Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức :

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ .

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất

- hiện của các yêu tố tưởng tượng, hoang đường .

2.Kĩ năng :

 - Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ .

 - Phân tích các sự kiện trong truyện.

 - Kể lại được câu chuyện .

 B/ Chuẩn bị : Giáo án , sgk , tranh vẽ

 CTiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1/Ổn định lớp:

2/Bài cũ: ( 5 phút)

- ? Trong 5 lần ông lão ra biển theo yêu cầu của mụ vợ thì cảnh biển đổi thay như thế nào? Tại sao có sự thay đổi ấy ?

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 33
NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
S : 11/10/2014 
G : 13/10/2014 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1.Kiến thức :
Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự .
Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất .
Đặc điểm riêng giữa các ngôi kể .
2.Kĩ năng :
 - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự .
 - Vận dụng ngôi kể vào đọc-hiểu văn bản tự sự
B/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1/Ổn định lớp:
2/Bài cũ: ( 5 phút)
-Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: thuyết trình
Thời gian : 2 phút
 HĐ 2: HD tìm hiểu ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
Mục tiêu: HS nắm được ngôi kể , dấu hiệu nhận biết các ngôi kể và đặc điểm của các ngôi kể.
Phương pháp: thảo luận đôi bạn, vấn đáp- giải thích, minh họa.
Thời gian: 20 phút
Gọi HS đọc đoạn văn 
Cho Hs thảo luận đôi bạn
Theo em đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Vì sao em biết?
Đoạn 2 được kể theo ngôi nào?
Làm sao nhận ra điều đó?
Theo em người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay là tác giả Tô Hoài?
GVHD học sinh kết luận 
Trong hai ngôi kể trên ngôi kể nào kể tự do không bị hạn chế.
Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và mình đã trải qua?
HDHS rút ra đặc điểm của ngôi kể.
Thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 từ ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn, lúc đó đoạn văn này sẽ như thế nào?
Có thể đổi ngôi thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi thứ nhất xưng tôi được không? Vì sao?
 Vậy trong quá trình kể người kể chọn ngôi ntn?
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian : 15 phút
GVHD cách làm bài 1,2,3
Cho Hs đọc BT, HD Hs thảo luận nhóm để làm bài. GV nhận xét, bổ sung.
Bài 6: HD HD làm việc cá nhân.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: vấn đáp tái hiện
Thời gian : 3 phút
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học:Thời gian :2 phút.
Tập kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
Học bài, soạn bài mới: Thứ tự kể trong văn tự sự
HS nghe
HS đọc
Hs thảo luận và trả lời
Ngôi thứ ba
Người kể giấu mình, không biết ai kể nhưng người kể có mặt khắp mọi nơi, kể như người ta kể.
Hs: Ngôi thứ nhất
Người kể hiện diện trực tiếp, xưng tôi
Là Dế Mèn
-Người kể xưng tôi không nhất thiết là tác giả.
Ngôi thứ ba
Ngôi thứ nhất
Không thay đổi nhiều, chỉ làm người kể giấu mình thôi
Khó vì khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi
Trong quá trình kể người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp
HS đọc
Làm việc theo nhóm
Bài 1: Thay “tôi” bằng “Dế Mèn” ta có một đoạn văn kể theo ngôi thứ ba có sắc thái khách quan.
Bài 2: Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”. Ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn.
Bài 3: Truyện cây bút thần kể theo ngôi thứ ba vì người kể giấu mình, người ta kể.
