Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 28

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu

- Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Sách GK, sách GV

- Giáo án

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2 kiểm tra bài cũ :

- Thế nào là hoán dụ ? có mấy loại hoán dụ ? kể ra, cho ví dụ.

- So sánh ẩn dụ và hoán dụ ? cho ví dụ cụ thể

3/Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/3/2013	Tuần: 28
Ngày kiểm tra:	Tiết: 105,106
Tên bài kiểm tra:	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau :
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết .
- Trong khi thực hành, biết cách vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó.
- Rèn luyện các kỹ năng viết nói chung ( diển đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp….)
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên : Chọn hai đề kiểm tra và đáp án 
- Học sinh : Giấy kiểm tra, viết, thước
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Tiến hành kiểm tra:
Hoạt động của GV	Hoạt động của HS	Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đề kiểm tra
- Chép đề kiểm tra lên bảng
* Hoạt động 2: Thu bài
- Yêu cầu HS nộp bài
- Chép vào giấy kiểm tra
- Lớp trưởng thu nộp cho GV
* Đề kiểm tra:
- Đề: Em hãy viết bài văn tả lại hình ảnh của ông em.
* Đáp án, thang điểm:
A. Gợi ý đáp án:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về hình ảnh, tuổi tác của ông nội ( ngoại) em.
- Thân bài:
+ Miêu tả chi tiết về ngoại hình ( Chú ý: dáng người khom, tóc bạc, da nhăn,…)
+ Miêu tả về cử chỉ, chân đi với gậy, trên khuôn mặt hiện lên những tình cảm thật nòng hậu, 
+ Miêu tả về hành động: Ông thường chăm sóc hoa kiểng, hàng ngày tưới nước cho cây. Ông thường hay kể chuyện cho em nghe, dạy em cách làm người.
+ Lời nói run run nhưng em vẫn thấy tình cảm ấm áp từ ông 
- Kết bài: Tình cảm yêu mến, tôn kính của em đối với ông 
B. Thang điểm:
Thang điểm:
Từ 9 đến 10:
+ Đạt được tốt các ý trên.
+ Diễn đạt tốt, lời văn rõ ràng mạch lạc.
+ Bố cục rõ ràng, có nhiều chi tiết miêu tả, liên tưởng, so sánh,…
+ Mắc không quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Từ 7 đến 8:
+ Đạt được các ý trên.
+ Diễn đạt tương đối tốt, lời văn rõ ràng mạch lạc.
+ Bố cục rõ ràng, có chi tiết miêu tả, có tưởng tượng, so sánh,…
+ Mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Từ 5 đến 6:
+ Đạt được các ý trên nhưng còn thiếu.
+ Diễn đạt được, lời văn tương đối rõ ràng mạch lạc.
+ Đảm bảo bố cục, miêu tả còn ít, liên tưởng, so sánh còn nghèo nàn.
+ Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Từ 3 đến 4:
+ Diễn đạt chưa tốt, lời văn chưa được mạch lạc.
+ Đảm bảo bố cục, miêu tả quá sơ sài
+ Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Từ 0 đến 2:
+ Diễn đạt chưa tốt, lời văn chưa được mạch lạc.
+ Không đảm bảo bố cục
+ Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
3. Hướng dẫn về nhà:
- Xem trước bài mới: “Các thành phần chính của câu”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	10/3/2013	Tuần: 28
Ngày dạy:	Tiết: 107
Tên bài dạy:	CÁC THÀNH CHÍNH CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu
- Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Sách GK, sách GV
- Giáo án 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là hoán dụ ? có mấy loại hoán dụ ? kể ra, cho ví dụ.
- So sánh ẩn dụ và hoán dụ ? cho ví dụ cụ thể
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Ở lớp dưới, ta đã học các thành phần nào của câu ? hôm nay ra sẽ cùng ôn lại.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ.
- Nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở tiểu học.
- Học sinh quan sát ví dụ tìm các thành phần câu.
- Lần lược bỏ từng thành phần. Nhận xét.
? Vậy trong câu thành phần nào bắt buộc phải có mặt ? ta gọi đó là thành phần gì ?
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ.
- Học sinh quan sát vị ngữ ở ví dụ trên 
? Tìm phó từ chỉ quan hệ thời gian ở vị ngữ. Thay bằng các phó từ khác ?
- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
- Em hãy đặt câu hỏi cho ví dụ trên để tìm vị ngữ.
- Phân tích các ví dụ SGK (giáo viên dán bảng phụ).
? Tìm cấu tạo của các vị ngữ đó ? xác định từ loại.?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
Chẳng bao lâu : Trạng ngữ.
Tôi : Chủ ngữ.
Đã trở thành …. : Vị ngữ.
- Bỏ trạng ngữ : Câu vẫn có nghĩa.
- Bỏ chủ ngữ, vị ngữ câu không có nghĩa, không diển trọn vẹn ý.
- Chủ ngữ, vị ngữ " thành phần chính của câu.
