Giáo án Ngữ văn 6 tuần 26 - Trường THCS Đạ Long

Tiếng Việt:

HOÁN DỤ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được khía niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.

 - Hiểu được tác dụng của hoán dụ

 - Biết vận dụng kiến thức vê fhoasn dụ vào việc đọc hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.

 - Tác dụng của phép hoán dụ.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.

 - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói.

3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực tiếp thu bài.

C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, thuyết giảng, tích hợp văn bản.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tuần 26 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26	 Này soạn: 28/02/2015
Tiết PPCT: 101-102 	 Ngày dạy: 02/03/2015 
Văn bản: 
CÔ TÔ
	 - Nguyễn Tuân -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
 - Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
 - Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nứơc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm văn bản:giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
 - Đọc-hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
 - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3. Thái độ: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và có ý thức quảng bá, giữ gìn.
C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đọc hiểu văn bản, phát vấn, thuyết trình, phân tích, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6ª1: Sĩ số:........ Vắng:........(P:........; KP:...........)
 - Lớp 6ª2: Sĩ số:........ Vắng:........(P:........; KP:...........)
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”? Cho biết tình cảm của nhà thơ đối với Lượm?
3. Bài mới:
 - Sau một chuyến ra đi thăm Quảng Ninh, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết bài kí về Cô Tô. Một hòn đảo ở Quảng Ninh, Bắc Bộ nước ta. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
Giới thiệu chung
HS: Đọc chú thích 
GV: Nêu một vài nét chính về tác giả ?
HS: Trả lời theo chú thích
GV: Cho xem chân dung, giới thiệu thêm.
- Nhà văn Nguyễn Tuân, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.
- Thời niên thiếu Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, ông đã hai lần bị bắt, bị tù. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí. Sau Cách mạng Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Ngoài ra ông còn là nhà phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học, được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Những tác phẩm:  Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, tùy bút kháng chiến và hoà bình, Sông Đà,...
GV: Văn bản được trích từ tác phẩm nào? Thể loại gì?
GV giới thiệu: Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học).
Đọc-hiểu văn bản
GV: Nêu yêu cầu đọc, Gv và Hs đọc hết văn bản.
- Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.
GV: Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
GV: Xác định Bố cục của bài văn?
HS: 3 đoạn:
+ Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đã qua
+ Cảnh mặt trời mọc trên biển.
+ Còn lại: Cảnh sinh hoạt và lao động.
GV: Nhà văn đứng ở đâu để quan sát quang cảnh Cô Tô? Vẻ đẹp của đảo hiện lên qua những hình ảnh nào?
HS: Tìm chi tiết.
GV: Khi miêu tả tác giả sử dụng nghệ thuật và từ loại nào?
HS: Tính từ màu sắc, nghệ thuật so sánh.
GV: Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi, bao la, tươi đẹp của Cô Tô sau cơn bão và chuyển ý: Mặt trời mọc trên biển, hoàng hôn xuống trên núi luôn là đề tài hấp dẫn của thơ ca nhạc họa. Bây giờ chúng ta sẽ khám phá cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
TIẾT 104
HS: Đọc đoạn 2
GV: Tác giả chọn vị trí nào để miêu tả, miêu tả theo trình tự nào? và tập trung miêu tả cảnh trời mọc trên biển qua những chi tiết nào? 
GV: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
HS: Miêu tả từ xa đến gàn, so sánh liên tưởng.
GV: Nhận xét của em về cảnh mặt trời mọc trên biển ở đây như thế nào? 
GV phân tích cảm nhận: Bằng đôi mắt quan sát và tài năng nghệ thuật Nguyễn Tuân đã quan sát và ghi lại những khám phá tinh tế mới mẻ của mình về cảnh mặt trời mọc. Mặt trời nhô lên trên biển như lòng đỏ trứng gà nằm ở nơi trời nước giao nhau.Sự liên tưởng vừa độc đáo vừa cụ thể “Quả trứng hồng hào...”.Mặt trời dần dần lên cao, sự sống thiên nhiên xuất hiện với cánh nhạn, hải âu chao liệng...
