Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 92: Phương pháp tả người

H: Người đó có đặc điểm gì nổi bật? (hình dáng, khuôn mặt, ngoại hình)

HS: xương xẩu, xấu xí, gian tham.

H: Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?

HS: Thấp gầy, độ 45, 50 tuổi

- Mặt vuông nhưng hai má hóp lại.

- Cặp lông mày lổm chổm lấp lánh đôi mắt gian hùng.

- Mũi gồ sống mương .

- Bộ râu mép . Cố giấu giếm, đầy điệm .tối om như cửa hang đỏm đang răng vàng hợm

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8890 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 92: Phương pháp tả người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày:17,18/2. Lớp:6B,6A.
TIẾT 92
I. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
 2. Kĩ năng:
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bài những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn văn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
-> Rèn luyện kĩ năng quan sát, trình bày,…
 3. Thái độ: G/d hs ý thức quan sát kĩ đối tượng khi miêu tả.
II. Phương pháp: Gợi mở, thuyết trình.
III. ChuÈn bÞ: 
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài..
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. KiĨm tra bµi cị: (5’)
Muốn tả cảnh chúng ta cần phải làm gì ?
Trình bài bố cục của một bài văn tả cảnh ?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: (1’)Giới thiệu bài : Ở những tiết trước , các em đã tập làm quen với văn miêu tả đó là phương pháp tả cảnh. Tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục học văn miêu tả người. Vậy phương pháp tả người, ta phải quan sát lựa chọn những chi tiết nào nổi bật và sắp xếp theo một trình tự hợp lý như thế nào ?. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu .
Hoạt động dạy - học
Phần HS ghi
Hoạt động 2: (20’)GV Hướng dẫn HS tìm hiểu và biết cách viết một bài văn tả người.
Cho học sinh đọc đoạn 1 SGK - T59. 
H: Ở đoạn văn này đối tượng miêu tả là ai?
HS: à bảng
H: Đoạn văn tập trung miêu tả để khắc họa nhân vật có gắn với công việc không? Đó là công việc gì? (tả về người chèo thuyền vượt thác)
H: Người đó có đặc điểm gì nổi bật?
HS: mạnh mẽ, oai phong, dũng mãnh.
H: Đặc điểm đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
HS: - như một pho tượng đồng đúc
 - các bắp thịt cuồn cuộn
 - hai hàm răng cắn chặt … cặp mắt nảy lửa.
 - ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ …
H: Trình bày theo thứ tự nào? Cụ thể tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh miêu tả sắp xếp ra sao?
HS: Ngoại hình: hình dáng chung, hành động, thái độ
à Động tác.
Cho HS đọc đoạn 2:
H: Đoạn 2 đối tượng miêu tả là ai? Miêu tả ở tư thế nào? (tả chân dung của một ông cai gian giảo)
H: Người đó có đặc điểm gì nổi bật? (hình dáng, khuôn mặt, ngoại hình)
HS: xương xẩu, xấu xí, gian tham.
H: Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào? 
HS: Thấp gầy, độ 45, 50 tuổi …
- Mặt vuông nhưng hai má hóp lại.
- Cặp lông mày lổm chổm … lấp lánh đôi mắt gian hùng.
- Mũi gồ sống mương ……..
- Bộ râu mép …. Cố giấu giếm, đầy điệm ….tối om như cửa hang … đỏm đang…răng vàng hợm
H: Khi miêu tả ông Cai Tứ, tác giả thường sử dụng phép tu từ gì? (so sánh)
H: Trình bày theo thứ tự nào? Cụ thể tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh miêu tả sắp xếp ra sao?
Cho HS đọc đoạn 3 :
H: Đoạn 3 nhân vật được miêu tả là ai?
H: Miêu tả ở tư thế nào?
(tả hình ảnh 2 người trong keo vật)
H: Người đó có đặc điểm gì nổi bật?
H: Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ , hình ảnh nào?
HS: Ông đứng như cây trồng giữa xới, cái chân tựa bằng cây cột sắt, ông thò tay xuống nắm lấy khố Quắm đen nhấc bổng anh ta lên …………….
H:Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc?
 HS:+ Đoạn 2: tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật: trước hết hình dáng sau đó tả khuôn mặt.
 + Đoạn 1, Đoạn 3 : Tả người gắn với công việc.
H: Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi loại có gì khác nhau?
HS: - Tả chân dung gắn với các hình ảnh tĩnh àdùng nhiều danh từ, tính từ.
