Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tươi

A. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp HS cảm nhận được:

- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết ,sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị .

- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

- Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của nhân vật.

- Kể và tóm tắt truyện .

- Trân trọng tình cảm gia đình, th¬ương yêu những ng¬ười ruột thịt .

B. Chuẩn bị:

GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu

HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.

C -Tiến trình giờ dạy.

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của người mẹ qua hai văn bản nhật dụng vừa mới học : “Cổng tr¬ường mở ra” và “Mẹ”

III. Bài mới.

 

docx152 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tươi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn với hoạt động của nhân vật.
+ Thiên trường Văn vọng: từ cảm xúc chung với làng quê đến cảm xúc cụ thể
IV. Củng cố, dặn dò:
- Cả 2 bài thơ có gì giống và khác nhau ? 
- Nêu nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ ?
- Học thuộc lòng hai bài thơ, học thuộc ghi nhớ, đọc bài đọc thêm.
 - Chuẩn bị bài : Từ Hán – Việt 
Bổ sung sau bài dạy:
Tuần 6 (tiết 22)
Chủ đề 7: Các lớp từ 
Ngày dạy: 	7A: 26/9/2019
	7B: 25/9/2019
TỪ HÁN VIỆT.
A. Mục tiêu cần đạt. 
	Giúp học sinh:	
a. Kiến thức:
- Khái niệm từ Hán Việt , yếu tố Hán Việt.
- Các loại từ ghép Hán Việt.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
c. Thái độ:
- Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp 
- Giáo dục ý thức sử dụng từ Hán Việt.
- Tích hợp môi trường: Liên hệ tìm các từ Hán Việt có liên quan đến môi trường.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu
HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
C -Tiến trình giờ dạy.
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đại từ là gì ? Đại từ đảm nhiệm những chức vụ nào ? cho vd ?
- Có mấy loại đại từ? Nêu rõ từng loại?
III. Bài mới.
 Nam quốc, sơn hà là từ thuần Việt hay là từ mượn? Mượn của nước nào? Ở bài từ mượn Lớp 6, chúng ta đã biết: bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về yếu tố và cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung dạy – học
- Gọi HS đọc bài thơ chữ Hán “Nam quốc sơn hà”
- Các tiếng Nam, quốc, sơn , hà nghĩa là gì?
- Vậy thế nào là yếu tố Hán Việt?
- Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu; tiếng nào không?	
=> Miền Nam, phương Nam, phía Nam, gió nồm Nam. Nhưng không thể nói:
+ yêu quốc-> yêu nước.
+ leo sơn -> leo núi.
+ lội hà -> lội sông.
- Qua VD em rút ra kết luận gì?
- Tiếng “thiên” trong các từ Hán Việt sau có nghĩalà gì?
a. -Thiên niên kỉ, thiên lí mã (nghìn)
b.- (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long (dời) 
- Qua VD em rút ra kết luận gì?
GV:Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là gì? Các yếu tố Hán Việt dùng để làm gì?
GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
GV: Tìm các từ ghép Hán Việt có liên quan đến môi trường?
- Các từ sơn hà, xâm phạm (Nam quốc sơn hà), giang san (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập?
GV chốt ý.
- Giải thích ý nghĩa của các yếu tố đó?
- Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì?
Gv chốt ý.
- Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?
 - Trong các từ ghép này trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?
- Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính? Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt như thế nào?
GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
Gọi HS đọc BT1, 2,4.
GV hướng dẫn HS làm	
GV nhận xét, sửa sai.
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
1. Đơn vị cấu tạo từ HV 
a. VD1: Bài thơ Nam quốc sơn hà
- Nam: Phương nam, nước Nam, người miền nam.
- Quốc: Nước 
- Sơn: Núi ® Để tạo từ ghép 
- Hà: Sông 
 Þ Không dùng độc lập.
Þ Yếu tố Hán Việt
b. VD2: Thiên thư : Trời
- Thiên niên kỷ: Nghìn
- Thiên đô về Thăng long: Dời
Þ Yếu tố HV đồng âm . 
c. Kết luận: 
