Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Chủ đề: Văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng

HĐ1.Tìm hiểu quá trình thực hiện một số đề tự sự.

T Cho H đọc 7 đề SGK Tr. 119. Muốn tìm hiểu đề văn tự sự, em phải làm gì ?

H. Phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề, xác định từ trọng tâm và xem đề nghiêng về kể người hay kể việc, để nắm vững yêu cầu của đề.

T. Em hãy nêu có mấy bước để làm một bài văn tự sự ? Lập ý là gì ? Lập dàn ý là gì ? Lập dàn ý cho bài văn xong, em phải viết thành văn theo bố cục mấy phần ?

H. Có 3 bước để làm một bài văn tự sự:

· Bước1: Lập ý, là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

· Bước2: Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau, để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.

· Bước3: Viết thành bài văn theo bố cục 3 phần. . .

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Chủ đề: Văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
- Tuần: 14
- Tiết CT: 53, 54- 55, 56 
- TIẾT 53, 54: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ- KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
- TIẾT 55, 56: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
Kiến thừc: 
- Hiểu thế nào là văn bản tự sự, chủ đề, sự việc và nhân vật, ngơi kể trong văn tự sự.
- Nắm được bố cục, thứ tự kể, cách xây dựng đoạn và lới văn trong bài văn tự sự.
Kỹ năng: 
- Biết vận dụng những kiến thức về văn bản tự sự vào đọc – hiểu tác phẩm văn học. Biết viết đoạn văn, bài văn kể chuyện cĩ thật được nghe hoặc chứng kiến và kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. Biết trình bày miệng tĩm lược hay chi tiết một truyện cổ dân gian, một câu chuyện cĩ thật được nghe hoặc chứng kiến.
Thái độ: Yêu thích và trình bày được đặc điểm của văn bản tự sự: yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người.
Tích hợp: 
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng bài văn kể chuyện về người thật, việt thật và miêu tả sáng tạo
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ những cảm nhận của cá nhân về các bài văn kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
- TIẾT 53, 54
- Cho một số em viết chính tả và sửa lỗi sai phổ biến ?
- TIẾT 55, 56
Muốn tìm hiểu đề văn tự sự, em phải làm gì ?
Có mấy bước để làm một bài văn tự sự ? Kể ra ?
Khi kể về ông, em có nên kể rời rạc, manh mún, tản mạn không ? Mà phải kể như htế nào ?
- TIẾT 53, 54: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ- KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới
Để giúp các em bám sát các yêu cầu khi làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường. Hom nay thầy hướng dẫn các em luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1.Tìm hiểu quá trình thực hiện một số đề tự sự.
T Cho H đọc 7 đề SGK Tr. 119. Muốn tìm hiểu đề văn tự sự, em phải làm gì ? 
H. Phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề, xác định từ trọng tâm và xem đề nghiêng về kể người hay kể việc, để nắm vững yêu cầu của đề.
T. Em hãy nêu có mấy bước để làm một bài văn tự sự ? Lập ý là gì ? Lập dàn ý là gì ? Lập dàn ý cho bài văn xong, em phải viết thành văn theo bố cục mấy phần ?
H. Có 3 bước để làm một bài văn tự sự:
Bước1: Lập ý, là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
Bước2: Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau, để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
Bước3: Viết thành bài văn theo bố cục 3 phần. . . 
T. Cho H đọc mục số 2 và đề bài: “ Kể chuyện về ông( hay bà) của em”. Đề yêu cầu kể chuyện gì ? Đời thường, hay tưởng tượng ? Yêu cầu kể về ông của em thì nên kể những sự việc nào ? Phần kết bài có thể nêu điều gì của em dành cho ông ? 
