Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 35 (Năm học 2011-2012)

Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu phẩy:

_ HS đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các VD của SGK

_ Giải thích vì sao em đặt dấu phẩy vào những vị trí trên ?

 Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:

+ Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN.

+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

+ Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.

+Giữa các vế của câu ghép.

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 35 (Năm học 2011-2012), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H.	 ĐỘNG PHONG NHA
( Đọc thêm)
ð Giảm tải (Trả bài theo đề cương ôn thi cho HS)
Tuần 35
Tiết 130 TV
I/. Mục tiêu:
 Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than .
Lưu ý : Học sinh được học dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than ở Tiểu học .
II/. Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức :
Cơng dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than .
2. Kĩ năng :
 - Lựa chọn và sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết .
 - Phát hiện và sửa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 : Khởi động .
 1.Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
 3.Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt HS vào bài mới và ghi tựa bài
-Lớp báo cáo. 
-Hs nghe và ghi tựa bài .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Tìm hiểu công dụng 
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và điền dấu vào trong câu bài 1/149.
- Vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy ?
( - Dấu chấm hỏi dùng để đặt cuối câu nghi vấn)
- Dấu chấm dùng để đặt cuối câu trần thuật
- Dấu chấm than dùng đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán).
* Gọi học sinh đọc bài 2/149.
- Cách dùng dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm hỏi trong những câu sau có gì đặc biệt ?
Gv chốt : 
a) câu 2, 4 đều là câu cầu khiến nhưng cuối câu dùng dấu chấm. Đó là cách dùng đặc biệt .
b) Cách dùng dấu ( ! ?) thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung từ ngữ trước đó " Cách dùng đặc biệt .
- Các em có nhận xét gì về công dụng của dấu chấm, chấm than, dấu chấm hỏi ?
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
=> Học sinh điền dấu vào câu, giải thích.
a) (!) cảm thán
b) (?) câu hỏi 
c) (!), ( !). câu cầu khiến
d) (.), (.), (.) câu trần thuật .
=> a) câu 2, 4 đều là câu cầu khiến nhưng cuối câu dùng dấu chấm. Đó là cách dùng đặc biệt .
b) Cách dùng dấu ( ! ?) thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung từ ngữ trước đó " Cách dùng đặc biệt .
=> học sinh hiểu nói 
=> Học sinh đọc ghi nhớ/150
I. Công dụng 
1/ Tìm hiểu ví dụ :
* Bài tập 1/149.
a) (!)
b) (?)
c) (!), ( !).
d) (.), (.), (.)
* Bài 2:
a) câu 2, 4 đều là câu cầu khiến nhưng dùng dấu chấm " cách dùng đặc biệt.
b) câu dùng dấu (!, ?)
" Thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm.
­ Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn và dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán .
­ Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn và sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó .
Chữa lỗi dấu câu .
* GV gọi học sinh đọc các câu. 
Em hãy so sánh cách dùng nào đúng ?
Gv chốt :
+ Câu a1 dùng dấu chấm là đúng.
+ Câu a2 dùng dấu chấm phẩy làm cho câu này thành hai vế không liên quan với nhau.