- Tả người gắn với công việc: dùng nhiều động từ, tính từ.
H: Đoạn văn thứ 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần ? 
- Thảo luận : Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt tên là gì?
(+ Cuộc thi tài đấu vật
 + (hoặc) Sức mạnh của ông Cản Ngũ.)
H: Vậy muốn tả người cần xác định những gì?
H: Bố cục bài văn tả người thường gồm có mấy phần?
Þ Hs đọc phần ghi nhớ SGK - T61
* Hoạt động 3: (15’)GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
BT1: Cho HS đọc và xác định yêu cầu. Chia mỗi nhóm làm một đối tượng miêu tả.
Miêu tả em bé chừng 4 đến 5 tuổi:
- Nó đi lẫm chẫm như một chú gấu con.
- Đôi mắt tròn xoe như hai hột nhãn loáng nước.
- Cái miệng vừa toe toét cười đó lại vừa mếu máo phụng phịu để khóc.
- Mái tóc lơ thơ vàng hoe bay phơ phất.
- Đôi chân mập mạp, nặng nề từng bước.
- Nước da trắng hồng, lấm tấm những bông sữa trắng mịn.
BT2: yêu cầu dùng liên tưởng, so sánh để miêu tả chân dung, ngoại hình của một em bé chừng 4, 5 tuổi và một cụ già cao tuổi. Còn đối tượng tả người trong tư thế làm việc là cô giáo đang say sưa giảng bài.
(Cho HS về nhà làm)
4/ Củng cố :
GV nên nhắc lại cho HS nắm được phương pháp tả người, cơ bản là tả từ hình dáng bên ngoài à tính cách bên trong. Quan trọng là tính cách bên trong bao gồm : cử chỉ, hành động, lời nói, việc làm …
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn miêu tả:
 1/- Tìm hiểu các đoạn văn :
 * Đoạn 1: Dượng Hương Thư – người chèo thuyền vượt thác (tư thế làm việc).
- Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ, oai phong, dũng mãnh: … như một pho tương đồng đúc … hùng vĩ.
- Trình bày theo thứ tự: ngoại hình: hình dáng chung, hành động, thái độ à động tác
* Đoạn 2: Cai Tứ - ông cai gian xảo (chân dung)
- Đặc điểm nổi bật: thấp, xương xẩu, xấu xí, gian tham.
- Trình bày theo thứ tự:
 + Tả khái quát hình dáng, tuổi tác. 
 +Tả khuôn mặt theo thứ tự mặt, má, lông mày, mắt, mũi, bộ râu miệng, răng .
* Đoạn 3 :
- Đối tượng miêu tả: Cản Ngũ và Quắm Đen thi tài đấu vật (tư thế làm việc).
- Đặc điểm nổi bật: Sức mạnh của ông Cản Ngũ.
- Bố cục : 
+ Mở bài: Từ đầu đến “nổi lên ầm ầm”
à Giới thiệu 2 nhân vật: Cản Ngũ và Quắm Đen
+ Thân bài: TT … “ngang bụng vậy”
àMiêu tả chi tiết nhân vật (Cử chỉ hành động cuộc thi đấu vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm đen hồi hộp, gây cấn )
+ Kết bài: Phần còn lại 
àCảm nghĩ và nhận xét về nhân vật (Thất bại của Quắm đen à Khâm phục sức mạnh của ông Cản Ngũ )
2/- Ghi nhớ : SGK - T 61
III/ LUYỆN TẬP :
BT1: Nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả đối tượng sau đây : 
Một em bé chừng 4, 5 tuổi :
 + Khuôn mặt bụ bẩm, mắt đen nhánh, miệng đỏ như son .
 + Mái tóc óng ả, bàn tay xinh xắn, no tròn, đôi chân lẫm chẫm, nước da trắng hồng, dáng người mập mạp.
Một cụ già cao tuổi :
 + Lưng còng, mắt mờ, mái tóc bạc phơ, giọng nói run run, da đồi mồi, chân bước đi khó khăn, tay chóng gậy.
Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp :
 + Giọng nói ngọt ngào, rõ ràng, phát âm chính xác, đôi mắt nhìn bao quát lớp . miệng nở nụ cười, răng trắùng đều 
BT2 : Lập dàn ý : 
 1/ Mở bài: Giới thiệu người được tả, gặp gỡ hoặc quen biết người đó trong dịp nào? ở đâu? )
 2/ Thân bài :
 a/ Tả hình dáng : 
Tả bao quát: về tuổi tác, tầm vóc, cách ăn mặc (áo quần ), dáng điệu, nghề nghiệp .
Tả chi tiết về khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng ……(những nét đặc sắc đáng chú ý nhất)
 b/ Tả tính tình :
Dẫn chứng cụ thể (bằng lời nói, cử chỉ, việc làm, thái độ đối xử) biểu lộ đạo đức, tình cảm, thói quen hằng ngày của người được tả.
Dẫn chứng một vài việc làm, cách ăn nói, cách đối xử … của người đó (trong lao động, học tập, sinh hoạt)
3/ Kết bài : Cảm tưởng đối với người mình tả
Hoạt động 5: (4’)Hướng dẫn tự học 
-Học thuộc phần ghi nhớ SGK - T61
Làm bài tập 2, 3
Chuẩn bị bài “Đêm nay Bác không ngủ”.
+ Đọc và tìm hiểu bài thơ.
+ Chú ý phần chú thích, ghi nhớ.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK - T66.
+ Làm phần luyện tập.

File đính kèm:

  • doct92.doc
Giáo án liên quan