- Trong TV có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt .Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố HV không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố HV như hoa quả, bút, bản, học tập,có lúc được dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố HV đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
2. Phân loại từ ghép HV 
Ví dụ 1:
-> Sơn hà, xâm phạm, giang sơn: Từ ghép đẳng lập.
Ví dụ 2: 
a. ái quốc	 Từ ghép chính phụ: yếu tố
 thủ môn -> chính đứng trước, yếu tố 
 chiến thắng phụ đứng sau.
-> Trật tự giống từ ghép thuần Việt.
b. thiên thư Từ ghép CP: có yếu tố 
 thạch mã -> phụ đứng trước, yếu tố 
 tái phạm chính đứng sau.
=> Trật tự khác từ ghép thuần Việt.
 * Ghi nhớ : sgk /70
III. Luyện tập:
BT1: 
Hoa(1) :bông;
Hoa(2) :trang sức, bề ngòai.
Phi (1) : bay;
IV. Củng cố, dặn dò:
- Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Mỗi em tìm 5 từ ghép HV chính phụ và 5 từ ghép HV đẳng lập.
- Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố hán việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học.
- Học bài, làm BT
- Chuẩn bị bài : Từ Hán Việt tiếp theo
Bổ sung sau bài dạy:
Tuần 6 (tiết 23)
Chủ đề 7: Các lớp từ 
Ngày dạy: 	7A: 27/9/2019
	7B: 25/9/2019
TỪ HÁN VIỆT
( tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt. 
	Giúp học sinh:	
1. Kiến thức:
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản. Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. Mở rộng vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có ý thức sử dụng từ HV đúng nghĩa, đúng sắc thái phù hợp
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu
HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
C -Tiến trình giờ dạy.
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Cấu tạo của từ Hán Việt ? Từ ghép HV được phân loại như thế nào? cho VD?
III. Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung dạy – học
- Hs đọc ví dụ a.
? Giải nghĩa các từ in đậm ?
? Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ HV (in đậm) mà không dùng các từ thuần việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn) ?
- Hs đọc vd b.
? Giải nghĩa các từ in đậm ?
- HS giải nghĩa.
? Các từ HV trên tạo được sắc thái gì cho đoạn văn ?
? Khi nói viết, trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ HV mà không dùng các từ thuần Việt có nghĩa tương tự để làm gì 
- Hs đọc Ghi nhớ .
? Theo em, trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có cách diễn đạt hay hơn ? vì sao? Em có nhận xét gì về cách dùng từ HV trong 2 cặp câu ở VD ab sgk ? 
- Hs đọc Ghi nhớ .
- Phân nhóm để hs chuẩn bị bài.
? Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
? Tại sao người VN thích dùng từ HV để đặt tên người, tên địa lí ?
HS tự làm tìm các từ HV tạo sắc thái cổ xưa.
?Đọc đoạn văn, tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa ?
HS thảo luận.
I. Sử dụng từ HV:
1. Sử dụng từ HV để tạo sắc thái biểu
 cảm.
* VD a:
- Phụ nữ: đàn bà => tạo sắc thái trang trọng.
- Từ trần; chết ; mai táng; chôn => thể hiện thái độ tôn kính.
- Tử thi; xác chết => tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ.
*VD b: sgk- 82
- Kinh đô: nơi đóng đô của nhà vua
- Yết kiến: gặp gỡ người bề trên với tư cách là khách.
- Trẫm, bệ hạ, thần: từ dùng để xưng hô trong XHPK 
=> Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí XH xưa
* Ghi nhớ : sgk/82
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt: 
* VD a,b: sgk (82).
a. Câu sau có cách diễn đạt hay hơn vì dùng đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
b.Câu sau cách diễn dạt hay hơn vì dùng đúng sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
* Ghi nhớ: sgk /83
II. Luyện tập 
Bài tập 1:
- Mẹ, thân mẫu; Phu nhân, vợ; Sắp chết, lâm chung; Giáo huấn, dạy bảo
Bài tập 2: Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
- VD: Hoàng Thanh Vân, Hoàng Long, Hải Dương, Trường Sơn, Cửu 
Bài tập 3:
- Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần.
Bài tập 4: 
- Dùng từ Hán Việt là không phù hợp, thay bằng từ thuần Việt: bảo vệ = giữ gìn, mĩ lệ = đẹp đẽ. 
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức toàn bà
