Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Chủ đề: Truyện trung đại Việt Nam và nước ngoài - Nguyễn Văn Hùng

T. Cho H đọc truyện SGK Tr. 162, theo 3 đoạn:

· Đoạn1: Từ đầu -----------------> trọng vọng.

· Đoạn2: Một lần ----------------> mong mỏi.

· Đoạn 3: Phần còn lại.

T. Em nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm ?

· Tác giả: Hồ Nguyên Trừng ( 1374 – 1446 ) tự Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng chống giặc Minh, bị bắt. Nhờ tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức thượng thư ( Bộ trưởng ngày nay ), mất tại Trung Quốc.

· Tác phẩm: “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, nguyên văn chữ Hán là “ Y thiện dụng tâm”, là thiên thứ tám trong tập sách “ Nam ông mộng lục” , một tác phẩm văn xuôi chữ Hán được Hồ Nguyên Trừng viết ở Trung Quốc.

T. Truyện chia làm mấy đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn ?

H. Trả lời. . .

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Chủ đề: Truyện trung đại Việt Nam và nước ngoài - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 17
TiếtCT: 65- 66- 67, 68
- TIẾT 65: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LỊNG
- TIẾT 66: ĐỌC THÊM - CON HỔ CĨ NGHĨA
- TIẾT 67, 68: ƠN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
1.Kiến thừc: Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện trung đại: : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lịng, Con hổ cĩ nghỉa, Mẹ hiền daỵ con”. Thấy được tính hấp dẫn của truyện, đã đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để làm rõ bản chất, tính cách nhân vật. Hiểu cách viết truyện ngắn, kí, sử thời trung đại.
2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”. Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
3.Thái độ: Biết trân trọng những phẩm chất cao đẹp của bậc lương y chân chính.
4.Tích hợp: 
* Kĩ năng sống: 
- Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
- TIẾT 65 
- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ?
- Phải dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
- Phải dựa một phần vào những điều có thật, tưởng tượng phải trên cơ sở sự thật, của hiện thực và phải có ý nghĩa. 
- TIẾT 66: 
+ Nêu giá trị nội dung của truyện “ Con hổ có nghĩa” ?
+ Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm trong truyện “ Con hổ có nghĩa” là gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
- TIẾT 67, 68: + Xem lại toàn bộ câu hỏi và sơ đồ phần Tiếng Việt ?
- TIẾT 65: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LỊNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
“ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” là truyện nói về một Thái y vừa có tài chữa bệnh, vừa có tấm lòng thương người đến quên cả thân mình. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kỹ hơn về truyện này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Đọc văn bản
T. Cho H đọc truyện SGK Tr. 162, theo 3 đoạn:
Đoạn1: Từ đầu -----------------> trọng vọng.
Đoạn2: Một lần ----------------> mong mỏi.
Đoạn 3: Phần còn lại.
T. Em nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm ?
Tác giả: Hồ Nguyên Trừng ( 1374 – 1446 ) tự Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng chống giặc Minh, bị bắt. Nhờ tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức thượng thư ( Bộ trưởng ngày nay ), mất tại Trung Quốc.
Tác phẩm: “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, nguyên văn chữ Hán là “ Y thiện dụng tâm”, là thiên thứ tám trong tập sách “ Nam ông mộng lục” , một tác phẩm văn xuôi chữ Hán được Hồ Nguyên Trừng viết ở Trung Quốc. 
T. Truyện chia làm mấy đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn ?
H. Trả lời. . . 
HĐ2. Hướng dẫn H tìm hiểu văn bản.
T. Truyện kể về ai ? Vị Thái y lệnh là người như thế nào ? 
H. Vị Thái y lệnh. Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, trữ thóc gạo, nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo, dựng nhà cho kẻ khốn cùng ở, cứu sống hơn ngàn người, cứu dân trước, sau mới chữa cho nhà vua, không sợ quyền uy.
T. Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất ?
H. Điều làm em cảm phục, suy nghĩ nhiều nhất là: Cho kẻ khốn cùng ăn ở chữa bệnh không lấy tiền. Sẳn sàng cãi lại lệnh của quan Trung sứ để cứu chữa dân thường trước. Không sợ uy quyền, làm theo lương tri của người thầy thuốc và coi tính mạng người bệnh cao hơn tính mạng của mình, coi thường vinh hoa phú quý.
T. Tình huống truyện ở đoạn 2 mở ra như thế nào ?
H. Vừa đi ngay cứu chữa bệnh cho dân thường thì gặp quan trung sứ bảo đến khám bệnh cho bậc quý nhân ( vua ).
T. Cho biết mâu thuẩn giữa vị Thái y lệnh với quan trung sứ trở nên quyết liệt vào lúc nào ?
H. Lúc Thái y lệnh chọn việc đi cứu người dân thường nguy kịch trước: “ Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu.”
T. Quan Trung sứ đe doạ Thái y lệnh bằng hai câu hỏi gì ?
H. “ Phận làm tôi sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng ?
T. Vị Thái y lệnh có thay đổi quyết định của mình không ? Ông đặt tính mạng của ai lên trên hết ?
H. Thái y lệnh không thay đổi. Ông đặt tính mạng của người bệnh cao hơn tính mạng của mình. 