+ Câu b1 dùng dấu chấm là không hợp lí vì làm cho vị ngữ tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ nối nhau bằng cặp quan hệ từ “ vừa … vừa”à dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy mới đúng
* Giáo viên gọi học sinh đọc bài 2/151
Hỏi : Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu đọc có vì sao không đúng ? và hãy chữa lại cho đúng .
Gv chốt : 
a) đặt dấu chấm hỏi sai " đó không là câu hỏi " dấu chấm đúng
b) đặt dấu chấm hỏi sai " đó không là câu hỏi " dấu chấm đúng.
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Giáo viên hướng dẫn làm luyện tập 150,151.
Bài tập 1 : Cho Hs đọc bài tập 1 à yêu cầu của bài tập 1 là gì ? 
Cho Hs hoạt động nhóm à nhóm trình bày –Hs nhận xét à Gv chốt : đặt dấu chấm sau đây là hợp lý :
+ ….. sông Lương .
+ …..đen xám .
+ …..đã đến .
+ …..tỏ khói .
+ …..trắng xoá .
Bài tập 2 : Cho Hs đọc bài tập 2 à yêu cầu của bài tập 2 là gì ? 
Gv hướng dẫn : Trước tiên xác định kiểu câu (nghi vấn) à nhận xét dùng dấu chấm hỏi của đoạn đối thoại đúng hay chưa đúng và chữa lại cho đúng ? 
Gv chốt : 
- Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa ? (đúng) .
- Chưa ?(sai, phải thay bằng dấu chấm vì là câu trần thuật) Thế còn bạn đã đến chưa ? (đúng) .
-Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy ? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật)
Bài tập 3 : Cho Hs đọc bài tập 3 à yêu cầu của bài tập 3 là gì ? 
Gv hướng dẫn Hs : Muốn đặt dấu chấm than phải xác định câu nào là câu cảm thán hoặc cầu khiến , sau đó xem xét các câu trong bài tập rồi mới đạt dấu câu cho chính xác .
Bài tập 4 : Cho Hs đọc bài tập 4 à yêu cầu của bài tập 4 là gì ? 
Gv hướng dẫn : Hs xác định câu theo mục đích gì rồi mới điền dấu thích hợp vào dấu ngoặc đơn của các câu trong bài tập .
Hs trình bày à Hs nhận xét à Gv chốt và sửa : (?), (!), (.), (?), (!), (!), (.) .
+ Câu a1 dùng dấu chấm là đúng.
+ Câu a2 dùng dấu chấm phẩy làm cho câu này thành hai vế không liên quan với nhau.
+ Câu b1 dùng dấu chấm là không hợp lí vì làm cho vị ngữ tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ nối nhau bằng cặp quan hệ từ “ vừa … vừa”
a) đặt dấu chấm hỏi sai " đó không là câu hỏi " dấu chấm đúng
b) đặt dấu chấm hỏi sai " đó không là câu hỏi " dấu chấm đúng.
Hs đọc 
Hs trả lời : đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp của đoạn văn 
Hoạt động nhóm 
Nhòm trình bày 
Lớp nhận xét 
Hs đọc 
Hs trả lời : dùng dấu (?) chưa đúng và sửa lại cho đúng .
Hs trả lời cá nhân 
Hs nhận xét 
Câu không phải là câu nghi vấn thì không dùng dấu chấm hỏi 
Hs trình bày từng câu và cách chữa lại cho đúng .
Hs đọc 
Hs trả lời : Đặt dấu chấm than vào chỗ thích hợp của các câu .
Câu 1 dùng dấu chấm than 
Câu 2,3 dùng dấu chấm .
Hs đọc 
Hs trả lời : Đặt dấu chấm câu vào chỗ thích hợp của các câu .
Hs trình bàyà Hs nhận xét
II. Chữa một số lỗi thường gặp 
* Bài 1/150 :
a) Câu dùng dấu (.) là đúng
b) Cách dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy mới đúng.
* Bài tập 2/151 :
a) đặt dấu chấm hỏi sai " đó không là câu hỏi " dấu chấm đúng
b) đặt dấu chấm hỏi sai " đó không là câu hỏi " dấu chấm đúng.
III. Luyện tập :
Bài tập1 : 
Dấu chấm cần đặt sau các từ ngữ sau đây :
+ ….. sông Lương .
+ …..đen xám .
+ …..đã đến .
+ …..tỏ khói .
+ …..trắng xoá .
Bài tập 2 : 
Dấu chấm hỏi chưa đúng và cần sửa lại :
- Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa ? (đúng) .
