Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 78: Tiếng Việt - So sánh

Gọi HS đọc VD a + b

Ở VD a, b, những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?

Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ?

Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy?

So sánh như thế nhằm mục đích gì?

Vậy so sánh là gì?

(HS đọc to ghi nhớ SGK )

Hoạt động II : Cấu tạo phép so sánh

Điền những tập hợp từ có chứa hình ảnh so sánh ở VD phần I vào bảng trên .

Xác định từ so sánh ở các VD trên?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 78: Tiếng Việt - So sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 78 : Tiếng Việt: SO SÁNH
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.
Lưu ý : Học sinh đã học về so sánh ở Tiểu học.
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh
- Các kiểu so sánh thường gặp.
 2. Kỹ năng:
- Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
 3.Thái độ: Giáo dục tình cảm quý trọng tiếng Việt.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.....
IV.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 Phó từ là gì? Nêu các loại phó từ đã học, cho VD và chỉ ra phó từ ấy có ý nghĩa gì? 
Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
PT là Những từ chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ nghĩa cho ĐT, TT 
5 đ
PT có 2 loại lớn:
- PT đứng trước ĐT, TT.......Đã , đang.... 
- PT đứng sau ĐT,TT..... Được, lắm...
5đ
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để tìm sự tương đồng hoặc đối lập giữa chúng nhằm nhận thức sự vật. Đó chính là biện pháp tu từ mà chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: TÌM HIỂU CHUNG
Gọi HS đọc VD a + b 
Ở VD a, b, những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?
Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ?
Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy? 
So sánh như thế nhằm mục đích gì?
Vậy so sánh là gì? 
(HS đọc to ghi nhớ SGK )
Hoạt động II : Cấu tạo phép so sánh
Điền những tập hợp từ có chứa hình ảnh so sánh ở VD phần I vào bảng trên .
Xác định từ so sánh ở các VD trên?
* Tìm thêm những từ so sánh mà em biết ?
* So với VD ở trang 24 thì cấu tạo phép so sánh ở a, b có gì đặc biệt ? 
Phần cấu tạo của phép so sánh cần ghi nhớ những gì? 
Hoạt động III: Luyện tập
HS đọc bài tập 1 : Dựa vào mẫu so sánh hãy tìm thêm 1 VD?
GV hướng dẫn HS làm bài
HS nêu yêu cầu BT 2
GV hướng dẫn HS làm bài. HS chia 4 nhóm thảo luận(3phút) vào điền vào phiếu học tập các từ còn thiếu.
Các nhóm nhận xét. GV chốt ý.
HS đọc bài tập 3 :Tìm những câu có phép so sánh?
HS đọc lại văn bản và tìm hiểu. GV nhận xét, chốt ý 
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Thế nào là so sánh ?
* Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
 VDa. Trẻ em như búp trên cành 
 VDb. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận .
*.VDa. Trẻ em được so sánh búp trên cành 
VDb. Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận .
- Dựa vào sự tương đồng nhau về hình thức, tính chất, vị trí, chức năng giữa sự vật này với sự vật khác )
-Tạo ra hình ảnh mới mẻ, gợi cảm giác cụ thể hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết. 
=> Ghi nhớ (SGK) 
2. Cấu tạo phép so sánh :
a.Mô hình phép so sánh.
Vế A ( sự vật được SS )
Phương diện SS
Từ SS
Vế B ( sự vật dùng để SS )
Trẻ em 
Rừng đước 
dựng lên 
như 
như 
búp trên cành 
dãy trường thành 
2.Những từ so sánh : như, như là, bằng, tựa, tựa như, hơn
3. Cấu tạo của phép so sánh có điểm đặc biệt :
a.vắng mặt từ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
b.từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.
* Ghi nhớ SGK 
III. LUYỆN TẬP: 
Bài 1: Dựa vào mẫu so sánh hãy tìm thêm 1 VD 
- Thầy thuốc như mẹ hiền ->(So sánh đồng loại, người với người ) 
- Kênh rạch, sông ngòi như màng nhện -> ( So sánh vật với vật) 
- Cá nước từng đàn đen trũi .. như người bơi ếch -> (So sánh vật với người ) 
 - Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông 
-> (So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng) 
Bài 2: Điền vào chỗ trống tạo thành ngữ 
- Khoẻ như voi (Trương Phi) 
- Đen như (bồ hóng, cột nhà cháy, củ tam thất ..)
- Trắng như (bông, ngà, trứng gà bóc, ngó sen)
- Cao như (núi, sếu, cây sào)
Bài 3: Tìm những câu có phép so sánh 
à Trong " Bài học đường đời đầu tiên" 
- Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao ..
- Hai cái răng đen nhánh như lưỡi liềm máy 
à Trong "Sông nước Cà Mau" 
-Sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. 
- nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
-Cá nước ...như người bơi ếch.
- rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
 VII. CỦNG CỐ, DẶN DO, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Thế nào là so sánh?Cấu tạo và tác dụng? VD? 
- Về nhà tìm những văn bản chứa phép so sánh chuẩn bị bài .QUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
 VIII.RÚT KINH NGHIỆM :	
...................................................................................................................... 
 ***********************************************

File đính kèm:

  • docTiet_78_Van_6.doc