Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 65: Đọc thêm Con Hổ có nghĩa - Nguyễn Văn Hùng

H. * Tác giả: Vũ Trinh ( 1759 – 1828 ) có tên tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan trì ngư giả, người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc tỉnh Bắc Ninh ). Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông được triệu ra làm quan, từng được phong chức Thị trung học sĩ, Hữu tham tri bộ Hình, có lúc bị vua Gia Long đày vào Quảng Nam.

· Tác phẩm:_ Truyện: Lan Trì kiến văn lục. Thơ: Sư yên thi tập, Ngộ tộc truy viễn đàn kí. . .

Truyện “ Con hổ có nghĩa” được tuyển chọn từ tập truyện truyền kì ( Lan trì kiến văn lục) viết bằng chữ Hán của Vũ Trinh. Như nhiều truyện trong tập này, “ Con hổ có nghĩa” được sáng tác dựa trên cơ sở truyện dân gian lưu hành đương thời mà tác giả thu thập được.

· Thể văn xuôi chữ Hán, loại truyện hư cấu, tưởng tượng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 65: Đọc thêm Con Hổ có nghĩa - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 17
- Tiết CT: 65
- ĐỌC THÊM: CON HỔ CĨ NGHĨA
 ( Hướng dẫn đọc thêm )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Chúng ta vừa học xong phần truyện dân gian Việt Nam. Hôm nay, chúng ta chuyển sang học một thể loại mới đó là: “ Truyện trung đại Việt Nam”.
Trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại( từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX, thể loại văn xuôi chữ Hán đã ra đời, có nội dung tương đối phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống với truyện hiện đại sau này. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một truyện trung đại Việt Nam, đó là bài “ Con hổ có nghĩa”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Đọc văn bản.
T. Cho H đọc bài SGK Tr. 141. Theo hai đoạn: 
Đoạn1: Từ đầu ----------------------------> Bà mới sống qua được.
Đoạn2: Tiếp theo -------------------------> Hết.
T. Cho H giải từ: Bà đỡ, Tiều, Mỗ.
T. Em nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm và thể loại của truyện ?
H. * Tác giả: Vũ Trinh ( 1759 – 1828 ) có tên tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan trì ngư giả, người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc tỉnh Bắc Ninh ). Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông được triệu ra làm quan, từng được phong chức Thị trung học sĩ, Hữu tham tri bộ Hình, có lúc bị vua Gia Long đày vào Quảng Nam.
Tác phẩm:_ Truyện: Lan Trì kiến văn lục. Thơ: Sư yên thi tập, Ngộ tộc truy viễn đàn kí. . .
Truyện “ Con hổ có nghĩa” được tuyển chọn từ tập truyện truyền kì ( Lan trì kiến văn lục) viết bằng chữ Hán của Vũ Trinh. Như nhiều truyện trong tập này, “ Con hổ có nghĩa” được sáng tác dựa trên cơ sở truyện dân gian lưu hành đương thời mà tác giả thu thập được.
Thể văn xuôi chữ Hán, loại truyện hư cấu, tưởng tượng.
T. Truyện chia làm mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn ?
HĐ2. Hướng dẫn H tìm hiểu văn bản.
* Thao tác1. Tìm hiểu chung về truyện:
T. Cho H đọc lại đoạn 1. Sự việc diễn ra trong thời điểm nào ? Ý nghĩa của chỉ từ “ Nọ”, trong: một đêm nọ là gì ?
H. Một đêm nọ. Ý nghĩa: xác định sự vật trong thời gian, để đưa người đọc về thời xưa, tích cũ. . .
T. Theo em, đâu là nhân vật trung tâm ? Hổ còn có tên gọi nào khác ? Em biết gì về con hổ ?
H. Hổ, ( Cọp, chúa sơn lâm, ông ba mươi). Là loài vật ai cũng sợ, nghe tiếng gầm muôn thú đều chạy trốn . . .).
T. Điều ta ngạc nhiên là truyện không kể về con hổ ta biết , mà kể về con hổ như thế nào ?
H. Con hổ có nghĩa.
T. Tại sao, tác giả dân gian dựng chuyện “con hổ có nghĩa” mà không phải là chuyện con người có nghĩa ?
H. Mượn chuyện loài vật để dạy bài học cho con người, một cách kín đáo, nhẹ nhàng. Làm nổi bật ý nghĩa truyện:( Con hổ còn có nghĩa huống chi con người ). 
*Thao tac 2.Tìm hiểu về con hổ trong truyện thứ nhất ?
T. Chuyện gì xảy ra giữa bà đỡ Trần với con hổ thứ nhất ? Tâm trạng cuả bà đỡ khi nhìn thấy hổ đực ? Hổ tìm đến bà để làm gì ?
H. Con hổ đực lao tới cõng bà đỡ Trần đi đỡ đẻ cho hổ cái. Tâm trạng bà sợ đến chết khiếp. . . Hổ đực tìm bà để đỡ đẻ cho hổ cái.
T. Chi tiết “ Hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt”, gợi cho em cảm nghĩ gì ?
H. Hành động quyết liệt, khẩn trương vì “ người thân” đã chứng tỏ hổ đực có lòng yêu thương sâu sắc với hổ cái và tỏ lòng biết ơn, quý trọng người đã giúp đỡ mình.
T.Điều gì khiến bà xúc động khi biết được ý nghĩ của con hổ?
H. Vì lương tâm nghề nghiệp, quên đi nỗi sợ hãi, không làm ngơ trước bà mẹ sinh khó, dù đó là con hổ.
T. Khi đỡ đẻ cho hổ cái xong, hổ đực bày tỏ lòng biết ơn với bà đỡ Trần bằng cách nào ? Ở hổ, ta thấy bóng dáng của một con người như thế nào ?
