Giáo án Ngữ Văn 7 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thùy Trang

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày.

- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

3. Thái độ

- Học tập và làm theo đức tính giản dị của Bác.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH

- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp, trao đổi thảo luận, động não.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu.

2. Học sinh: Bài soạn.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Em hãy kể một vài hiểu biết của em về Bác Hồ.

2. Bài mới

Chúng ta nhất là thanh thiếu niên Việt Nam đã từng được nghe nhiều người kể chuyện về chủ tịch Hồ Chí Minh, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Bác kính yêu.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

- Dựa và phần chú thích*, em hãy nêu một vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng?

- Nêu xuất xứ của văn bản?

- GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm. GV đọc mẫu sau đó gọi HS đọc.

- Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính?

- Dựa vào trình tự lập luận, em hãy nêu bố cục của bài văn?

 I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)

- Một cộng sự gần gũi của Bác Hồ.

- Từng là thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm.

2. Tác phẩm

- Trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

3. Đọc, chú thích

4. Thể loại

- Nghị luận chứng minh.

5. Bố cục: 2 phần.

+ Mở bài (Đoạn 1, 2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.

+ Thân bài (Đoạn, 4, 5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác (Chứng minh sự giản dị của Bác).

 

doc136 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thùy Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 10
Tỷ lệ: 100%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30 %
Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 0 %
Số câu: 1 
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50 %
IV. ĐỀ KIỂM TRA 
Câu 1: (2 điểm) Thế nào là tục ngữ? Nêu ít nhất 2 ví dụ tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu 2: (3 điểm) Tìm các luận cứ để làm rõ cho luận điểm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh)
Câu 3: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em về câu tục ngữ:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
V. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 điểm)
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. (1 điểm)
- Ví dụ: nêu được 2 câu tục ngữ được 1 điểm.
Câu 2: (3 điểm)
 Các luận cứ thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Lòng yêu nước trong quá khứ lịch sử dân tộc thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. (1 điểm)
- Đồng bào ta ngày nay cũng có lòng yêu nước: (2 điểm)
 + Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm,...ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.
 + Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận....đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.
 + Từ những nam nữ công nhân...cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ.
Câu 3: (5 điểm)
Yêu cầu:
- Nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ: 
+ Nghĩa đen: con người cần học ăn nói một cách lịch sự, học sự cẩn thận trong công việc.
+ Nghĩa bóng: mọi con người đều phải học những điều hay trong cuộc sống từ cái đơn giản đến phức tạp, học ngay cả những cái nhỏ nhất.
- Đưa ra được các dẫn chứng minh họa về việc học tập trong cuộc sống
- Rút ra được bài học cho bản thân
- Bài viết phải rõ ràng, mạch lạc, trình bày các ý theo trình tự lôgic.
- Không viết tắt, viết kí hiệu các con số.
(Tùy theo mức độ bài viết mà giáo viên cho điểm một cách hợp lí)
3. Củng cố
- Gv nhắc lại nội dung của tiết kiểm tra
- Hệ thống lại kiến thức cần nắm
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tâp viết đoạn văn chứng minh.
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ..
.
Tiết 99 Ngày soạn: 15/3/2015 
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phương pháp lập luận chứng minh.
- Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn chúng minh.
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp, trao đổi thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chuẩn KTKN, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: không
2. Bài mới
Hoạt động 1: Chuẩn bị
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS đặt bài chuẩn bị của mình để GV kiểm tra.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS qui trình xây dựng một đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS cách viết một đoạn văn với một đề tài đã cho - Chọn đề 3 sgk (65 ).
- HS: đọc đề bài.
- Để viết được đoạn văn này, điều đầu tiên chúng ta phải làm gì? 
- HS xác định luận điểm cho đoạn văn.
- Vậy luận điểm của đoạn văn này là gì?
