Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Nguyễn Văn Hùng

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

HĐ4. Hướng dẫn luyện tập

T. Cho H đọc BT1. Tr.26. Đại diện 3 nhóm xác định từ mượn ứng với 3 phần a, b, c trên bảng, H nhận xét, T kết luận Đ – S và cho H ghi vở.

D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

T. Cho H đọc BT2. Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt. Gọi H trả lời, lớp bổ sung, T kết luận Đ – S, cho H ghi vở.

H.a)- * Khán ( xem); giả( người) ===> Người xem.

* Thính ( nghe); giả( người) ===> Người xem.

* Độc ( đọc); giả( người) ===> Người đọc.

 b)- *Yếu ( quan trọng); điểm( điểm) ====> Điểm quan trọng.

 * Yếu ( điều quan trọng); lược ( tóm tắt) ===> Tóm tắt những điều quan trọng.

 * Yếu ( quan trọng); nhân ( người) ====> Người quan trọng.

T. Cho H đọc BT3. Hãy kể một số từ mượn:

H. Cho đại diện 3 tổ làm, T kết luận Đ – S và cho H ghi vở.

a)- Là tên các đơn vị đo lường: . . .

b)- Là tên một số bộ phận xe đạp: . . .

c)- Là tên một số đồ vật: . . .

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 2
- Tiết CT: 6
- TIẾT 6: TỪ MƯỢN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gíới thiệu bài mới:
Ngoài từ thuần việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra, chúng ta còn vai mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về từ mượn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Từ thuần việt, từ mượn.
T. Cho H đọc ví dụ1.SGK Tr. 24. Em hãy giải thích các từ “Trượng, tráng sĩ” ?
H. * Trượng: Là đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc ( bằng 3, 33 mét), hiểu là rất cao.
* Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
+ Tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng.
+ Sĩ: Người tri thức thời xưa, những người được tôn trọng nói chung.
T. Các từ trên có phải là ngôn ngữ Tiếng Việt không ? Có nguồn gốc từ ngôn ngữ ( tiếng ) nào ? Vậy đây là từ mượn của tiếng nào ?
H. Không. Nguồn gốc từ tiếng Hán, là từ mượn của tiếng Hán.
T. Cho H đọc ví du 3 và Thầy ghi lên bảng. Trong các từ trên, từ nào mượn từ tiếng Hán ? Từ nào mượn từ các ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga ?
H. Từ mượn tiếng Hán: Sứ giả, Giang sơn, buồm, điện. . . 
Mượn tiếng Anh: Ti vi, mít tinh, ra- đi- ô, In- tơ- nét. . . 
Mượn tiếng Pháp: Xà phòng, sơ mi, Săm, lốp. . . 
Mượn tiếng Nga: xô viết. . . 
T. Từ thuần việt là gì ? Thế nào là từ mượn ?
H. Ngoài từ thuần việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài. . . 
T. Trong câu trên, em thấy từ nào vay mượn nhiều nhất ? Như vậy nguồn vay mựơn quan trọng nhất là tiếng ( ngôn ngữ ) nào ? Ngoài tiếng Hán, còn mượn tiếng ( ngôn ngữ ) nào khác ?
H. Từ Hán Việt. Nhưng quan trọng nhất là tiếng Hán. Ngoài ra còn mượn tiếng Anh, Pháp, Nga.
T. Các từ: Giang sơn, mít tinh, xà phòng, sứ giả. . . Viết có giống từ thuần việt không ?Vì saao ?
H. Viết giống từ thuần việt. Vì đã được việt hoá hoàn toàn.
T. Các từ: Ra- đi- ô; In- tơ- nét. . . Viết có giống từ thuần việt không ? Giữa các tiếng có dùng dấu gì ? Vậy khi viết phải như thế nào ? 
H. Viết không giống từ thuần việt. Vì chưa được việt hoá hoàn toàn, khi viết nên dùng dấu gạch nối giữa các tiếng.
HĐ2. Nguyên tắc mượn từ.
T. Cho H đọc phần trích ý kiến của Hồ Chủ Tịch ( SGKTr. 25). Về mặt tích cực, mượn từ có lợi gì ? Về mặt tiêu cực, mượn từ có hại gì ? Vậy, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt ta phải mượn từ như thế nào ?
H. Lợi là làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Hại là ngộn ngữ pha tạp nhiều nếu mượn tuỳ tiện. Không nên mượn từ một cách tuỳ tiện.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Hướng dẫn luyện tập
T. Cho H đọc BT1. Tr.26. Đại diện 3 nhóm xác định từ mượn ứng với 3 phần a, b, c trên bảng, H nhận xét, T kết luận Đ – S và cho H ghi vở.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt. Gọi H trả lời, lớp bổ sung, T kết luận Đ – S, cho H ghi vở.
H.a)- * Khán ( xem); giả( người) ===> Người xem.
* Thính ( nghe); giả( người) ===> Người xem.
* Độc ( đọc); giả( người) ===> Người đọc.
 b)- *Yếu ( quan trọng); điểm( điểm) ====> Điểm quan trọng.
 * Yếu ( điều quan trọng); lược ( tóm tắt) ===> Tóm tắt những điều quan trọng.
 * Yếu ( quan trọng); nhân ( người) ====> Người quan trọng.
T. Cho H đọc BT3. Hãy kể một số từ mượn:
H. Cho đại diện 3 tổ làm, T kết luận Đ – S và cho H ghi vở.