- Chưa ?(sai, phải thay bằng dấu chấm vì là câu trần thuật) Thế còn bạn đã đến chưa ? (đúng) .
-Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy ? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì d8ây là câu trần thuật) 
Bài tập 3 : 
Dấu chấm than thích hợp :
Động …..nước ta !
Chúng tôi ……quê tôi.
Động …..biết hết .
=> Câu 1 đặt dấu chấm than là đúng .
Bài tập 4 : 
Dấu chấm câu thích hợp vào dấu ngoặc đơn :
- Mày nói gì ? 
- Lạy chị, em nói gì đâu !
- Rồi Dế Choắt lủi vào .
- Chối hả ? Chối này ! Chối này ! 
- Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
x Củng cố :
 Theo hệ thống bài dạy .
x Dặn dò :
Bài vừa học :
+ Hiểu công dụng của các dấu câu đã học .
+ Nắm và hiểu rõ các lỗi thường gặp . 
v Hướng dẫn tự học :
 Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu văn bản “Động Phong Nha” (một đoạn) .
Chuẩn bị bài mới : ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) .
+ Tìm hiểu ví dụ để hiểu rõ công dụng .
+ Tìm hiểu ví dụ để biết một số lỗi thường gặp khi sử dụng dấu phẩy
+ Chuẩn bị cho phần luyện tập.
Bài sẽ trả : ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) .
-HS trả lời theo câu hỏi của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
Tuần 35
Tiết 131 
 TV
I/. Mục tiu:
Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học .
Lưu ý : Học sinh đã học dấu phẩy ở Tiểu học .
II/. Kiến thức chuẩn:
 1. Kiến thức :
Cơng dụng của dấu phẩy .
 2.Kĩ năng :
 - Phát hiện và sửa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy .
 - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong kho viết để đạt được mục đích giao tiếp .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 : Khởi động .
 1.Ổn định lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ :
 Hãy nêu rõ cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ?
3.Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt HS vào bài mới và ghi tựa bài
-Lớp báo cáo .
-Hs nghe câu hỏi và lên trả lời.
 -Hs nghe và ghi tựa bài .	
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu phẩy:
_ HS đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các VD của SGK
_ Giải thích vì sao em đặt dấu phẩy vào những vị trí trên ?
 Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
+ Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN.
+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
+ Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
+Giữa các vế của câu ghép.
* HS đọc ghi nhớ SGK/158
Hs đọc VD1 
Hs lên đặt dấu phẩy 
Hs nhận xét 
Giải thích .
Hs trả lời công dụng của dấu phẩy 
Hs trả lời : TN (,) TN (,) C-V .
 C-V1 (,) V2 …….
 C-V PN1 (,) PN2
 C-V (,) C-V 
I/ Công dụng của dấu phẩy:
1/ Tìm hiểu ví dụ:
a/ Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt(,) roi sắt(,) áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy(,) vươn vai một cái(,) bỗng biến thành một tráng sĩ.
b/ Suốt một đời người(,) từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuơi tay(,) tre với mình sống chết với nhau , chung thuỷ.
c/ Nước bị cản văng bọt tứ tung(,) thuyền vùng nằng cứ chực trụt xuống.
Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là :
 - Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ ;
 - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu ;
 - Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó ;
 -Giữa các vế của một câu ghép.
Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp về dấu phẩy:
_ HS đọc VD/ SGK. Em hãy đặt dấu phẩy vào đúng chỗ của nó.