- Giáo viên chốt ý .
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh quan sát vị ngữ ở ví dụ trên 
- đã, đang, sẽ, mới, sắp.
" Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian.
- Làm gì ? như thế nào ? làm sao ? là gì ?
- Chẳng bao lâu tôi như thế nào ?
a) Ra đứng cửa hàng như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
Học sinh quan sát các vị ngữ 
" Có 2 vị ngữ, vị ngữ là một cụm từ " động từ.
b) Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui tấp nập.
" có 4 vị ngữ.
- Nằm sát bên bờ sông-cụm từ " động từ.
- Ồn ào, đông vui, tấp nập " là 1 từ " tính từ.
c) Người bạn thân " 1 vị ngữ, cụm từ, cụm danh từ.
Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau " 1 vị ngữ, cụm từ .
- Cụm động từ.
- Nhận xét xem trong câu có bao nhiêu vị ngữ ?
Có một hoặc nhiều vị ngữ.
I. Thành phần chính, thành phần phụ.
- Thành phần phụ: Trạng ngữ
- Phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ
* Ghi nhớ : SGK/92
II. Vị ngữ:
* Tìm hiểu VD:
- Trở thành 1 chàng dế thanh niên cường tráng ( cụm động từ).
- Nằm sát bờ sông (cụm động từ)
- Ồn ào, đông vui, tấp nập " tính từ.
" Vị ngữ
* Ghi nhớ: SGK/93
4. Củng cố:
- Vị ngữ là gì?. Cấu tạo của nó?
	5. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại bài, Học ghi nhớ trong SGK
- Chuẩn bị phần còn lại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	10/3/2013	Tuần: 28
Ngày dạy:	Tiết:108
Tên bài dạy:	CÁC THÀNH CHÍNH CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu
- Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Sách GK, sách GV
- Giáo án 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Vị ngữ là gì? Hãy đặt 1 câu rồi sau đó phân tích C-V?
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu chủ ngữ, cấu tạo của chủ ngữ.
- Cho học sinh quan sát các ví dụ ở trên. CN tôi, chợ Năm Căn. Cây tre chỉ cái gì trong câu ?
? Chủ ngữ có thể trả lời cho những câu hỏi nào .
? Em hãy thử đặt câu hỏi cho VD.
? Quan sát cấu tạo của các chủ ngữ. Nhận xét cấu tạo của chủ ngữ.
- Chủ ngữ được cấu tạo như thế nào ? câu có thể có bao nhiêu chủ ngữ ?
- Chủ ngữ có thể là động từ hoặc tính từ.
? Chủ ngữ là gì? Cấu tạo của chủ ngữ trong câu
* Hoạt động 5 : Luyện tập .
- Nêu yêu cầu HS nêu bài tập 1
- Hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu câu hỏi
- Yêu cầu HS nhận xét
- Nhận xét , sửa chữa và cho điểm
- Nêu yêu cầu HS nêu bài tập 2
- Hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu câu hỏi
- Yêu cầu HS nhận xét
- Nhận xét , sửa chữa và cho điểm
- Quan sát các ví dụ ở trên.
- Ai ? con gì ? Cái gì ?
? Cái gì là người bạn thân của nhân dân Việt Nam.
- Tôi : đại từ, 1 chủ ngữ.
- Chợ Năm Căn, cây tre, chủ ngữ: Cụm danh từ.
- Tre, nứa, mai, vầu : nhiều chủ ngữ : danh từ.
- Học tập là nghĩa vụ của học sinh.
- Sạch sẻ là tính tốt của mọi người.
- Nêu theo ghi nhớ trong SGK
- Đọc yêu cầu của bài tập 1
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
- Từng cá nhân lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
- Theo dõi và ghi chép
- Đọc yêu cầu của bài tập 2
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
- Thảo luận, đại diện nhóm lên bảng làm
III. Chủ ngữ:
* Tìm hiểu VD:
- Tôi : đại từ, 1 chủ ngữ.
- Chợ Năm Căn, cây tre, chủ ngữ: Cụm danh từ.
- Tre, nứa, mai, vầu : nhiều chủ ngữ : danh từ.
- Học tập là nghĩa vụ của học sinh.
- Sạch sẻ là tính tốt của mọi người.
* Ghi nhớ: SGK/93
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Các CN, VN:
+ Câu 1: Tôi ( CN-đại từ)/ đã trở . . . tráng ( VN-CĐT)
+ Câu 2: Đôi càng tôi ( CN – CDT) / mâm bóng ( VN – TT)
+ Câu 3: Những . . . khoeo ( CN – CDT) / cứ cứng . . . hoắt ( VN – 2 CTT)
+ Câu 4: Tôi ( CN – Đại từ) / co cẳng . . . ngọn cỏ ( VN – 2 CĐT)
Những ngọn cỏ ( CN – CDT)/ gẫy rạp . . . qua ( VN – CĐT)
2. Bài tập 2:
Tham khảo các câu như sau:
- Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút
- Bạn em rất tốt
- Bà đỡ Trần là người ở huyện Đông Triều
- Em đã giúp một đứa bé qu đường.
- Trong lớp em Nam rất hiền lành, hay giúp đỡ các bạn.
- Thạch Sanh là 1 chàng dũng sĩ.
4. Củng cố:
- Chủ ngữ là gì?. Cấu tạo của nó?
- Vị ngữ là gì?. Cấu tạo của nó?
	5. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại bài, Học 3 ghi nhớ trong SGK
- Chuẩn bị bài mới: Thi làm thơ năm chữ
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tân Thạnh, ngày 18 tháng 3 năm 2013
Ký, duyệt của Tổ trưởng
VŨ THỊ ÁNH HỒNG

File đính kèm:

  • docT109,110,111,112.doc