn vì hạnh phúc của lứa đôi và tuổi trẻ bị tiêu tan, ngăn trở bởi những cuộc chiến tranh vô nghĩa.
Khi bản chữ Hán của Chinh phụ ngâm khúc ra đời khiến nhiều nhà nho phong kiến xúc động mạnh mẽ, không ít người đã dịch nó ra chữ Nôm để có thể phổ biến rộng rãi hơn, trong đó nổi bật hơn cả là bản dịch của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Niềm xúc cảm sâu xa cộng với tài năng văn chương vốn có đã khiến bà chuyển thể sang chữ Nôm thành công đến mức nó được nhiều người qua nhiều thế hệ say mê và học thuộc. 
Bác Hồ xem đây là một kiệt tác của thi ca dân tộc.
Bài 1/VBT/71– Câu 1/92/sgk
? Vậy từ thể trường đoạn cú nguyên văn, Đoàn Thị Điểm đã thay đổi sang thể thơ nào? Em hãy nêu ra những đặc điểm của nó?
*GV: Như vậy, vần bằng được coi là vần chủ, nhịp chẵn là nhịp chính, thể song thất lục bát vì thế thường có âm hưởng đều đặn, trầm buồn, giàu nhạc điệu. Nó đặc biệt hiệu quả khi diễn đạt dòng cảm xúc miên man, nỗi buồn thương dai dẳng, day dứt như tâm trạng người chinh phụ trong khúc ngâm này.
? Đoạn thơ nói về tâm trạng của người chinh phụ khi nào?
*GV: Cuộc tiễn đưa trước đó, cũng có bịn rịn, lưu luyến “bước đi một bước, giây giây lại dừng”, cũng có buồn “đưa chàng lòng rười rượi buồn bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền”. Song nỗi buồn ấy chưa thấm thía, thậm chí còn bị át đi bởi niềm tự hào về vẻ đẹp kiêu hùng của người chồng:
 “áo chàng đỏ tựa ráng pha
 Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”
Nhưng khi đối diện với sự trống vắng, người vợ trẻ đã bị nỗi cô đơn giày vò, tâm trạng buồn thương ngày một đeo đẳng, day dứt. Đây là một khúc đoạn tiêu biểu trong dòng cảm xúc buồn sầu triền miên đó.
? Chú thích một số từ: chàng, thiếp, các từ chỉ địa danh.
- HS trả lời
- Học sinh lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
-HS lắng nghe
- HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS quan sỏt chỳ thớch và trả lời
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích:
 a. Tác giả:
Đặng Trần Côn là người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Dịch giả:
Bản diễn Nôm này được coi là của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), một phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nhưng lại có ý kiến cho rằng là của Phan Huy ích.
b. Tác phẩm:
+ Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra trận.
- Thể thơ song thất lục bát. Song thất lục bát là thể thơ do người Việt Nam sáng tạo.
Gồm 2 câu 7 chữ (song thất) tiếp đến 2 câu 6 - 8 (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ năm của câu 7 dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu 7 vần với chữ cuối câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu câu 8, đều vần bằng. Chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 trên của khổ sau, cũng vần bằng.
- Đoạn trích nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia li.
c. Từ khó:
II. PHÂN TÍCH, CẮT NGHĨA.
Đọc 4 dòng thơ đầu.
? Nỗi lòng người chinh phụ được diễn đạt bằng những từ ngữ hình ảnh nào?
Bài 2/VBT/71 -Câu 2/92/sgk
? Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào ở đây?
? Nó đã có tác dụng gì khi thể hiện tình cảm và tâm tư người vợ trẻ?
* Những hành động diễn ra trong không gian trái ngược nhau góp phần khác hoạ đậm nét cảnh chia lìa, xa cách. Hai hành động đi – về đẩy 2 con người cùng trong một tổ ấm về 2 phía ngược chiều mà hướng nào cũng chỉ có một mình, cũng là sự đơn chiếc lẻ loi. Con người chàng – thiếp, kẻ lọt thỏm giữa không gian xa lạ, đầy bất trắc: cõi xa mưa gió; người đối mặt với không gian quen thuộc đến xót xa, không gian đầy ắp kỉ niệm hạnh phúc cũng chính là không gian nhắc nhở tình cảnh đơn chiếc, buồn tủi trong hiện tại.
? Trong mạch cảm xúc ấy, cảnh vật hiện ra ntn trong đôi mắt ngóng trông của người phụ nữ? Cảnh ấy gợi ra không gian ntn?
? Theo em, có phải là cảnh chỉ được quan sát bằng mắt nhìn? Người chinh phụ còn nhìn cảnh ấy bằng gì nữa?
- Đây không phải là cảnh thực mà là mượn cảnh để nói tình, mượn vật để nói người -> một cách diễn đạt thường thấy trong thơ ca cổ.
? Cảnh buồn, lòng người buồn vậy tâm trạng người chinh phụ có vợi bớt hay nỗi buồn nhân lên?