Bài 4 , 5 HS tự trả lời
HS đọc lại phần ghi nhớ / SGK
I/Tìm hiểu chung
1. Ngôi kể:
Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
2. Dấu hiệu nhận biết các ngôi kể:
- Kể theo ngôi thứ nhất : người kể tự xưng tôi 
-Ngôi thứ ba: gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng:
-Kể chuyện cho linh hoạt, thú vị nguời kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
-Ngừời kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.
3. Đặc điểm của ngôi kể : SGK
II/Luyện tập:
.
 …………………………………………….
Tuần 9
Tiết 34,35
 HDĐT : ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ 
 VÀ CON CÁ VÀNG ( Tiết 1)
S : 13/10/ 2014 
G : /10/ 2014 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức :
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ .
Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất 
hiện của các yêu tố tưởng tượng, hoang đường .
2.Kĩ năng :
 - Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ .
 - Phân tích các sự kiện trong truyện.
 - Kể lại được câu chuyện .
 B/ Chuẩn bị : Giáo án , sgk , tranh vẽ
 CTiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1/Ổn định lớp:
2/Bài cũ: ( 6 phút)
- Mã Lương là cậu bé ntn? Em có nhận xét gì về tài năng của ML ?
-Câu chuỵên đã giáo dục chúng ta điều gì ? Nêu ý nghĩa truyện ?
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: thuyết trình
Thời gian : 1 phút
 Hoạt động 2: Đọc VB- tìm hiểu chung
 Mục tiêu: tìm hiểu chú thích; đọc Vb, bố cục văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ.
Thời gian: 15 phút 
Hdẫn H/Stìm hiểu các chú thích
 GVHD cách đọc gọi HSđọc phân vai
GV nhận xét cách đọc
HDHS tìm hiểu bố cục Vb
Hoạt động 3: HD đọc- hiểu văn bản 
Mục tiêu: Hs nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của VB.
Phương pháp: vấn đáp tái hiện; nêu vấn đề; thuyết trình; giải thích-minh họa; 
Thời gian : 30 phút
 Truyện gồm những nhân vật nào?
Mở đầu câu chuyên là sự việc nào?
 Nhận xét về cuộc sống của gia đình ông lão?
Cuộc sống bắt đầu bị xáo trộn khi nào?
Vì sao như thế?
Trong truỵện, mấy lần ông lão ra biển gọi các vàng?
Ông lão ra biển để thực hiện mệnh lệnh nào của mụ vợ ? Trong 5 lần ấy thì cảnh biển đổi thay như thế nào? Tại sao có sự thay đổi ấy ?
Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện. Vậy theo em biện pháp này có tác dụng gì?
Em có nhận xét gì về lòng thamcủa mụ ? Tìm câu tục ngữ nói về lòng tham của mụ vợ?
Mụ không chỉ tham lam mà còn là con người như thế nào nữa? Tìm dẫn chứng?
Vậy em có nhận xét gì về mụ vơ ông lão?
 Kết quả của lòng tham và bội bạc là gì?
Cách kết thúc như vậy theo em có xứng đáng không?tại sao?
 Theo em cá vàng trừng trị mụ vì tội tham lam hay bạc ác ?
 Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 2 thói xấu này?
Hoạt động 4: luyện tập.
3 phút
? Trong 5 lần ông lão ra biển theo yêu cầu của mụ vợ thì cảnh biển đổi thay như thế nào? Tại sao có sự thay đổi ấy ?
Hoạt động 5: HDTH
Thời gian: 1 phút
- Tóm tắt câu chuyện, tập kể được chuyện.
Học bài, làm bài tập
 Soạn bài mới.
HS nghe
HS đọc các chú thích
HS đọc theo phân vai thể hiện được ngữ điệu của từng nhân vật
Bố cục 3 phần : MB, TB, KB
-Nhân vật : ông lão, mụ vợ ông lão, con cá vàng, biển cả
-Sự việc mở đầu: Hai vơ chồng ông lão đánh cá ………bờ biển
Cuộc sống nghèo mà yên bình
Từ khi bắt được cá và kể cho vợ nghe việc thả cá của mình
Vì lòng tham của mụ bắt cá đền ơn
HS: 5 lần 
Đòi máng lợn, đòi nhà, đòi làm nhất phẩm phu nhân, đòi làm nữ hoàng,đòi làm Long vương
HS trả lời
Tạo nên tình huống, gây hồi hộp cho người nghe
-Tô đậm tính cách của các nhân vật và chủ đề của câu chuyện.