- Em dự định sẽ triển khai đoạn văn theo cách nào?
- Thế nào là diễn dịch? (Nêu luận điểm trước rồi mới dùng dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh)
- Để chứng minh cho luận điểm trên, em cần bao nhiêu lụân cứ giải thích, bao nhiêu luận cứ thực tế? 
I. Chuẩn bị
1. Qui trình xây dựng một đoạn văn chứng minh
- Xác định luận điểm cho đoạn văn chứng minh.
- Chọn lựa cách triển khai (qui nạp hay diễn dịch).
- Dự định số luận cứ triển khai:
+ Bao nhiêu luận cứ giải thích.
+ Bao nhiêu luận cứ thực tế.
- Triển khai đv thành bài văn.
- Chú ý liên kết về nội dung và hình thức.
2. Cách viết một đoạn văn với một đề bài đã cho
*Đề 3: Chứng minh rằng “văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”.
- Luận điểm: Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
- Luận cứ giải thích:
+ Văn chương có nội dung tình cảm. 
+ Văn chương có tác dụng truyền cảm.
- Luận cứ thực tế: Ta tìm được tình cảm thực tế qua các bài văn đã học:
+ Cổng trường mở ra: Nhớ lại tình cảm ngày đầu tiên đi học.
+ Mẹ tôi: Nhớ lại những lỗi lầm với mẹ.
+ Một thứ quà của lúa non: Cốm: Nhớ lại một lần ăn cốm.
+ Mùa xuân của tôi: Nhớ lại một ngày tế cở quê hương
*Viết đoạn văn:
Hoạt động 2: Thực hành trên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm sau đó cử HS đại diện trình bày.
- GV yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét.
II. Thực hành trên lớp
3. Củng cố
- GV nhận xét và đánh giá tiết học.
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm chắc cách viết đoạn văn chứng minh
- Luyện viết đoạn văn chứng minh theo đề bài tự chọn.
- Về nhà hoàn thành đề số 4 vào vở.
- Ôn tập lại các văn bản đã học, tiết sau ôn tập được tốt.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: .......
....
.....
....
Tiết 100 Ngày soạn: 15/3/2015 
ÔN TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số kiến thức liên quan đến đọc – hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.
- Trình bày, lập luận có lí, có tình.
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp, trao đổi thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chuẩn KTKN, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với bài học
2. Bài mới
Hoạt động 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Các bài văn nghị luận đã học:
Tên bài
Tác giả
Đề tài
Luận điểm
PP lập luận
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 1 truyền thống quí báu của ta.
Chứng minh
Sự giàu đẹp của TV
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp cuat TV
TV có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Chứng minh + Giải thích
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Sự giản dị thể hiện trong mọi phương diện của đời sống: Bữa ăn, đồ dùng, căn nhà, lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết.
-Thể hiện đời sống tư tưởng phong phú.
Chứng minh + Giải thích và bình luận.
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương ý nghĩa và công dụng đối với đời sống
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài.
-Văn chương hình dung ra sự sống và sáng tạo ra sự sống.
-Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Giải thích kết hợp bình luận
Hoạt động 2
II. Nét nghệ thuật đặc sắc trong các bài văn nghị luận đã học:
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí; hình ảnh so sánh đặc sắc.
2. Sự giàu đẹp của TV: Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
3. Đức túnh giản dị của Bác Hồ: Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc.
4. Ý nghĩa văn chương: Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc; văn giàu hình ảnh.
Hoạt động 3
III. So sánh giữa văn nghị luận với văn tự sự và trữ tình:
1. Bảng hệ thống, so sánh đối chiếu các yếu tố giữa văn tự sự, văn nghị luận và văn trữ tình:
 Thể loại Yếu tố
Tên bài
Truyện kí - Cốt truyện
 - Nhân vật
 - Nhân vật kể chuyện
- Bài học đường đời đầu tiên.
- Buổi học cuối cùng.
- Cây tre Việt Nam.
Trữ tình - Tâm trạng, cảm xúc
 - Hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình
- Ca dao - dân ca.
- Mưa, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ.
- Nam quốc..., Nguyên tiêu, Tĩnh dạ tứ.
Nghị luận: - Luận đề, luận điểm, luận cứ
- Tinh thần yêu nước..., Sự giàu đẹp..., Đức tính giản dị, ý nghĩa văn chương.
2. Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình
- Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và thể loại tự sự, trữ tình là gì?
- Tục ngữ có được coi là văn bản nghị luận không?
+ Các thể loại tự sự như truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, h.tượng, con người, câu chuyện.
+ Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần. Các thể tự sự và trữ tình đều tập trung XD các h.tượng NT với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, h.tượng thiên nhiên, đồ vật,...