T. Qua cách giải quyết đó, em thấy vị Thái y lệnh là người thầy thuốc như thế nào ?
H. Ông là người có bản lĩnh, có nhân cách, không chỉ thể hiện rõ y đức mà còn là người giỏi cả trong đối đáp, ứng xử. 
Sự ứng xử cứng cỏi của Thái y lệnh thể hiện ở việc dứt khoát từ chối việc đi xem bệnh của quý nhân trong cung để đi cứu người bệnh nguy cấp hơn, sẳn sàng chấp nhận tội. Sự mềm dẻo thông minh, thể hiện ở lời lẽ rõ ràng, vừa có tình, vừa có lý. Song trong lời lẽ ấy vẫn ánh lên nét láu lỉnh vì ngài có sự ngụ ý tin tưởng vào sự anh minh và lòng độ lượng của nhà vua.
T. Trước cách ứng xử của vị Thái y lệnh, thái độ của vua Trần Anh Vương diễn biến như thế nào ? Em có nhận xét gì về nhân cách vị vua này ?
H. Thái độ vua Trần Anh Vương lúc đầu quở trách, tức giận, nhưng khi hiểu rõ sự việc, vua tỏ ra vui mừng và khen vị Thái y lệnh. Đây là vị vua tốt, có nhân cách, có lòng nhân từ, biết nhìn người và có lòng thương dân.
T. Em hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở truyện: “ Thầy thuốc. . .” và truyện: “ Tuệ Tĩnh” SGK Tr. 44 ?
H. So sánh:
Giống nhau: Cả hai câu chuyện đều đưa ra tình huống gay cấn, để nhân vật lựa chọn hành động, chịu sức ép từ phía quyền lực và họ đều hành động theo lương tâm của mình.
Cả hai vị lương y đều có chung lựa chọn: cứu người gặp nguy hiểm hơn trước, dù người đó là thường dân.
Khác nhau:
Vị Thái y lệnh
Tuệ Tĩnh
* Lựa chọn một người đàn bà thường dân bị băng quyết và một quý nhân trong cung bị sốt.
* Lựa chọn một nhà quý tộc bị đau lưng và con một người nông dân bị gãy đùi.
* Tình huống gay cấn hơn, vì chống lại lệnh vua, có thể nguy hại đến tính mạng của mình.
* Còn sự lựa chọn của Tuệ Tĩnh chỉ làm mất lòng nhà quý tộc thôi.
=====> Cả hai câu chuyện đều ca ngợi y đức của hai bậc lương y chân chính.
T. Qua phân tích truyện, em có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sao bài học gì ?
H. Bài học, đó là hết lòng thương yêu, cứu giúp và chữa bệnh cho người nghèo. Người thầy thuốc giỏi phải có tài và đức: “ Lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền, thương người như thể thương thân. . . “
HĐ3. Tổng kết truyện.
T. Qua phân tích truyện toát lên ý nghĩa gì ?
H. Trả lời theo SGK Tr. 165.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Hướng dẫn H làm bài tập SGK Tr. 165.
T. Cho H đọc bài tập1.Bâc lương y chân chính, theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào ?
Hãy so sánh nội dung truyện với nội dung lời thề của Hi- pô- cờ – rát được trích ở phần đọc thêm ?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc bài tập 2. So sánh cách dịch nhan đề nào đúng là đúng ? Em tán thành cách nào ? Vì sao ?
H. Phát biểu tự do theo ý riêng của mình. . . .
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Qua phân tích truyện, em có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sao bài học gì ?
H. Bài học, đó là hết lòng thương yêu, cứu giúp và chữa bệnh cho người nghèo. Người thầy thuốc giỏi phải có tài và đức: “ Lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền, thương người như thể thương thân. . . “
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Đọc, giải từ. SGK Tr. 162.
2. Tác giả, tác phẩm.
* Hồ Nguyên Trừng ( 1374 – 1446 )
* Là truyện trích trong cuốn: “ Nam Ông mộng lục”, viết bằng văn xuôi chữ Hán.
3. Bố cục:
a)- Giới thiệu tung tích, chức vị của lương y.
b)- Tính cương trực, khẳng khái của người thầy tthuốc giỏi.
c)- Danh tiếng của gia đình vị lương y trong triều, trong nhân dân.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
* Vị Thái y lệnh.
+ Tình huống:
_ Cãi lệnh quan trung sứ, đi cứu chữa cho dân thường trước.
_ Đặt tính mạng của người bệnh cao hơn tính mạng của mình.
===> Người bản lĩnh, đặt y đức cao hơn quyền uy.
* Vua Trần Anh Vương.
+ Lúc đầu tức giận, quở trách, sau chuyển sang vui mừng, khen ngợi.
===> Vị vua sáng suốt, biết trọng nhân tài, thương dân.
III. TỔNG KẾT.
+ Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 165
1. Mong mỏi Tr A V:
+ Phải giỏi nghề, có lòng nhân đức, thương người bệnh nghèo.
Những chi tiết ở câu chuyện cho thấy Thái y lệnh đã thực hiện lời thề của Hi – pô – cờ – rát bằng hành động.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 24
2. So sánh 2 cách dịch:
 a)- “ Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng”. Cách dịch này đúng nhưng chưa đủ. Vì mới chỉ có tấm lòng tốt mà chưa giỏi nghề.
b)- “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”. Đầy đủ hơn, vì chú trọng y đức và cả chuyên môn nghề nghiệp giỏi.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) 
3. Qua phân tích truyện, em có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sao bài học gì ?
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài:
Nêu ý nghĩa của truyện: “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” ?
Trần Anh Vương là một vị vua như thế nào ?
Soạn bài: Trả, sửa bài kiểm tra Tiếng Việt. – ƠN TẬP TIẾNG VIỆT ( Sgk tr 169 )
 V. RÚT KINH NGHIỆM.
 =====> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docTHAY THUOC GIOI COT NHAT O TAM LONG.doc
Giáo án liên quan