H. Đào tặng bà “ một cục bạc”, cúi đầu vẫy đuôi, tiễn biệt bà ra về. Giàu tình cảm, hết lòng vì vợ, vui khi có con, lễ phép, thắm tình lưu luyến phút chia tay với ân nhân. 
* Thao tác3. Tìm hiểu về con hổ trong truyện thứ hai.
T. Bác tiều gặp hổ trán trắng trong trình trạng nào ? Bác đã làm gì để giúp hổ bị mắc xương bò ?
H. Hổ bị mắc xương, tỏ ra đau đớn ( nhảy lên, vật xuống, máu me, nhớt dãi trào ra ). Bác tiều chủ động đến móc xương, cứu sống hổ.
T. Qúa trình, hành động của bác tiều và bà đỡ Trần giúp hai con hổ có gì khác nhau ?
* Bác tiều: “ Chủ động” tự nguyện giúp lấy xương cho hổ, khi thấy nó không thể tự cứu mình.
* Bà đỡ: “Bị động” buộc vào thế giúp hổ, hổ lao tới cõng bà đi đỡ đẻ cho hổ cái giữa đêm khuya. Dù không tự nguyện nhưng là người có lòng tốt, giúp đỡ đẻ.
T. Hai tình huống truyện có giống nhau không ? Sự đền ơn của hai con hổ có giống nhau không ? Em có nhận xét gì về: Cái nghĩa của con hổ thứ hai so với con hổ thứ nhất ?
H. Hai tình huống truyện khác nhau. Sự đền ơn cũng khác nhau. 
Hổ đực tặng bà đỡ Trần cục bạc hơn 10 lạng, giúp bà sống qua năm mất mùa, đói kém.
 Còn con hổ bị mắc xương đã giúp bác tiều nhiều lần, thường xuyên lâu dài, mãi mãi với ân nhân: khi bác còn sống đem nai đến nhà cho bác tiều uống rượu và cả khi đã chết đi. Hằng năm, đến ngày giỗ bác tiều, hổ đem dê, lợn đến cúng tế. Hành động tự nguyện giúp người khác sẽ được người ta ghi ơn mãi mãi.
T. Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong truyện là gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ?
H. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, một cách hư cấu, tưởng tượng.
Tác dụng: Làm câu chuyện sinh động, tăng giá trị giáo dục: ở đời phải sống có tình nghĩa, thuỷ chung ( con vật còn có nghĩa huống chi con người ).
HĐ3. Tổng kết truyện.
T. Theo em, hai mẫu chuyện trên có thật không ? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? Truyện đề cao, khuyến khích con người điều gì cần có trong cuộc sống ?
H. Không có thật, do con người tưởng tượng ra. Kể chuyện tưởng tượng là người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. Truyện kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị. . .
Truyện đề cao ân nghĩa, đạo làm người, khuyến khích con người sống phải có tình, có nghĩa và lòng biết ơn.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Hướng dẫn luyện tập. ( SGK Tr. 144).
T. Kể một câu chuyện về con chó có nghĩa với chủ. Biết đền ơn đáp nghĩa, đạo lý đó đã được người xưa nhắc nhở qua những câu tục ngữ nào ?
“ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong truyện là gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ?
H. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, một cách hư cấu, tưởng tượng.
Tác dụng: Làm câu chuyện sinh động, tăng giá trị giáo dục: ở đời phải sống có tình nghĩa, thuỷ chung ( con vật còn có nghĩa huống chi con người ).
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc thêm truyện; “ BIA CON VÁ” SGK Tr. 145.
I. GiỚI THIỆU CHUNG.
1.Đọc, giải từ. ( SGK Tr. 141).
2.Tác giả, tác phẩm, thể loại:
* Tác giả: Vũ Trinh ( 1759 – 1828 ).
* Tác phẩm: Truyện tuyển chọn từ tập truyện truyền kì ( Lan trì kiến văn lục) viết bằng chữ Hán, thời trung đại từ thế kỷ thứ X---> XIX.
* Thể văn xuôi chữ Hán, loại truyện hư cấu, tưởng tượng.
3. Bố cục:
a)- Chuyện bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, được hổ đực trả ơn.
b)- Chuyện Bác tiều giúp hổ trán trắng bị mắc xương, được hổ trả ơn.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 
Nội dung truyện:
Chuyện
Người
Hổ
Thứ nhất
Bà đỡ Trần, đỡ đẻ cho hổ cái
Đền ơn cục bạc, bà sống qua năm mất mùa
Cái nghĩa
==> Đền ơn chỉ một lần.
Thứ hai
Bác tiều móc xương, cứu sống hổ trán trắng.
Đền ơn một con nai. Khi chết đến bên quan tài thương xót. Ngày giỗ mang dê, lợn đến tế.
Cái nghĩa
==> Đền ơn, nhớ ơn mãi mãi.
====> Ở đời, sống phải có tình nghĩa, thuỷ chung.
Nghệ thuật:
+ Nhân hoá: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
III. TỔNG KẾT.
“ Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 144
- Con chó có nghĩa với chủ.
Nuôi ở nhà em, chăm sóc chu đáo. Ngày nào đi học về nó cũng ra cổng đón em. Chẳng riêng em mà cả nhà nhờ nó canh giữ nhà cửa, chống kẻ trộm vào nhà. . . 
- Biết đền ơn đáp nghĩa, đạo lý làm người:
“ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
 ( Tục ngữ ).
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Học bài: 
+ Nêu giá trị nội dung của truyện “ Con hổ có nghĩa” ?
+ Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm trong truyện “ Con hổ có nghĩa” là gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
Soạn bài: Trả, sửa bài kiểm tra Tiếng Việt.
V. RÚT KINH NGHIỆM
 ===> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docDT CON HO CO NGHIA.doc