a)- Là tên các đơn vị đo lường: . . . 
b)- Là tên một số bộ phận xe đạp: . . .
c)- Là tên một số đồ vật: . . . 
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc BT4. Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn ? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào ? Đối tượng giao tiếp nào ?
H. Trả lời, lớp bổ sung, T kết luận Đ – S và cho H ghi vở.
Bạn bè tới tấp gọi điện đến.
Ngọc linh là một người say mê bóng đácuồng nhiệt.
Anh đã hạ đo ván võ sĩ nước chủ nhà.
T. Cho H viết chính tả đoạn trích : “ Thánh Gióng”. Từ : tráng sĩ mặc áo ----> đền thờ ngay ở quê nhà.
I. TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ MƯỢN.
* Từ thuần việt: là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
* Từ mượn: Là vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm. . . mà Tiếng Việt chưa có từ biểu thị.
* Nguồn vay mượn: Quan trọng nhất là tiếng Hán và một số ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga. . .
* Cách viết:
+ Từ mượn được việt hoá viết như từ thuần việt.
+ Từ mượn chưa được việt hoá, khi viết ta dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
II. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ.
Mượn từ là một cách làm giàu Tiếng Việt. Tuy vậy, để giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 26
1. Từ mượn:
a)- Tiếng Hán: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b)- Tiếng Hán: Gia nhân.
c)- Tiếng Anh: Pốp, in- tơ- nét.
 + Tiếng Hán: Quyết định, lãnh địa.
2. Nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.
a)-*(Khán: xem; giả: người)==> Người xem.
 *(Thính:nghe; giả: người) ==> Người nghe.
 *(Độc: đọc; giả: người) ==> Người đọc.
b)-*( Yếu: quan trọng; điểm: điểm) ==> Điểm quan trọng.
 *(Yếu: quan trọng; lược: tóm tắt) ==> Tóm tắt những điều quan trọng.
 *(Yếu: quan trọng; nhân: người) ==> Người quan trọng.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 26
3. Một số từ mượn:
a)- Mét, lít, tạ, kí-lô-mét. . 
b)- Ghi đông, pê đan, gạc đờ bu ( cái chắn bùn). . . 
c)- Ra- đi-ô, vi- ô lông, ô- tô, bếp ga, sa lông, la phông( trần nhà). . . 
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
4.* Từ mượn: Phôn, fan, nốc ao.
==> Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật: bạn bè, người thân.
5. Chính tả( nghe viết ). 
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
*Học bài: 
1. từ thuần việt ? từ mượn ? Nguồn vay mượn ? Cách viết ? Cho ví dụ minh hoạ ?
2. Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ta phải làm gì ?
* Soạn bài:
Làm BT. 5, 6 SBT. Tr11, 12.
NGHĨA CỦA TỪ ( Sgk tr 35 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
====> Học sinh tiếp thu tốt.
VI. LUYỆN TẬP THÊM.
Sắp xếp các cặp từ sau đây thành cặp từ đồng nghĩa và gạch dưới các từ mượn:
“ Mì chính, trái đất, hi vọng, cattút, pi-a-nô, gắng sức, hoàng đế, đa số, xi rô, chuyên cần, bột ngọt, nỗ lực, địa cầu, vua, mong muốn, số đông, vỏ đạn, nước ngọt, dương cầm, siêng năng”.
Giải.
Mì chính – bột ngọt
Địa cầu – trái đất
Hi vọng – mong muốn
Cattut – vỏ đạn
Pi-a- nô – dương cầm
Nỗ lực – gắng sức
Hoàng đế – vua
Đa số – số đông
Xi rô – nước ngọt
Chuyên cần – siêng năng
Điền các từ chỉ màu đen sau đây vào các chỗ trống cho thích hợp: mực, thâm, ô.
Gải.
a)- Con ngựa ô đó phi rất nhanh.
b)- Nhà ấy có con chó mực rất dữ.
c)- Ông tôi vẫn còn giữ được chiếc áo the thâm.
Điền các từ sau đây vào chỗ trống cho thích hợp: “ Nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, bổn phận”.
Giải.
a)- Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mọi người.
b)- Bổn phận làm con là phải săn sóc, phụng dưỡng bố mẹ.
c)- Trách nhiệm nặng nề và vẻ vangcủa các thầy giáo, cô giáo là giáo dục học sinh thành những công dân tốt, cán bộ tốt cho đất nước.
d)- Mỗi học sinh phải nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ mà nhà trường đã giao.
4. Nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng ?
a. Vợ chồng ông lão.
b. Sứ giả.
c. Thánh Gióng.
d. Giặc Ân.
5.Tiếng nói đầu tiên của Gióng là:
Đòi ngựa sắt.
Đòi ăn thật nhiều.
Đòi đánh giặc.
Cả 3 đúng.
6. Roi sắt gãy, nhổ tre bên đường đánh giặc tiếp, mang ý nghĩa gì ?
a. Thể hiện sức mạnh.
b. Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự phi thường của người anh hùng.
c. Thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng.
d. Cả 3 sai.

File đính kèm:

  • docTU MUON.doc