Lòng tham của mụ tăng dần ,mụ muốn tất cả từ vật chất đến quyền lực và cả những qlực không cóthực
Được voi đòi tiên
- Mụ còn là người bội bạc,cay nghiệt tột cùng đối với chồng và cá vàng.
-Mụ vợ ông lão là kẻ tham lam và bội bạc 
-Bị mất tất cả.
Hs: Kết thúc như vậy là hợp lí vì đã trừng phạt được mụ vợ
Cả 2 tội
Cả hai có liên quan với nhau: Lòng tham lớn khiến mất hết lí trí. Lòng tham đến nhiều tai họa
I, Đọc - Tìm hiểu chung
1, Tác giả, tác phẩm
- Tác giả
-Tác phẩm
 Xuất xứ VB: là truyện cổ dân gian Nga, Đức được Pu-skin viết lại bằng 205 câu thơ ( tiếng Nga)
2, Từ khó
3, Đọc-tóm tắt VB -Tìm hiểu bố cục.
II- Đọc- hiểu văn bản:
1.Nhân vật mụ vợ ông lão
Những đòi hỏi của mụ vợ
Cảnh biển
Máng lợn
Êm ả
Nhà rộng
Sóng dữ dội
Phu nhân
Sóng mù mịt
Nữ hoàng
Dông tố
Long vương
Sóng ầm ầm
*Biển cả tỏ rõ t/độ trước những thói xấu của mụ vợ cũng chính là thái độ của đất trời, của nhân dân
* Mụ vợ ông lão là kẻ tham lam, bội bạc=> bị trừng phạt đích đáng, “mất cả chì lẫn chài”.
 ……………………………………………………………………………….
Tuần 9
Tiết 34,35
 HDĐT : ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ 
 VÀ CON CÁ VÀNG ( Tiết 2)
S : 11/10/ 2014 
G : / 10/ 2014 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức :
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ .
Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất 
hiện của các yêu tố tưởng tượng, hoang đường .
2.Kĩ năng :
 - Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ .
 - Phân tích các sự kiện trong truyện.
 - Kể lại được câu chuyện .
 B/ Chuẩn bị : Giáo án , sgk , tranh vẽ
 CTiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1/Ổn định lớp:
2/Bài cũ: ( 5 phút)
- ? Trong 5 lần ông lão ra biển theo yêu cầu của mụ vợ thì cảnh biển đổi thay như thế nào? Tại sao có sự thay đổi ấy ?
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Hoạt động 2: HD đọc- hiểu văn bản Mục tiêu: Hs nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của VB.
Phương pháp: vấn đáp tái hiện; nêu vấn đề; thuyết trình; giải thích-minh họa; 
Thời gian : 25 phút
* Nhân vật ông lão là người như thế nào? Tìm chi tiết để chứng minh điều đó?
GV thuyết giảng.
Cá vàng đền ơn bao nhiêu lần? Tại sao lần cuối cùng cá vàng lại lấy đi của mụ vợ tất cả? Nhận xét về hình tượng cá vàng? 
GV HD HS tìm hiểu nghệ thuật của truyện.
Vậy qua câu chuyện người xưa muốn :
a. Ca ngợi điều gì?
b. Phê phán điều gì?
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS nắm lại nội dung bài học.
Phương pháp” vấn đáp tái hiện.
Thời gian : 4 phút
Nhận xét về nghệ thuật của truyện?
Ý nghĩa của truyện?
Hoạt động 5: luyện tập.
10 phút
Hdẫn học sinh-Tập kể diễn cảm truyện
Hoạt động 6: HDTH
Thời gian: 1 phút
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện.
Học bài, làm bài tập
 Soạn bài mới.
Nhân hậu, hiền lành nhưng nhu nhược.
Hs tìm
Hs: 4 lần ; lần cuối cùng vì lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ quá lớn.
HS nêu.
HS đọc ghi nhớ: sgk
I, Đọc - Tìm hiểu chung
II- Đọc- hiểu văn bản:
1.Nhân vật mụ vợ ông lão
2. Nhân vật ông lão: 
là người hiền lành, có tấm lòng nhân hậu nhưng nhu nhược.
3.Ý nghĩa hình tượng cá vàng:
- Cá vàng đại diện cho những người có tình nghĩa sau trước, biết ơn đối với những người nhân hậu.
-Tượng trưng cho chân lí: Trừng phạt những kẻ tham lam bội bạc.
III.Tổng kết
1.. Nghệ thuật:
-các chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sự hấp dẫn cho truyện.
- Kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến.
- Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, mang nhiều ý nghĩa.
- Kết thúc không giống với các truyện cổ tích khác:quay lại hoàn cảnh thực tế.
