Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Chủ đề: Truyện dân gian (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng

1. Con Rồng cháu Tiên

2. Bánh chưng, bánh giầy

3. Thánh Gióng

4. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

5. Sự tích Hồ Gươm

 + Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

1. Sọ Dừa

2. Thạch Sanh

3. Em bé thông minh

4. Cây bút thần

5. Ông lão. . .cá vàng + loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. . .

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Chủ đề: Truyện dân gian (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
- Tuần 13
- Tiết.CT: 49, 50 
 - TIẾT 49, 50: ƠN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
1.Kiến thừc: Nắm được đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học. Kể và hiểu được nội dung, ý nghhĩa của các truyện.
2. Kỹ năng: So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian, trình bày cảm nhân theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ: Đồng cảm, yêu mến nhận vật, biết liên hệ bản thân với hoàn cảnh thực tế cuộc sống.
4.Tích hợp: 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Kể chuyện tưởng tượng là gì ?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài:
Nhằm hệ thống hoá kiến thức về truyện cổ dân gian: thể loại, đặc điểm, so sánh, đối chiếu, phân biệt các thể loại truyện. . . Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại “ Truyện dân gian”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
T. Em học qua mấy thể loại truyện dân gian ? Kể tên các truyện của từng thể loại đã học ?
H. Trả lời. . .
T. Nêu định nghĩa và đặc điểm của từng thể loại truyện dân gian ?
H. Trả lời. . .
Thể loại
Tên tác phẩm
Định nghĩa
Đặc điểm
Truyền
thuyết
( SGK Tr.7)
1. Con Rồng cháu Tiên
2. Bánh chưng, bánh giầy
3. Thánh Gióng
4. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
5. Sự tích Hồ Gươm
+ Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
+ Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
+ Có cơ sở lịch sử, cốt lõi là sự thật lịch sử.
+ Giải thích các sự kiện lịch sử.
Cổ tích
( SGK Tr. 53)
1. Sọ Dừa
2. Thạch Sanh
3. Em bé thông minh
4. Cây bút thần
5. Ông lão. . .cá vàng
+ loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. . .
+ Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo.
+ Thể hiện ước mơ ,niềm tin về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu. . .
Ngụ ngôn
( SGK Tr.100)
1. Ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi
3. Đeo nhạc cho mèo
4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
+ Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
+ Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý và yếu tố gây cười.
+ Nhằm khuyên nhủ, răn dạy những bài học về cuộc sống.
Truyện cười( SGK Tr. 124 )
1. Treo biển
2. Lợn cưới, áo mới
+ Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
+ Có yếu tố gây cười
+ Phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng người ta tới cái tốt đẹp.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hình thức tổ chức:
Thi kể lại các truyện dân gian ?
Diễn kịch được chuyển từ các truyện dân gian đã học ?
Vẽ tranh, làm thơ, sưu tầm dựa theo các truyện dân gian đã học ?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ?
H. Trả lời. . .
T. Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười ?
H. Trả lời. . .
Giống nhau: 
+ Đều là truyện dân gian, có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
+ Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.
Khác nhau:
Truyền thuyết
Cổ tích
+ Kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử.
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
+ Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật nhất định.
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, đối với cái ác. . .
Giống nhau:
+ Chế giễu, phê phán những thói hư ,tật xấu.
+ Hướng con người tới điều tốt đẹp.
Khác nhau:
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
+ Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
+ Khuyên nhủ, răn dạy một bài học trong cuộc sống.
+ Nhân vật là loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói kín đáo chuyện con người.
+ Có yếu tố gây cười.
+ Gây cười, nhằm mua vui hoặc phê phán.
+ Nhân vật thường là con người, có hành động, cách ứng xử đáng cười.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Nêu sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ?
Nêu sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười ?
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: 
Em đã học qua mấy thể loại truyện dân gian ? Kể tên các truyện dân gian của từng thể loại đã học ?
Nêu định nghĩa và đặc điểm của từng thể loại truyện dân gian ?
Nêu sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ?
Nêu sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười ?
Soạn bài: Chương trình địa phương – Tiếng Việt ( SGK Tr. 162 )
V . RÚT KINH NGHIỆM.
=====> Học sinh có chuẩn bị bài ở nhà và tiếp thu tốt.

File đính kèm:

  • docON TAP TRUYEN DAN GIAN.doc
Giáo án liên quan