_ Hướng dẫn HS tìm các trường hợp đã nêu trong ghi nhớ để tìm những chỗ đặt dấu phẩy. 
Gv chốt : 
Chào mào, sáo sậu, sáo đen …bay về, lượn lên … gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo, … cãi nhau, …
… cổ thụ, … của mùa đông, …
Hoạt động 3 : Luyện tập .
Gv treo bảng phụ à Hs đọc bài tập 1 à Yêu cầu : Đặt dấu phẩy vào những câu trong đoạn văn .
Gọi Hs thực hiện trên bảng
Gv chốt : 
a) Từ xưa đến nay (,) Thánh 
 TN C
 (giữa TN với cụm C-V)
Gióng // luôn là ….yêu nước (,)
 V1
 (Giữa V1 và V2 =cùng chức vụ)
 sức mạnh phi thường …….ta . 
 V2 
b)Buổi sáng(,)sương muối // phủ
 TN C V1
 (giữa TN với cụm C-V)
trắng cành cây(,)bãi cỏ . …….
 PN1 PN2 
 (giữa PN với nhau)
Núi đồi(,)thung lũng(,)bảng làng //
 C1 C2 C3 
 (giữa CN với nhau)
 chìm …mù .
 V
Mây // bò trên mặt đất(,) tràn 
 C V1 V2
vào trongsân(,) quấn …đường.
 V3
 (giữa VN với nhau)
Gv treo bảng phụ à Hs đọc bài tập 2 à Yêu cầu : Điền thêm CN để tạo câu hoàn chỉnh .
Gọi Hs thực hiện trên bảng
Gv chốt : Tuỳ Hs mà GV hướng dẫn cụ thể hơn 
a) xe máy , xe đạp 
b) Hoa lay-ơn , hoa cúc
c) vườn……, vườn ……
Gv treo bảng phụ à Hs đọc bài tập 3 à Yêu cầu : Điền thêm VN để tạo câu hoàn chỉnh .
Gọi Hs thực hiện trên bảng
Gv chốt : Tuỳ Hs mà GV hướng dẫn cụ thể hơn 
a) xe máy , xe đạp 
b) Hoa lay-ơn , hoa cúc
c) vườn……, vườn ……
Gv treo bảng phụ à Hs đọc bài tập 4 à Yêu cầu : Nghệ thuật dùng dấu phẩy trong câu văn của bài “cây tre Việt Nam” .
Gọi Hs giỏi thực hiện trả lời .
Gv chốt : Tuỳ Hs giỏi trả lời mà GV hướng dẫn cụ thể hơn:
Nhờ hai dấu phẩy à cân đối , diễn tả được nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay .
Hs đọc 
Hs đặt dấu phẩy 
Hs tìm và giải thích 
Hs đọc 
Hs trả lời 
Hs lên bảng thực hiện 
Hs nhận xét 
Hs đọc 
Hs trả lời 
Hs lên bảng thực hiện 
Hs nhận xét 
Hs đọc 
Hs trả lời 
Hs lên bảng thực hiện 
Hs nhận xét 
Hs đọc 
Hs giỏi trả lời 
Hs nhận xét 
II/ Chữa một số lỗi thường gặp:
Chào mào, sáo sậu, sáo đen …bay về, lượn lên … gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo, … cãi nhau, …
… cổ thụ, … của mùa đông, …
III/ Luyện tập :
Bài tập 1 : Đặt dấu phẩy vào những câu trong đoạn văn .
a) Từ xưa đến nay (,) Thánh 
 TN C
 (giữa TN với cụm C-V)
Gióng // luôn là ….yêu nước (,)
 V1
 (Giữa V1 và V2 =cùng chức vụ)
 sức mạnh phi thường …….ta . 
 V2 
b)Buổi sáng(,)sương muối // phủ
 TN C V1
 (giữa TN với cụm C-V)
trắng cành cây(,)bãi cỏ . …….
 PN1 PN2 
 (giữa PN với nhau)
Núi đồi(,)thung lũng(,)bảng làng //
 C1 C2 C3 
 (giữa CN với nhau)
 chìm …mù .
 V
Mây // bò trên mặt đất(,) tràn 
 C V1 V2
vào trongsân(,) quấn …đường.
 V3
 (giữa VN với nhau)
Bài tập 2 : Điền thêm CN để tạo thành câu hoàn chỉnh .
a) xe máy , xe đạp 
b) Hoa lay-ơn , hoa cúc
c) vườn……, vườn ……
Bài tập 3 : Điền thêm VN để tạo thành câu hoàn chỉnh .
a) thu mình trên cành cây , rụt cổ lại .
b) thẳng , xoè cánh quạt .
c) xanh biếc, hiền hoà .
Bài tập 4 * (HS giỏi) : Tạo ra nhịp điệu :
Nhờ hai dấu phẩy , Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối , diễn tả được nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay .
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
x Củng cố :
 Theo hệ thống bài dạy .
x Dặn dò :
Bài vừa học :
+ Tìm hiểu ví dụ để hiểu r cơng dụng .
+ Tìm hiểu ví dụ để biết một số lỗi thường gặp khi sử dụng dấu phẩy.
+ Xem lại các bi tập luyện tập . 
v Hướng dẫn tự học :
- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp .
- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng .
