Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 7: Nghĩa của từ - Nguyễn Văn Hùng

D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

T. Cho H đọc bài tập 2. Chia 4 nhóm làm, đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung Thầy kết liận Đ – S, cho H ghi vở.

H. . .

T. Cho H đọc BT3. Đại diện 3 nhóm trình bày, lớp bổ sung, T kết luận cho H ghi vở.

H. . .

T. Cho H đọc BT4. Đại diện 3 nhóm trình bày, lớp bổ sung, T kết luận cho H ghi vở.

H. . .

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 7: Nghĩa của từ - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 2
- Tiết CT: 7
- TIẾT 7: NGHĨA CỦA TỪ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới
Nghĩa của từ là gì ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1: Tìm hiểu nghĩa của từ là gì ?
T. Các chú thích, trích trong văn bản nào mà em đã học ? Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận ? Bộ phận nào trong chú thích trên nêu lên nghĩa của từ ? Bộ phận nào nêu lên hình thức của từ ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình ?
H. Chú thích tập quán: ( CRCT) ; Lẫm liệt:( TG) ; Nao núng:( STTT). Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận: Bộ phận trước( 1) ; bộ phận sau (2). Bộ phận sau(2) nêu lên nghĩa của từ. Bộ phận trước (1) nêu lên từ được giải thích.
HÌNH THỨC
NỘI DUNG
 Nêu lên từ được giải thích(Lẫm liệt).
 Ứng với nghĩa của từ ( hùng dũng, oai nghiêm).
T. Vậy nghĩa của từ là gì ?
H. . .
HĐ2. Cách giải thích nghĩa của từ.
T. Cho H đọc lại các chú thích: Tập quán, lẫm liệt. 
T. Từ “ Tập quán”, trình bày lại điều gì ? Đó có phải là khái niệm mà từ biểu thị không ? Vậy ta có cách giải thích nghĩa của từ thứ nhất là gì ?
H. Trình bày lại đặc điểm về thói quen của một cộng đồng. Đó chính là khái niệm mà từ biểu thị. Ta có cách giải thích nghĩa của từ thứ nhất là trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
T. Theo em, đồng nghĩa với từ “ Lẫm liệt” là gì ? Vậy có thể giải thích nghĩa của từ : Lẫm liệt bằng cách nào ?
H. Hùng dũng, oai nghiêm. Có thể giải thích nghĩa của từ “Lẫm liệt” bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa.
T. Trái nghĩa với từ “ Lẫm liệt” là gì ? Vậy ta có cách giải thích nghĩa của từ thứ hai là gì ?
H. Hèn nhát, yếu đuối. Ta có cách giải thích nghĩa của từ thứ hai là đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. 
T. Giới thiệu thêm cách giải thích nghĩa của từ thứ 3 cho H. Em hình dung và mô tả lại cách giải thích nghĩa của từ “ Lềnh bềnh”. Cách giải thích đó có phải là miêu tả lại sự vật, hành động mà từ biểu thị không ? Vậy ta có cách giải thích nghĩa của từ thứ 3 là gì ?
H. Có một vật xốp nhe ïnổi hẳn trên mặt nước và trôi nhẹ nhàng theo làn sóng làn gió. Đúng miêu tả lại sự vật hành động mà từ biểu thị. Vậy ta có cách giải thích nghĩa của từ thứ 3 là miêu tả lại sự vật, hành động mà từ biểu thị. 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Luyện tập.
T. Cho H đọc một vài chú thích ở sau mỗi văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào ?
H. Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian. .(Trình bày khái niệm mà từ biểu thị)
Chứng giám: Soi xét, làm chứng. ( đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích ).
Tiên Vương: tiên( trước, trái nghĩa với hậu: sau). Từ tôn xưng vua đời trước đã mất ( cùng một triều đại).=> Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc bài tập 2. Chia 4 nhóm làm, đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung Thầy kết liận Đ – S, cho H ghi vở.
H. . . 
T. Cho H đọc BT3. Đại diện 3 nhóm trình bày, lớp bổ sung, T kết luận cho H ghi vở.
H. . . 
T. Cho H đọc BT4. Đại diện 3 nhóm trình bày, lớp bổ sung, T kết luận cho H ghi vở.
H. . . 
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc BT5. Giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không ?
H. “ Mất” theo cách giải nghĩa của Nụ là ( Không biết ở đâu) là không đúng.
Mất hiểu theo cách thông thường: Mất cái ví, mất cái ống vôi. . . là không còn được sở hữu về mình nữa.
I. NGHĨA CỦA TỪ LÀ GÌ ? ( SGK Tr. 35 ).
+ Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ. . .) mà từ biểu thị.
III. CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ :
* Có hai cách chính:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 13
1. Giải thích
* Truyền thuyết: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
* Chứng giám: Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. 
* Tiên Vương: Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 13
2. Học tập, học lỏm, học hỏi, học hành.
3. Trung bình, trung gian, trung niên.
4. 
* Giếng: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
* Rung rinh: Miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị.
* Hèn nhát: Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
5. Cách giải nghĩa của Nụ là không đúng. . . 
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
* Học bài: 1)- Nghĩa của từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
 2)- Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Kể ra ? Cho ví dụ minh hoạ ?
* Soạn bài:
1)- Làm BT 6, 7 SBT. Tr 17.
2)- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ( Sgk tr 55 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ====> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docNGHIA CUA TU.doc
Giáo án liên quan