* GV: Nếu câu thơ 6 tiếng, ở trên nói lên thái độ thảng thốt khi thấy xa cách là sự thật hiển nhiên thì dòng 8 tiếp, diễn tả tác động của hiện thực ấy đối với con người và cảnh vật. Cảnh dường như cũng chung tâm trạng với người, nỗi buồn thương như tuôn trải miên man, bất tận, thấm đẫm cả không gian tạo vật.
Như vậy nỗi buồn của con người đã được nâng lên tầm vũ trụ. Thước đo xa cách vợ chồng không còn là con số cụ thể mà đo bằng chiều dài rộng không cùng, vô tận của trời đất.
? Nêu NT được sử dụng trong khúc ngâm thứ hai. Nghệ thuật ấy có tác dụng ra sao trong việc biểu đạt tình cảm của người thiếu phụ?
-HS: Phép điệp từ khiến nhịp điệu câu thơ trở nên ngắt quãng đứt nối, thay đổi từ nhịp chẵn sang nhịp lẻ ở câu bát dài hơi như tiếng nức nở nghẹn ngào, như nỗi day dứt dằn vặt.
Chuyển ý: Như vậy niềm nhớ thương và xa cách đã phát triển thành nỗi sầu muộn, bi thương thành lòng nức nở. Chúng ta sẽ đến với 4 dòng cuối của đoạn trích để cảm nhận rõ hơn tâm trạng của người vợ khổ đau.
Đọc 4 dòng thơ cuối.
? Nỗi sầu của con người được tiếp tục gợi tả và đẩy lên cao trào ntn?
? Biện pháp nghệ thuật nào đã được phát huy hết tác dụng trong việc biểu đạt nỗi buồn của người thiếu phụ nhớ chồng?
? Các điệp ngữ trong 2 câu 7 được lặp lại liên hoàn với mức độ dày đặc đã khơi mở tâm trạng người chinh phụ lúc này ra sao?
* Phép điệp ngữ nối tiếp liên hoàn đã tạo nên một nhạc điệu miên man, chậm rãi vừa mở ra một không gian xa cách vô tận, bát ngát, vừa khắc sâu nỗi sầu ngày càng như chồng chất nặng nề, luẩn quẩn không dứt. Không còn kẻ ở người đi, không còn thiếp trông sang – chàng ngảnh lại; mà ở đây 2 con người, 2 tâm tư đã hoà nhập trong một trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng vì chia cách đã là hiện hữu chứ không phải là giấc mơ hãi hùng.
* Đoạn thơ được khép lại bằng một tiếng sầu trĩu nặng nằm trong câu hỏi tu từ với 4 thanh bằng liên tiếp như tiếng thở dài vừa ai oán, vừa vô vọng. Nỗi sầu đau được dâng lên đỉnh điểm khiến các dòng thơ cuối liền mạch da diết, để rồi oà vỡ trong tiếng khóc “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” đâu phải để so đo hơn kém về tình cảm mà để bộc lộ một nỗi đau không thể xoa dịu, một cảnh ngộ trống vắng , tủi hờn không thể lấp đầy. Khối sầu tủi do tất yếu sẽ dẫn đến cơn ác mộng sau này của người chinh phụ về tình cảnh bi thảm của chồng nơi chiến địa: 
 Hồn sĩ tử gió ù ù thổi
 Mặt chinh phu trăng dõi dõi theo
? Nhìn lại hình ảnh người chinh phụ trong toàn đoạn trích, em có thể liên hệ tới hình ảnh nào trong một câu chuyện hết sức nổi tiếng của đất nước ta?
* Sự tàn khốc của chiến tranh đã tạo nên một hòn vọng phu trong những câu chuyện cổ tích khi xưa, tạo nên hình ảnh người chinh phụ trong những khúc ngâm ...
*GV: Nằm trong toàn bộ khúc ngâm, đây là một trong những dòng thơ hay nhất khi thể hiện tâm trạng của người phụ nữ trẻ có chồng phải đi chiến trận để bảo vệ ngai vàng cho nhà vua. Nhà thơ đã diễn tả một cách cảm động và chân thực nỗi lòng đầy ắp cảm xúc nhớ thương sầu tủi của người vợ trẻ có chồng đi trận. Qua đó, mà cảm thương cho nỗi bất hạnh người phụ nữ phải gánh chịu trong chiến tranh, lên tiếng bênh vực mạnh mẽ cho khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người, đặc biệt là tuổi trẻ. Từ tình cảm yêu thương con người, thi nhân đã bày tỏ thái độ bất bình sâu sắc đối với chiến tranh phong kiến phi nghĩa chà đạp lên hạnh phúc con người, đẩy con người đang sống, đang được yêu thương vào nghịch cảnh éo le, đau khổ.
HS đọc
- HS trả lời
- HS phát hiện.
- HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS trả lời
- HS cảm nhận
- HS thảo luận nhóm 2’
- HS cử đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS: Đó là câu hỏi tu từ không dùng để hỏi vì chỉ có một mình đối diện với chính mình nên câu hỏi để giãi bày tâm trạng: đó là tâm trạng đau đớn nặng nề, là tiếng thở dài ai oán.
- HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- Hòn Vọng Phu.
-HS lắng nghe
II. Phân tích
* Khúc ngâm thứ nhất
(4 dòng thơ đầu)
- chàng, đi >< thiếp, về
-> >< về hành động
- cõi xa >< buồng cũ
-> >< không gian rộng - hẹp
- mưa gió >< chiếu chăn
-> >< không gian lạnh lẽo – ấm áp
+ Hình ảnh đối xứng, nghệ thuật đối lập
=> Góp phần khắc hoạ nỗi lòng cô đơn của người chinh phụ.
* Khúc ngâm thứ hai
(4 câu thơ tiếp theo)
chàng ngảnh lại >< thiếp trông sang
Tiêu Tương – Hàm Dương.
-> Gợi một không gian xa xôi
- Phép đối, đảo , lặp => thể hiện nỗi nhớ chất chứa, ngậm ngùi của người thiếu phụ.
* Khúc ngâm thứ ba
+ Xanh xanh: sắc xanh nhạt trải trên một diện tích rộng, không gian của nhớ thương cách biệt, chia lìa tan tác.
+ Xanh ngắt: sắc xanh đậm đặc.
- Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
+ Câu hỏi nghi vấn được dùng để hỏi.
=>Diễn đạt nỗi đau nhức nhối tâm can của người thiếu phụ.
- Bênh vực cho khát vọng sống, hạnh phúc chính đáng của con người. 
- Tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa.
III. ĐÁNH GIÁ, KHÁI QUÁT
? Nhìn lại toàn bộ đoạn thơ, nhắc lại tâm trạng chủ đạo được thể hiện của người chinh phụ ở đây là tâm trạng ntn? Tâm trạng ấy được diễn tả ntn? Bằng thủ pháp nghệ thuật gì?
-HS thảo luận nhúm (3 phỳt)
-HS cử đại diện nhúm trỡnh bày
->HS nhận xột
III. Ghi nhớ:
1. Nghệ thuật
- Tâm trạng của người chinh phụ sau phút chia li được diễn tả ở nhiều mức độ khác nhau:
+ Người chinh phụ cảm nhận về nỗi cách xa chồng vợ.
+ Người chinh phụ thấm thía sâu sắc tình cảnh oái oăm, nghịch chướng: tình cảm vợ chồng nồng thắm mà không được ở bên nhau. Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ được tái hiện như những đợt sóng tình cảm triền miên không dứt.
- Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi niềm của người chinh phụ:
+ Thấu hiểu tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.
+ Đồng cảm với mong ước hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
2. Nội dung.
- Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người.
- Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu.
- Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ,...góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương.
3. ý nghĩa văn bản.
 Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa.
	Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.
* Mục tiờu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Rốn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tỏc.
* Thời gian: 7- 10 phỳt.
* Phương phỏp: Thuyết trỡnh, vấn đỏp, thảo luận nhúm...
* Kỹ thuật: Động nóo, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chỳ
-GV yờu cầu HS làm bài tập 6
- Hs thảo luận nhúm bàn và bỡnh.
- HS đọc
IV. Luyện tập
- Làm bài tập 6/62 vở BTNV – Bài luyện tập /77 sgk
Đọc diễn cảm đoạn trích.
Bài tập củng cố:
Bài tập trắc nghiệm: HS làm cỏc cõu: 1, 2, 3, 4, 5 sỏch bài tập trắc nghiệm.
1/ Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc được viết theo thể thơ nào?
Lục bát	C. Thất ngôn bát cú
Song thất lục bát	*	D. Ngũ ngôn bát cú
2/ Nội dung chính của đoạn trích Sau phút chia li là:
Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa chinh phu và chinh phụ
Diễn tả hình ảnh hào hùng của chinh phu khi ra trận
Diễn tả tình cảm thuỷ chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu
Diễn tả nỗi sầu chia li của người chnh phụ sau khi tiễn chinh phu ra trận.
3/ Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ là:
Dùng lối nói đối nghĩa	C. Những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Điệp từ ngữ	D. Cả 3 ý trên.*
Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG
1. Bài cũ:
 + Học thuộc lòng đoạn thơ dịch.
+ Phân tích tác dụng cua một vài chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích ( điệp ngữ, đối lập, câu hỏi tu từ,..)
	+ Nhận xét về các mức độ tình cảm của người chinh phụ được diễn tả qua các khổ thơ song thất lục bát trong đoạn trích.	
2. Bài mới:
Soạn bài: Quan hệ từ - tiết 27: Tìm hiểu khái niệm và cách sử dụng

File đính kèm:

  • docBai_26_Dat_Cac_nhan_to_hinh_thanh_dat.doc