Chuẩn bị bi mới : Xem lại đề bài viết TLV số 7 và kiểm tra tiếng Việt để được trả bài viết và kiểm tra .
Bài sẽ trả : Kiểm tra sự chuẩn bị .
-HS trả lời theo câu hỏi của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
Tuần 35
Tiết 132 Tiết 132
 TLV+TV 
I/. Mục tiêu:
 1. giúp Hs tự nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong các bài viết và bài làm của mình về nội dung và hình thức trình bày .
 2. HS tự sửa các lỗi, xây dựng dàn ý cho bài viết của mình .
 3. Củng cố thêm các bước kỹ năng :
 - Viết câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là .
 - Làm văn miêu tả sáng tạo .
 - HS nắm lý thuyết và thực hành các biện pháp tu từ và các kiểu câu trần thuật đơn .
II/. Kiến thức chuẩn:
	- HS nhận biết khả năng bài làm của mình, sửa chữa các lỗi HS mắc phải( dấu câu, cách dùng từ, câu thiếu chủ,vị)
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
 1. Ổn định.
 2. KTBC: Thông qua.
 3. Bài mới:
A. Tập làm văn .
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn bài (có biểu điểm).
 Gv viết đề TLV (số 7) 
* ĐỀ BÀI :
Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát , đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại .
-Yêu cầu HS chép đề vào giấy bài làm 
-GV định hướng cách làm bài cho HS:
 +Tìm hiểu đề.
 +Tìm ý
 +Lập dàn ý.
 Dàn bài (biểu điểm)
I. Mở bài : (1 điểm)
 -Giới thiệu nhân vật đó là nhân vật nào ?
 - Em gặp ở đâu ?
II. Thân bài : Có thể tập trung vào một số ý chính sau đây :
 * Tả nhân vật .
 - Ngoại hình .
 + Nhân vật đó xuất hiện trong hoàn cảnh nào ? . (1 điểm)
 + Có ngoại hình gì khác thường ? (1 điểm)
 + Là chính diện hay phản diện ? (1 điểm)
 + Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp … (1 điểm)
 - Hành động :
 + Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ . (1 điểm)
 + Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác … (1 điểm)
 - Tài năng .
 + Có tài năng gì giúp ích cho mọi người . (1 điểm)
 + Tài năng có gây cho em cảm phục không ? (1 điểm)
III. Kết bài : (1 điểm)
 Cảm nghĩ của em đối với nhân vật có ngoại hình khác thường như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 2: Thống quả kết quả làm bài.
Môn
Lớp
Điểm
0 ð >3 
Điểm
3 ð >5
Điểm
5 ð >7
Điểm
7 ð >9
Điểm
9 ð 10
Trên 
Tb
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
TLV số 6
7/4
16
7
23
100
HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét ưu , khuyết điểm.
 -Ưu điểm:
+Trình bày khá đúng yêu cầu.
+Đa số hs trình bày về chữ viết khá .
 -Khuyết điểm:
 +sai chính tả nhiều với cc lỗi: ~/?, c/t,n/ng, viết hoa không đúng chỗ (Rất nhiều em)
+chưa biết làm văn: 
+đa số lời văn còn vụn về.
+còn một số em dùng kí hiệu đầu dòng .
+một số hs dùng từ chưa chính xác .
+bố cục chưa cân đối .
HOẠT ĐỘNG 4:Hướng khắc phục.
-Để làm bài hay, hoàn chỉnh về nội dung và bố cục phải thực hiện đủ năm bước:
+Tìm hiểu đề.
+Tìm ý.
+Dàn bài
+Viết bài.
+Đọc lại bài.
-Đọc và ghi lại những lời, ý hay từ sách tham khảo.
-Xem lại quy tắc viết hoa ở bài “Danh từ” tiếp theo.
HOẠT ĐÔNG 5: Đọc bài mẫu
 -Gv chọn hai bài để đọc trước lớp
+một bài có điểm số nhỏ nhất .
+một bài có điểm số cao nhất
-Đọc xong, gọi Hs nhận xét
-Gv phân tích để hs thấy cái hay cái chưa hay của bài văn.
B. Tiếng Việt .
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT TV 
* Thống kê chất lượng bài kiểm tra tiếng Việt .
Môn
Lớp
Điểm
0 ð >3 
Điểm
3 ð >5
Điểm
5 ð >7
Điểm
7 ð >9
Điểm
9 ð 10
Trên 
Tb