+ Khác với các thể loại tự sự, trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, d.c để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc, nhưng điều cốt yếu là lập luận với h.thống các luận điểm, luận cứ, xác đáng.
- Tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt.
3. Củng cố
- Gv hệ thống lại kiến thức tiết học
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Xác định hệ thống luận điểm, tìm các dẫn chứng, lập dàn ý dựa trên một đề bài văn nghị luận, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Học thuộc các nội dung đã ôn tập.
- Soạn bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu..
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ..
.
.
.
Tiết 101 Ngày soạn: 19/3/2015
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp, trao đổi thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chuẩn KTKN, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV gọi HS đọc ví dụ (bảng phụ).
- Tìm các cụm danh từ có trong câu trên?
- Phân tích cấu tạo của các cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ?
- Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu?
 I. Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
1. Ví dụ: Văn chương / gây cho ta
 những tình cảm ta / không có, 
 PN DT(tt) C V
những tình cảm ta / sẵn có.
 PN DT(tt) C V
2. Ghi nhớ: sgk (68 ).
Hoạt động 2: Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV gọi HS đọc ví dụ (bảng phụ).
- Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau: 
- Tìm kết cấu C-V của các câu bên ?
- Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu trên ?
- Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì ?
- Vậy, người ta sử dụng cụm chủ - vị để mở rộng câu trong các trường hợp nào?
- Qua Phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu và dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu trong các trường hợp nào?
II. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu
1. Ví dụ:
a. Chị Ba đến / khiến tôi rất vui và vững tâm C V C V
 -> Làm CN, làm phụ ngữ cho ĐT.
b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta / tinh thần rất hăng hái. 
 C V 
-> Làm VN
c. Chúng ta / có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. ->Làm phụ ngữ cho cụm ĐT.
d. Nói cho đúng thì phẩm giá của TV chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày cách mạng tháng Tám thành công.
 -> Làm phụ ngữ trong cụm DT.
2. Ghi nhớ: sgk (69 ).
Hoạt động 3: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây?
- Cho biết trong mỗi cụm, cụm C-V làm thành phần gì?
III. Luyện tập
a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
-> Làm PN trong cụm DT
b. Trung đội trưởng Bính / Khuôn mặt đầy đặn.
 -> Làm VN.	
c. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
-> Làm PN trong cụm DT, PN trong cụm ĐT
d. Bỗng một bàn tay đập vào vai / khiến hắn giật mình. -> Làm CN, làm PN của ĐT.
3. Củng cố
- Đặt một câu có dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- GV đánh giá tiết học.
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp các bài tập còn lại.
- Ôn lại các kiến thức đã học, tiết sau trả bài kiểm tra tiếng Việt.
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Xác định chức năng ngữ pháp của cụm chủ - vị trong câu văn
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp các bài tập còn lại.
- Ôn lại các kiến thức đã học, tiết sau trả bài kiểm tra tiếng Việt.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ..
.
.
Tiết 102 Ngày soạn: 19/3/2015
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua tiết trả bài nhằm giúp học sinh
- Hệ thống lại kiến thức đã học, đã thực hành
2. Kĩ năng	 
- Rút được kinh nghiệm ưu nhược của bản thân để phát huy và bổ sung kiến thức mà mình bị sai
3. Thái độ
- Có ý thức cao hơn trong việc làm bài kiểm tra.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH
- Sửa lỗi.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chuẩn KTKN, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động 1: Nhận xét chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv giải các bài tập;
Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra các câu rút gọn:
- Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. (0,25)
- Ngày nắng, bóng râm mát rượi.(0,25)
- Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu
- Tác dụng: Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn (0,25).
Câu 2 (2 điểm): Biến đổi câu: “Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.” thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt bằng cách thay dấu phẩy (,) bằng dấu chấm (.) như sau: “Ngày ngày đến lớp. Tôi đi trong rừng cọ.” 
- Ngày ngày đến lớp. ( câu đặc biệt) Hoặc: Ngày ngày.Tôi đi trong rừng cọ khi đến lớp.
Câu 3 ( 2 điểm): Biến đổi câu sau: “Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.” thành câu có trạng ngữ chỉ không gian ( địa điểm, nơi chốn) như sau: 
- Khuất trong rừng cọ, ngôi trường tôi học nằm đó.
Câu 4 (5 điểm):