- Học thuộc Ghi nhớ. Làm những bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn biểu cảm 
Bổ sung sau bài dạy:
Tuần 6 (tiết 24)
Chủ đề 8: Văn biểu cảm 
Ngày dạy: 	7A: 27/9/2019 
	7B: 28/9/2019
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM 
A. Mục tiêu cần đạt. 
	Giúp học sinh:
a. Kiến thức:
- Khái niệm văn biểu cảm.
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm cụ thể.
- Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS nhận thức được văn biểu cảm.
- ứng xử: biết sử dụng văn bản biểu cảm với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu
HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
C -Tiến trình giờ dạy.
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới.
Trong đời sống ai cũng có tình cảm. Tình cảm đối với cảnh, với vật, với người.
Tình cảm con người lại rất phức tạp và phong phú. Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa không nói ra được thì người ta dùng thơ, văn để biểu hiện tình cảm. Loại văn thơ đó người ta gọi là văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung dạy – học
- Thử vận dụng từ Hán Việt giải thích nghĩa đen các yếu tố “nhu ,cầu, biểu, cảm.
- Câu ca dao 1 thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?
- Câu ca dao 2 thổ lộ tình cảm cảm xúc gì?
- Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì?
- Theo em lúc nào người ta có nhu cầu biểu cảm?	
GV nhận xét.
“Công cha nặng lắm ai ơi.
 Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
- Sử dụng biểu cảm bằng phương pháp nào?
GV:Ngoài CD, người ta còn có thể biểu cảm bằng phương tiện nào?
GV:Trong môn TLV người ta gọi chung là văn gì?
GV:Đoạn văn 1 biểu đạt ND gì?
GV:Đoạn văn 2 biểu đạt ND gì?
GV:ND 2 đoạn văn trên có gì khác với ND của đoạn VB tự sự và miêu tả?
GV: Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đọan văn trên em có tán thành với ý kiến đó không? 
GV : Như thế sự khác nhau giữa 2 cách biểu hiện ở đây như thế nào?
GV:Thế nào là biểu cảm trực tiếp, thế nào là biểu cảm gián tiếp?
GV :Thế nào là văn bản biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu cảm như thế nào? Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
Gọi HS đọc BT1, 2.	
GV hướng dẫn HS làm.
HS làm bài tập.
GV nhận xét,sửa sai
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm:
1. Nhu cầu biểu cảm của con người:
+ nhu: cần phải có;
+ cầu: mong muốn
=> nhu cầu: mong muốn có.
+ biểu: thể hiện ra bên ngoài;
+ cảm: rung động và mến phục
=> biểu cảm: rung động được thể hiện ra bằng lời văn, thơ.
- Sự đồng cảm, thương xót cho con cuốc cứ kêu hoài, kêu mãi mà người đời vẫn không nghe, không chú ý.(không có lẽ công bằng soi tỏ)
- Cảm xúc hạnh phúc của tác giả, người đang đứng giữa cánh đồng dưới nắng mai ấm áp thấy mình như chẽn lúa đồng đồng được phơi mình tự do dưới ánh nắng ấy.
- Để mong được chia sẻ được sự đồng cảm. Khi vui mà được chia sẻ thì niềm vui sẻ nhân lên, khi buồn mà được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi. 
- HS trả lời.
=> Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
- Phương tiện biêu cảm : những bức thư, bài thơ, bài văn.
- Ca dao
- Thơ, văn, những bức thư.
- Biểu cảm	
- HS trả lời.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
- HS:Nỗi nhớ bạn bè và nhắc lại những kỷ niệm. 
- HS:Tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương đất nước.
- ND không kể, không miêu tả 1 việc gì hoàn chỉnh mà chỉ chú ý đến đặc điểm tình cảm. Đó là những tình cảm đẹp, vô tư, trong sáng, giàu tính nhân bản.(biểu cảm).
- Tán thành
tình yêu con người, thiên nhiên, tổ quốc, 
ghét thói tầm thường giả dối .
 Đoạn 1: Thương nhớ ơi, thế mà, xiết bao mong nhớ => biểu hiện trực tiếp.
 Đoạn 2: Các chuỗi hình ảnh tiếng hát đêm khuya trên đài, tiếng hát tâm tình, tiếng hát cô gái, tiếng hát quê hương => biểu hiện gián tiếp.
- Cảm xúc trong văn bản phải là tình cảm, cảm xúc đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn .
- Phương thức biểu đạt trực tiếp bằng ngôn từ hoặc các biện pháp tự sự miêu tả để gợi tình cảm
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1/73 : So sánh 2 đoạn văn :
- Đoạn 1 : Không phải là văn biểu cảm vì : chỉ đặc điểm hình dáng và công dụng của cây Hải Đường chưa bộc lộ cảm xúc 