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
KT TV
7/4
7
12
4
23
100
HOẠT ĐÔNG 6: CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
1/. Củng cố :
 + Muốn tả cảnh cần phải làm gì ?
Xác định cảnh cần tả
Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự hợp lý.
 + Bố cục bài văn tả cảnh thường gồm có mấy phần ?
 A. Một 
 B. Hai
 ü C. Ba
 D. Bốn
 2/. Hướng dẫn tự học : 
- Hòan thành các bài tập vào vở BTNV .
- Chuẩn bị chương trình văn học địa phương “ Các tác giả và tác phẩm tỉnh Trà Vinh”
A. Tập làm văn .
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn bài (có biểu điểm).
 Gv viết đề TLV (số 7) 
* ĐỀ BÀI :
 Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình.
-Yêu cầu HS chép đề vào giấy bài làm 
-GV định hướng cách làm bài cho HS:
 +Tìm hiểu đề.
 +Tìm ý
 +Lập dàn ý.
 Dàn bài (biểu điểm)
I. Mở bài : (1 điểm)
 - Em thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn. (0,5 điểm)
 - Trong truyện ông Tiên thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành , lương thiện qua cơn khốn khó , đêm lại niềm vui và hạnh phúc cho họ . (0,5 điểm)
II. Thân bài : Có thể tập trung vào một số ý chính sau đây :
 * Tả ông Tiên .
 - Ngoại hình .
 + Tiên xuất hiện trong ánh hào quan và hương thơm . (1 điểm)
 + Là cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống cây gậy trúc . (2 điểm)
 + Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp … (1 điểm)
 - Tính nết .
 + Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ . (1 điểm)
 + Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác … (1 điểm)
 - Tài năng .
 + Có phép thần thông biến hóa . (1 điểm)
 + Đi mây về gió, lúc ẩn lúc hiện . (1 điểm)
III. Kết bài : (1 điểm)
 - Nhân vật ông tiên đại diện cho công lý , bên vực cho người lương thiện, trừng trị kẻ ác . (0,5 điểm)
 - Hình ảnh ông Tiên quen thuộc in đậm trong trí của em mãi mãi . (0,5 điểm)
HOẠT ĐỘNG 2: Thống quả kết quả làm bài.
Môn
Lớp
Điểm
0 ð >3 
Điểm
3 ð >5
Điểm
5 ð >7
Điểm
7 ð >9
Điểm
9 ð 10
Trên 
Tb
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
TLV số 6
6/5
0
0
4
12.5
16
50
12
37.5
0
0
28
87.5
6/6
0
0
3
10.4
15
51.7
11
37.9
0
0
27
93
HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét ưu , khuyết điểm.
 -Ưu điểm:
+Trình bày khá đúng yêu cầu.
+Đa số hs trình bày về chữ viết khá .
 -Khuyết điểm:
 +sai chính tả nhiều với cc lỗi: ~/?, c/t,n/ng, viết hoa không đúng chỗ (Rất nhiều em)
+chưa biết làm văn: 
+đa số lời văn còn vụn về.
+còn một số em dùng kí hiệu đầu dòng .
+một số hs dùng từ chưa chính xác .
+bố cục chưa cân đối .
HOẠT ĐỘNG 4:Hướng khắc phục.
-Để làm bài hay, hoàn chỉnh về nội dung và bố cục phải thực hiện đủ năm bước:
+Tìm hiểu đề.
+Tìm ý.
+Dàn bài
+Viết bài.
+Đọc lại bài.
-Đọc và ghi lại những lời, ý hay từ sách tham khảo.
-Xem lại quy tắc viết hoa ở bài “Danh từ” tiếp theo.
HOẠT ĐÔNG 5: Đọc bài mẫu
 -Gv chọn hai bài để đọc trước lớp
+một bài có điểm số nhỏ nhất .
+một bài có điểm số cao nhất
-Đọc xong, gọi Hs nhận xét
-Gv phân tích để hs thấy cái hay cái chưa hay của bài văn.
B. Tiếng Việt .
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT TV 
* Thống kê chất lượng bài kiểm tra tiếng Việt .
Môn
Lớp
Điểm
0 ð >3 
Điểm
3 ð >5
Điểm
5 ð >7
Điểm
7 ð >9
Điểm
9 ð 10
Trên 
Tb
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
KT TV
6/5
0
0
3
9.4
14
43.8
12
37.5
3
9.4
29
90.6
6/6
0
0
1
3.5
8
27.6
20
68.9
0
0
28
96.6
HOẠT ĐÔNG 6: CỦNG CỐ – DẶN DÒ 

File đính kèm:

  • doctuần 35.doc.doc