HS: Đọc phần còn lại. 
Thảo luận nhóm: Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo cô Tô, tác giả chọn địa điểm nào, thời gian nào để quan sát? Có những hoạt động gì? 
HS: Làm việc theo bàn, trình bày
GV: Và HS nhận xét.
GV: Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô ?
HS: Đây là cảnh sinh hoạt đặc trưng của dân trên đảo.
GV: Liên hệ đời sống cần nước ngọt, trữ nước ngọt trên đảo.
GV: Tác giả tập trung miêu tả cụ thể nhân vật nào?
HS: Anh chị Châu Hòa Mãn
GV: Con người ở đây như thế nào?
HS: Trẻ trung, yêu lao động, dịu dàng, dịu hiền.
GV: Qua các hoạt động trên đảo em thấy cuộc sống ở đây ra sao?
HS: Bộc lộ, chốt ý.
GV: Cho Hs xem phim về Cô Tô. Qua bài học em học được gì về nghệ thuật miêu tả và tình yêu quê hương của Nguyễn Tuân.
HS: Tìm nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
GV: Liên hệ giáo dục: Là học sinh các em cần học tập, tiếp tục khám phá và quãng bá vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của tình yêu..
Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Đọc lại văn bản để nắm vững vẻ đẹp của Cô Tô
- Sưu tầm thêm các bài viết khác về Cô Tô
* Bài mới: Soạn bài “Hoán dụ”
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội, sở trường của ông là thể tuỳ bút và ki.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ:“ Cô Tô” là phần cuối của bài ký 
“Cô Tô” 1976.
- Thể loại: Ký
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 
- Từ đầu  sóng ở đây: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão.
- Tiếp  nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển.
- Còn lại: Cuộc sống sinh hoạt của người dân trên đảo.
b1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
Điểm nhìn: Trên nóc đồn
Cảnh nổi bật:
+ Bầu trời trong sáng
+ Cây thêm xanh mượt
+ Nước biển lại lam biếc, đặm đà hơn, cát lại vàng giòn hơn.
+ Lưới càng nặng thêm mẻ cá giã đôi.
-> So sánh:Bức tranh tươi sáng, bao la và mang sức sống mới. 
Tiết 2
b2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô:
- Điểm nhìn: Ngoài mũi đảo-> phù hợp.
- Mặt trời chưa mọc: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính.
- Mặt trời mọc.
+ Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc ...
Mặt trời lên: Vài chiếc nhạn chao đi chao lại, hải âu là là nhịp cánh.
=> So sánh, miêu tả: Nguy nga, tráng lệ, rực rỡ..
b3. Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
- Cảnh sinh hoạt:
+ Tắm quanh giếng
+ Gánh nước và múc nước nhộn nhịp
+ Thuyền chuẩn bị ra khơi.
- Hình ảnh so sánh:
+ Cái sinh hoạtđất liền
+ Chị Hòa Mãn địu connhư biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
-> Cảnh sinh hoạt đầm ấm, đông vui và thanh bình.
3. Tống kết:
a. Nghệ thuật:
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Hiểu ý nghĩa các hính ảnh so sánh.
- Tham khảo một số bài viết về đảo Cô Tô để hiểu và thêm yêu mến một vùng đất của Tổ Quốc.
* Bài mới: Soạn bài “Hoán dụ”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 26	 Ngày soạn: 28/02/2015
Tiết PPCT: 103 Ngày dạy: 03/03/2015
Tiếng Việt:
HOÁN DỤ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khía niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
 - Hiểu được tác dụng của hoán dụ
 - Biết vận dụng kiến thức vê fhoasn dụ vào việc đọc hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
 - Tác dụng của phép hoán dụ.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
 - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực tiếp thu bài.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, thuyết giảng, tích hợp văn bản.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6ª1: Sĩ số:........ Vắng:........(P:........; KP:...........)
 - Lớp 6ª2: Sĩ số:........ Vắng:........(P:........; KP:...........)
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm ẩn dụ? Nêu vi dụ?
3. Bài mới:
 - Hoán dụ cũng là một phép tu từ thường xuất hiện trong các tác phẩm văn chương. Vậy thế nào là hoán dụ, hoán dụ có tác dụng gì? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung 
GV: Treo bảng phụ 
HS: Đọc VD SGK/82
GV: Các từ in đậm trong những câu thơ dưới đây có gì đặc biệt? Chúng được dùng để chỉ ai?
HS: Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó.
- Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân;
- Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.
GV: Giữa “áo nâu”, “áo xanh”, “nông thôn”, “thành thị” với sự vạt được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
HS: - “áo nâu” với “người nông thôn”.