- Đoạn 2 : Là văn biểu cảm vì : đủ những đặc điểm của văn biểu cảm .
+ Kể chuyện: Từ cổng vào,lần nào tôi cũng dừng lại để ngắm cây HĐ.
+ Miêu tả: Màu đỏ thắm,lá to
+ So sánh: Trông dân dã như cây chè
+ Liên tưởng : Bỗng nhớ năm xưa..
+ Cảm xúc: Người viết cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của cây HĐ làm xao xuyến lòng người
Bài tập 2/74:
- Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp , vì cả hai bài đều trực tiếp nêu tư tưởng , tình cảm , không thông qua 1 phương tiện trung gian như miêu tả , kể chuyện nào cả
IV. Củng cố, dặn dò:
- Các đặc điểm của văn biểu cảm.
- Em hãy nêu tên một vài văn bản biểu cảm mà em biết ?
- Chuẩn bị bài : Đặc điểm văn bản biểu cảm
Bổ sung sau bài dạy:
Phê duyệt
Tuần 7 (tiết 25)
Chủ đề 8: Văn biểu cảm
Ngày dạy: 	7A: 3/10/2019
	7B: 30/9/2019
ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt. 
	Giúp học sinh:	
a. Kiến thức:
- Bố cục của bài văn biểu cảm.
- Yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm giáp tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo khi viết văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu
HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
C -Tiến trình giờ dạy.
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là văn biểu cảm?
- Kể tên một số bài văn biểu cảm mà em biết? 
III. Bài mới.
Văn biểu cảm là loại văn cho phép ta bộc lộ những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, kín đáo nhất. Nó thuyết phục người đọc ở chỗ trung thực, tự nhiên nói lên cảm xúc của mình, không gò bó theo một khuôn khổ nhất định.Vậy vbc có những đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung dạy – học
Gọi HS đọc VB Tấm gương SGK/84
?. Bài văn thể hiện những phẩm chất gì của cái gương ?
? Theo em việc nêu lên phẩm chất ấy nhằm mục đích gì ? 
? Gạch dưới những câu văn biểu hiện tình cảm đó?
? Phẩm chất của gương phù hợp với tình cảm của con người ở những điểm nào? 
GV giảng: Phản chiếu sự vật một cách khách quan không vì được lòng ai mà thay đổi hình ảnh thực,giúp người thấy vết nhơ mà sửa, nó cho người sự thật dù là sự thật đau buồn) Þ Như vậy để nói về tính trung thực, phê phán kẻ dối trá người ta mượn tấm gương để bộc lộ suy nghĩ của mình Þ Phương thức biểu cảm.
? Bố cục của vb này gồm mấy phần ? Nói rõ nội dung từng phần ? 
?.Phần mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào?
? Bài văn trên chọn cách thức biểu cảm nào?. 
? Qua phân tích ta thấy văn bản biểu cảm có những đặc điểm nào? 
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm:
1. Bài tập
 a. Đọc đoạn văn :Tấm gương 
- Phẩm chất: Trung thực, khách quan, ghét thói xu nịnh, dối trá.
=> Mục đích: Giúp con người thấy được sự thật có thể đó là sự thật đau buồn, cay đắng.
=> Nhằm biểu đạt tình cảm là:
- Biểu dương người trung thực.
- Phê phán kẻ dối trá.
=> Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu.
=> Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm...
b. Bố cục bài vawb biểu cảm : 3 phần 
- Mở bài (đoạn 1): Nêu phẩm chất của tấm gương
- Thân bài (đoạn 2-6): Nói về đức tính của tấm gương.
- Kết bài (đoạn cuối): Khẳng định lại phẩm chất của tấm gương.
=> Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác.
=> Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
- Gắn bó mật thiết với chủ đề và làm sáng tỏ chủ đề bài văn.
c. Đoạn văn của Nguyên Hồng
- Thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và cảm thông 
=> biểu hiện trực tiếp (tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm)
2. Ghi nhớ
II. LUYỆN TẬP:
a. – Tình cảm buồn và nhớ khi xa thầy, rời bạn vào những ngày hè.
- Trong bài, tác giả đã mượn hình ảnh hoa phượng, hoa phượng nở, hoa phượng rơi để khêu gợi tình cảm trên.
- Tác giả đã biến hoa phượng – một loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học – thành biểu tượng của sự chia ly ngày hè đối với học trò.
b. Mạch ý của bài văn.
- Phượng nở báo hiệu mùa chia tay
- Học trò nghỉ hè, hoa phượng một mình đứng ở sân trường.
- Hoa phượng mong chờ các bạn học sinh.
c. Gián tiếp bộc lộ tình cảm của mình.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nêu đặc điểm của văn biểu cảm ?