2.Ý nghĩa truyện:
-Ca ngợi lòng biết ơn với những người nhân hậu
-Những kẻ tham lam bội bạc sẽ bị trừng trị đích đáng
III/ Luyện tập:
…………………………………………………………………………………….
Tuần 9
Tiết 36
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Soạn: 13/10/2014
Giảng: /10/2014
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1.Kiến thức :
Hai cách kể-hai thứ tự kể :kể “xuôi” kể “ngược” .
Điều kiện cần có khi kể “ngược” .
2.Kĩ năng :
 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung .
 - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình .
B/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1/Ổn định lớp:
2/Bài cũ: (6 phút) 
Thế nào là ngôi kể? có mấy ngôi kể ?
Thế nào là kể theo ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất?
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: thuyết trình
Thời gian : 1 phút
Hoạt động 2: HD tìm hiểu nội dung bài học.
Mục tiêu: Hs nắm được thứ tự kể trong văn TS; các thứ tự kể.
Phương pháp: thảo luận, vấn đáp giải thích.
Thời gian: 20 phút
- Cho HS đọc thầm câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
-Em hãy t/tắt các sự việc trong truyện?
-Nhận xét t/tự kể-kể theo thứ tự nào?
-Nếu không kể theo t/tự đó có làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không?
-Cách kể như vậy gọi là kể xuôi =>em hãy nêu cách t/tự kể xuôi trong v/bản t/sự?
 Gọi hs đọc bài văn “cái tin thằng Ngỗ”
-Sự thực, thực tế của sự việc trong bài văn đã kể lại theo t/tự nào?
Kể chuyện như vd 2 là kể theo thứ tự ngược=> kể theo thứ tự ngược là kể như thế nào?
-Kể theo t/tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì?
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm bài tập
Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp- giải thích, minh họa
Thòi gian: 15 phút
 Gọi hs đọc bài tập1 và trả lời các câu hỏi sgk
BT2: HS làm việc theo nhóm, g.hi vào bảng phụ. GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 4: Củng cố
Thời gian: 2 phút
HS nhắc lại các thứ tự kể trong văn tự sự.
Hoạt động 5: HDTH
Thời gian : 1 phút
- Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian.
- Chuẩn bị bài viết số 2.
Tóm tắt các sự việc
1-Giới thiệu ông lão đánh cá 
2-Ông lão đánh bắt cá và thả cá vàng
3- Năm lần ra biển gặp cá và kết quả mỗi lần…
4-Mụ vợ chẳng còn gì cả.
+Nhận xét: Thứ tự kể việc gì xảy ra trước kể trước và ngược lại và cho đến hết
Đó là t/tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ
 Thứ tự tự nhiên ở đây có ý nghĩa tố cáo và phê phán sự tham lam ngày càng tăng của mụ vợ cuối cùng bị trả giá 
-Kể theo thứ tự đó ý nghĩa của chuyện được nổi bật
+Các sự việc theo thứ tự thực tế
.Thằng Ngỗ mồ côi,không có người dạy dỗ trở nên lêu lỏng bị mọi người xa lánh
.Ngỗ tìm cách trêu chọc đàn lừa làm mất lòng tin ở mọi người 
.Khi Ngỗ bị chó cắn kêu cứu không ai cứu.Ngỗ bị chó cắn phải băng bó ,tiêm thuốc=>ý nghĩa bài học mà Ngỗ cần nhớ 
Bài tập1:
Câu chuyện được kể theo thứ tự : Kể ngược theo dòng hồi tưởng được kể theo ngôi thứ nhất 
Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược
HS hoạt động nhóm BT 2.
HS đọc ghi nhớ.
I-Tìm hiểu chung:
1. Thứ tự kể trong văn tự sự: là trình tự kể các sự việc:
a.Kể xuôi: Kể theo thứ tự tự nhiên, kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên việc gì trước kể trước việc sau kể sau cho đến hết
b.Kể ngược: 
 Kể kết quả hay sự việc hiện tại kể ra trước sau đó mới dùng kể bổ sung hoặc để cho nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó
II-Luyện tập:
Bài tập2: Kể câu chuyện 1 lần em đi chơi xa theo gợi ý sgk

File đính kèm:

  • docngu van 6 tuan 9.doc
Giáo án liên quan