H. Đề yêu cầu kể chuyện đời thường: người thật, việc thật. Nên kể những sự việc thể hiện được tính tình, ý thích phẩm chất của ông đối với con cháu, gia đình và mọi người xung quanh. Em phải biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em đối với ông.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ2. Tìm hiểu về phương hướng làm bài.
T. Khi kể về ông có thể kể những điều gì ? Đầu tiên, em giới thiệu chung về ai ? Tiếp theo, em kể về những sự việc, việc làm gì của ông ? Điều cốt yếu là các sự việc, chi tiết phải được lựa chọn như thế nào, để kể ? Có nên kể nhiều sự việc về ông không ? 
H. * Có thể kể những điều em quan sát, hoặc nghe thấy về ông. Đầu tiên nên giới thiệu chung về ông, cho người đọc biết ông em là người như thế nào ? 
* Tiếp theo là kể về: việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với mọi người trong nhà, với em, ý thích của ông và tình cảm của ông đối với mọi người xung quanh.
* Điều cốt yếu là các sự việc, chi tiết phải được chọn lọc để tập trung vào một chủ đề thật ấn tượng như ý thích: trồng cây xương rồng, yêu hoa, thương cháu. . . không kể rời rạc, manh mún, tản mạn.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc bài làm tham khảo SGK Tr. 120. Em hãy nhận xét:
Bài làm trên có sát với yêu cầu của đề không ? ( bài làm sát với đề ).
Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không ? ( các sự việc nêu lên đều xoay quanh chủ đề ).
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG	
HĐ3. Thực hành lập dàn bài.
T. Cho H lập dàn bài một trong các đề trên. Hoặc viết một bài về người ông của em ?
H. Lập dàn bài trong tập hoặc viết một bài kể về người ông. . . 
HĐ4. Đọc bài.
T. Cho H đọc bài tham khảo1 và bài tham khảo2.( SGK Tr. 22, 23 ).
I. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM:
* Thế nào là kể chuyện đời thường ?
 + Là kể những câu chuyện hằng ngày từng gặp, từng trải qua. Sự việc và nhân vật được kể phải chân thật, không bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý. 
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI VĂN KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG:
1.Tìm hiểu đề.
2.Lập ý, xác định nội dung sẽ viết.
3.Lập dàn ý: Sắp xếp sự việc được kể theo trình tự ( trước, sau ).
4.Viết thành bài văn theo bố cục 3 phần.
III. DÀN BÀI THAM KHẢO:
+ Đề bài: Kể chuyện về ông (hay bà) của em.
Dàn bài:
a)- Mở bài:
* Giới thiệu chung về ông em.
b)- Thân bài:
* Ý thích của ông em:
+ Ông thích trồng cây xương rồng; cháu thắc mắc, ông giải thích.
* Ông yêu các cháu:
+ Chăm sóc việc học, kể chuyện cho cháu nghe.
+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình. . .
+ Tình cảm của ông đối với mọi người xung quanh.
c)- Kết bài: Tình cảm yêu mến, kính trọng của em đối với ông.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 28
1. Lập dàn bài
+ Em lập dàn bài 1 trong 7 đề SGK Tr. 119.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 28
2. Cho H đọc bài làm tham khảo SGK Tr. 120. Em hãy nhận xét:
- Bài làm trên có sát với yêu cầu của đề không ? ( bài làm sát với đề ).
- Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không ? ( các sự việc nêu lên đều xoay quanh chủ đề ).
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
HĐ4. Đọc bài.
3. Cho H đọc bài tham khảo1 và bài tham khảo2.( SGK Tr. 22, 23 ).
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài:
Muốn tìm hiểu đề văn tự sự, em phải làm gì ?
Có mấy bước để làm một bài văn tự sự ? Kể ra ?
Khi kể về ông, em có nên kể rời rạc, manh mún, tản mạn không ? Mà phải kể như htế nào ?
Soạn bài: 
Lập dàn bài 1 trong 7 đề SGK TR. 119, để chuẩn bị viết bài tập làm văn số 3 ( làm tại lớp ).
 2. Cụm danh từ ( SGK Tr. 116 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ====> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docLT XD BAI TU SU KE CHUYEN DOI THUONG.doc