- Tìm hiểu đặc điểm văn bản biểu cảm trong một văn bản đã học.
- Chuẩn bị bài “Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”: Trả lời câu hỏi SGK
Bổ sung sau bài dạy:
Tuần 7 (tiết 26)
Chủ đề 8 : Văn biểu cảm 
Ngày dạy: 	7A: 4/10/2019
	7B: 2/10/2019
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM.
A. Mục tiêu cần đạt. 
	Giúp học sinh:
a. Kiến thức:
- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biểu cảm.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài văn biểu cảm cho HS.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu
HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
C -Tiến trình giờ dạy.
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là văn biểu cảm ? 
- Văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
III. Bài mới.
Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu đặc điểm văn biểu cảm, tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung dạy – học
- GV treo bảng phụ, ghi các đề văn SGK 
- Gọi HS đọc đề.	 
*a. Dòng sông quê hương.
Tình yêu dòng sông, những KN về dòng sông.
*b. Đêm trăng trung thu.
Sự vui thích về đêm trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của người lớn.
*c. Nụ cười của mẹ.
Hiền lành, thân yêu, độ lượng, ấm áp.
*d. Những KN tuổi thơ. 
Những vui buồn và suy nghĩ về những KN đó.
*e. Giống cây mà em thích nhất. Tình cảm, ý nghĩ về giống cây đó.
?. Hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề đó?
-
?. Đề văn biểu cảm thường thể hiện điều gì?
?. Xây dựng bố cục cho đề bài trên?	
GV nhận xét.	
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
Gọi HS đọc BT	
GV hướng dẫn HS làm
GV nhận xét, sửa sai
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề bài của bài văn biểu cảm 
a. Xét VD:
VD: Các đề văn ( Bảng phụ).
b. Kết luận:
 - Đề văn biểu cảm bao giờ cũng có đối tượng bịểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm .
- Mục đích : bày tỏ những suy nghĩ ,tình cảm về cách sống , về tình bạn bè .
Ghi nhớ 1( sgk.)
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
a.Tìm hiểu đề : Phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ .
b.Tìm ý : Nụ cười của mẹ .
Nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệ; Nụ cười an ủi .
c. Dàn ý :
- MB: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ 
- TB: Nêu các biểu hiện sắc thái của nụ cười : 
 + Nụ cười vui , thương yêu.
 + Nụ cười khuyến khích .
 + Nụ cười an ủi .
 + Nhưng khi vắng nụ cười của mẹ .
- KB: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ 
c. Viết bài.
d. Sửa sai.
 * Ghi nhớ : Sgk/88
II. Luyện tập:
BT: 
a. Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.
- Nhan đề : tình quê hương.
- Đề văn: quê hương trong trái tim em.
b. Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang.
- Thân bài: Biểu hiện tình yêu mến quê hương:
+ Tình yêu quê từ tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
- Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
c. Biểu cảm trực tiếp.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại các bước làm bài biểu cảm?
- Bước lập dàn ý phải làm những gì?
- Tiếp tục rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm từ một bài văn biểu cảm cụ thể.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
Bổ sung sau bài dạy:
Tuần 7 (tiết 27)
Chủ đề 8: Văn biểu cảm 
Ngày dạy: 	7A: 4/10/2019
	7B: 2/10/2019
LUYỆN TÂP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM.
A. Mục tiêu cần đạt. 
	Giúp học sinh:
a. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại biểu cảm.
- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm, tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
b. Kĩ năng:
- Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ cảm xúc trước 1 đề văn biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo khi viết văn cho HS.
 - Biết đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác viết văn biểu cảm và cách viết đoạn văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu
HS: Học bài cũ, đọc trước bài

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12711427.docx
Giáo án liên quan