I. Nhận xét chung
 1. Ưu điểm
- Các em nắm được bài . Nhiều em đạt điểm khá cao.
- Ý thức làm bài khá tốt
2. Nhược điểm: một số em chưa nắm được các loại từ - một số em còn nhầm lẫn giữa câu rút gọn với câu đặc biệt, câu rút gọn và trạng ngữ.
Hoạt động 2: Trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Trả bài, học sinh phát hiện ra các lỗi sai của mình.
II. Trả bài
3. Củng cố
- Ôn lại các kiến thức đã kiểm tra. 
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiết sau, trả bài TLV số 5
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ..
.
.
.
Tiết 103 Ngày soạn: 22/3/2015
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản lập luận chứng minh, về công việc tạo lập văn bản nghị luận và về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
2. Kĩ năng
- Tự đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm văn của bản thân mình, nhừ đó có được những kinh nghiệm và quan tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH
- Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết giảng, vấn đáp, trao đổi thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chuẩn KTKN, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: không
2. Bài mới
Hoạt động 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
- Đề bài này thuộc thể loại nào?
- Thế nào là phép lập luận chứng minh?
- Để làm được 1 bài lập luận chứng minh cần phải tiến hành qua những bước nào?
HS: Trả lời.
I. Tìm hiểu đề
*Đề bài: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
- Thể loại: Chứng minh.
- Chứng minh: Dẫn chứng + Lí lẽ.
- 4 bước: 
+ tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Đọc lại và sửa chữa.
Hoạt động 2: Lập dàn ý
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV hướng dẫn HS lập dàn bài theo bố cục 3 phần.
- HS lập dàn bài.
- GV nhận xét và kết luận. (bảng phụ)
II. Lập dàn ý
a. Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh - dẫn dắt vào đề - chuyển ý. (1.5 điểm)
- Nếu ngoài đời con người khai thác rừng rất thoải mái, bừa bãi... Nói chung họ chẳng có ý thức bảo vệ rừng... Vì vậy chính con người phải chuốc lấy những tổn hại rất nghiêm trọng. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ việc này.
 b. Thân bài : (7 điểm)
(Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh). 
* Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, làm việc, nhà cửa, vì lợi ích của cá nhân...mà tàn phá rừng bừa bãi. (1 điểm)
* Vì sao diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp? Rừng có tác dụng gì? Nếu rừng bị tàn phá ngặng nề thì dẫn đến hậu quả gì? (3 điểm)
* Dẫn chứng thực tế: (3 điểm)
Thực tế cho thấy, hầu hêt con người không có ý thức bảo vệ rừng, chặt phá rừng bừa bãi, nên chính họ đã mang tai hoạ bi thảm cho cuộc sống của chính họ và tất cả mọi người. 
+ Dặc biệt ở địa phương em, người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của rừng nên 
hàng năm người dân vì lợi ích của mình mà tàn phá rừng bừa bãi: phá rừng làm nương rẫy,....
c. Kết bài: (1.5 điểm)
- Tất cả chỉ tại con người không biết bảo vệ rừng..
- Nói tóm lại muốn tránh những tổn hại đáng tiếc đó, mỗi người phải góp công sức bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Hoạt động 3: Nhận xét bài làm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Ưu điểm: Hầu hết các bài đều nắm được yêu cầu đề bài, có ý thức làm bài tốt, cố gắng trong khi làm bài.
- Nhược điểm: Sai lỗi chính tả nhiều, văn viết còn lủng củng, nhiều bài chưa đi sâu vào vấn đề trọng tâm.
- HS nghe và tiếp thu.
- GV gọi HS tự nhận xét về bài làm của mình.
- HS nhận xét.
III. Nhận xét bài làm của học sinh
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
Hoạt động 4: Trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV trả bài cho HS.
- HS nhận bài.
IV. Trả bài
3. Củng cố
- Gv đánh giá lại bài viết
- Qua bài văn này em rút ra diều gì bổ ích cho bản thân mình không?
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Về nhà tiếp tục sửa bài văn của mình.
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài kiểm tra văn
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ..
.
.
.
.
Tiết 104 Ngày soạn: 22/03/2015 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hệ thống lại kiến thức đã học, đã thực hành
2. Kĩ năng	 
- Rút được kinh nghiệm ưu nhược của bản thân để phát huy và bổ sung kiến thức mà mình bị sai
3. Thái độ
- Có ý thức cao hơn trong việc làm bài kiểm tra.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH
- Sửa lỗi.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chuẩn KTKN, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: không
2. Bài mới
Hoạt động 1: Nhận xét chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV giải các bài tập
Câu 1: (2 điểm)
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân v

File đính kèm:

  • docBai_1_Cong_truong_mo_ra.doc
Giáo án liên quan