 - “áo xanh” với “người công nhân”.
 - “nông thôn” với “nông dân”.
 - “thành thị” với “công nhân”.
GV: Nếu ta thay: người dân ở nông thôn cùng người công nhân ở thành thị tất cả cùng đứng lên với cách nói: «áo nâu  ». Hãy so sánh 2 cách nói ấy. Cách nói nào hay hơn có giá trị gợi cảm gợi hình cao hơn? 
HS: Áo nâu, áo xanh giúp ta liên tưởng nhân ra dấu hiệu chỉ rõ màu áo của người nông dân, người công nhân. Cách nói thứ 2 có giá trị gợi hình, gợi cảm cao hơn.
GV: Chúng ta gọi đó là hoán dụ. Vậy theo em hoán dụ là gì? 
HS : (Hoán: đổi): Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
GV: Áo nâu, áo xanh giúp ta liên tưởng nhân ra dấu hiệu chỉ rõ màu áo của người nông dân, người công nhân. Sự thay thế ấy cô gọi kiểu hoán dụ thứ nhất.
GV: Cô gọi “thị thành, nông thôn”: là vật chứa đựng. Nông dân sống ở nông thôn, công nhân sống nơi thành thị là vật bị chứa đựng. Đây là kiểu hoán dụ thứ 2. Em hãy gọi tên kiểu này? 
HS: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng 
GV: “Bàn tay ta  cơm”. Kiểu hoán dụ trong bài này? “Bàn tay ta” chỉ ai? (Người lao động)? Bàn tay và người lao động có quan hệ gần gũi về gì? 
HS: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
GV: “Một cây làm chẳng  3 cây  cao”. Hoán dụ trong ví dụ này? Một cây? (số lượng cụ thể) Số ít (trừu tượng), (cụ thể), ba cây: số lượng nhiều, (trừu) (khó xác định). Từ đó ta có kiểu hoán dụ tiếp theo: Lấy cụ thể để gọi cái trừu tượng.
GV: Qua các ví dụ đã phân tích, em hãy cho biết có tất cả mấy kiểu hoán dụ? 
HS: Trả lời, đọc ghi nhớ
Luyện tập
Bài 1: Chỉ ra hoán dụ, mối quan hệ giữa các quan hệ các sự vật? Làng xóm chỉ ai? Đó là quan hệ gì? 
- Quan hệ? (Sự lưu luyến)
- Trái đất? Quan hệ? (Ghi nhận công lao của Bác) 
Bài 2: 
- Hoán dụ:  Sen tàn, cúc lại nở hoa
  Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
 (Truyện Kiều)
- Ẩn dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 (Viễn Phương)
- Hai câu thơ rút trong Truyện Kiều có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Hình ảnh sen tànvà cúc nở đều gợi liên tưởng về mùa thu đến, bởi trên thực tế hai hiện tượng này thường xảy ra vào lúc cuối hè, đầu thu (các sự vật hiện tượng mang dấu hiệu chỉ mùa, có quan hệ gần gũi và ngụ ý chỉ thời gian). Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
Hướng dẫn tự học
Học thuộc lòng ghi nhớ.
Chuẩn bị bài “ Các thành phần chính của câu”. Ôn lại hai thành phần chính của câu. Đọc sgk, xác định thành phần chính.
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoán dụ, tác dụng của nó:
a.Ví dụ: SGK/82
- Áo nâu: màu áo người nông dân thường mặc người nông dân ở nông thôn. 
- Áo xanh: màu áo người công dân thường mặc nguời công nhân ở thành thị.
Nông thôn: chỉ nơi ở sinh sống, sản xuất của nông dân.
Thành thị: chỉ nơi ở, làm việc của công nhân
 Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. Hoán dụ
- Tác dụng: Tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự biểu đạt.
* Ghi nhớ: sgk/82
2. Dấu hiệu nhận diện hoán dụ:
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
( Vd: áo nâu, áo vải)
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng 
(Vd: Nông thôn, thành thị)
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
(Vd: Bàn tay)
- Lấy cụ thể để gọi cái trừu tượng.
(Vd: một cây)
*Ghi nhớ: sgk/83 
II/ Luyện tập:
Bài 1: Hoán dụ và mối quan hệ giữa các sự vật.
a. Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng 
 Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
b. Mười năm: chỉ thời gian ngắn, trước mắt
 ( Cụ thể)
Trăm năm: chỉ thời gian lâu dài ( Cụ thể)
-> Lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng.
c. Áo chàm: chỉ đồng bào Việt Bắc quan hệ dấu hiệu sự vật với nhau
d. Trái đất: chỉ nhân loại (mọi người sống trên trái đất): quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
Bài 2: Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.
- Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
- Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.
III. Hướng dẫn tự học:
*Bài cũ: Nhớ khái niệm hoán dụ. Viết một đoạn văn miêu tả cso sử dụng phép hoán dụ.
*Bài mới: Soạn bài “ Tập làm thơ bốn chữ”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 26 Ngày soạn: 05/03/2015
Tiết PPCT: 104 Ngày dạy: 07/03/2015
Tập làm văn:
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
A: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ.
 - Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
 - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.
 - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
3. Thái độ: Có tinh thần học hỏi.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, phân tích, phát vấn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6ª1: Sĩ số:........ Vắng:........(P:........; KP:...........)
 - Lớp 6ª2: Sĩ số:........ Vắng:........(P:........; KP:...........)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
3. Bài mới: Các em đã được học một số bài thơ theo thể 4 chữ. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn thể thơ này để biết cách làm bài thơ 4 chữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Củng cố kiến thức
GV: Dựa vào bài thơ “Lượm” hãy nhận xét về thể thơ 4 chữ: số chữ trong câu, nhịp, vần?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý cho ghi.
GV: Hướng dẫn Hs nhận biết cách gieo vần qua các ví dụ sgk/85
HS: Quan sát nhận biết, cho ví dụ.Luyện tập
* Trình bày khổ thơ 4 chữ đã chuẩn bị ở nhà 
- Hs: Đọc thơ
- Gv viết lên bảng
- Hs:trình bày nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của khổ thơ đó.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv sửa lỗi, đánh giá.
* Tập làm bài thơ.
- Từng Hs: phát triển khổ thơ thành bài thơ hoặc viết bài thơ mới.
- Gv theo dõi để giúp các em thống nhất về nội dung, dùng từ để có vần.
- Hs trình bày, nhận xét cho nhau.
- Gv nhận xét.
Hướng dẫn tự học
- Xem lại bài giảng, đọc nhiều bài thơ 4 chữ để nắm đặc điểm.
- Tự sáng tác một bài thơ 4 chữ hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị: Mỗi nhóm tự tìm hiểu thể thơ năm chữ qua bài “Đêm nay Bác không ngủ”, tập làm 1 bài thơ năm chữ.
- Ôn lại văn miêu tả người chuẩn bị bài viết số 6
I. Củng cố kiến thức:
- Thơ 4 chữ là thể thơ có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể, tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ.
- Cách gieo vần:
+Vần lưng: được gieo ở giữa dòng thơ.
Vd: Ngàn cây nghiêm trang 
 Mơ màng theo bụi.
+ Vần chân: Vần gieo ở cuối dòng thơ.
Vd: Mây lưng chừng hàng
 Ngàn cây nghiêm trang.
+ Vần liền: Các câu thơ có vần liên tiếp ở cuối câu.
Vd: Nghé hành nghé hẹ
 Nghé chẳng theo mẹ
 Thì nghé theo đàn
 Nghé chớ đi càn
+ Vần cách: các vần tách ra không liền nhau.
Vd: Cháu đi đường cháu
 Chú lên đường ra
 Đến nay tháng sáu
 Chợt nghe tin nhà.
II. Luyện tập:
1. Tập làm khổ thơ 4 chữ về nội dung tự chọn.
2. Tập làm bài thơ 4 chữ.
III. Hướng dẫn tự học:
- Nhớ đặc điểm thể thơ 4 chữ
- Nhớ một số vần cơ bản, nhận diện thể thơ 4 chữ
- Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ, sáng tác thêm.
- Chuẩn bị bài “Thi làm thơ năm chữ”
Hướng dẫn làm bài văn tả người
- Ổn lại các bước làm bài văn tả người.
- Chú ý đặc điểm nổi bật của người thân như: em bé, cụ già, người mẹ, thầy cô...
- Tập lập dàn ý, viết bài văn tả người hoàn chỉnh.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................
Kiểm tra 15 phút:
 	Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với những từ loại nào để bổ sung ý nghĩa cho nó?
A.Động từ, tính từ	B.Động từ
C.Danh từ, tính từ	D.Tính từ.
Câu 2: Có mấy kiểu nhân hóa?
A. Một;	B.Hai;
C.Ba;	D.Bốn.
Câu 3:Những từ nào dưới đây là từ dùng để so sánh?
A. Sắp, cứ, vẫn, rất, lắm;	B. Như, bằng, giống như, tựa;
C.Chân núi, gió hỡi, chú chuột;	D.Ôi, chao ôi, trời ơi.
Câu 4: Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa?
A.Dế Mèn đi đứng oai vệ;	B.Sấm khanh khách cười;
C. Búp bê đáng yêu của chị;	D. Mình sẽ giặt búp bê.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Tìm các phép nhân hóa trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa?
Câu 2: Cho biết tác dụng của cách nói ẩn dụ trong câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
	Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm(2.0điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
C
B
D
Phần II: Tự luận
Câu 1: ( 4.0 điểm) Các phép nhân hóa: Mối trẻ, mối già, ông trời mặc áo, ra trận, cây mí múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai,...
Câu 2( 4.0 điểm) Tác dụng của phép ẩn dụ: Làm cho câu tục ngữ hàm xúc, giàu hính ảnh, gây ấn tượng cho người nghe. Mực và màu đen dễ gợi đến những gì xấu xa, bẩn thỉu, có hại cho con người. Còn đèn và ánh sáng khiến người đọc liên tưởng đến những gì tốt đẹp, có ích cho cuộc sống và có sức lan tỏa chiếu sáng đến mọi vật xung quanh...

File đính kèm:

  • docVAN_6TUAN_26_20142015.doc
Giáo án liên quan