Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53-55 - Năm học 2015-2016

Truyền thuyết và cổ tích:

- - Giống: đều là truyện dân gian có yếu tố tưởng tượng và kỳ ảo

- - Khác:

+ Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện lien qua đến lịch sử trong quá khứ. Thể hiện cách đânhs giá của nhân dân. Người kể, người nghe tin là câu chuyện có thật.

+ Cổ tích: Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc của thế giới cổ tích. Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân. Người kể, người nghe tin là câu chuyện không có thật.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53-55 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/11/2015
Ngày dạy: 21/11/2015
Tiết 53 : 
Ôn tập tuyện dân gian
 Mục tiêu bài học: 
 Kiến thức
Giúp HS:
 Nắm được đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học, nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
 Kỹ năng
Kể được các câu truyện đã học.
 Kể tưởng tượng, sáng tạo các loại truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau
 Thái độ
Tích cực tổng kết các kiến thức về truyện dân gian.
 Phương pháp 
Diễn giảng, gợi mở.
Tổng hợp.
Làm việc nhóm
 Phương tiện
GV: SGK, SGV, STKBG ,bảng phụ
HS: Sách giáo khoa, sách bài tập.
 Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Truyện dân gian là gì?
- Hãy kể tên các truyện dân gian đã học
3. Bài mới
Các em đã được học rất nhiều tác phẩm văn học dân gian, để hiểu rõ hơn về thể loại cũng như nội dung các tác phẩm đó, hôm nay chúng ta đi vào tiết: Ôn tập truyện dân gian.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Củng cố khái niệm về những thể loại truyện dân gian đã học.
? Em hãy cho biết các thể loại truyện dân gian đã học?
? Hãy nhắc lại khái niệm về truyện dân đã học?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
HĐ 2: Thống kê các tuyện dân gian đã học đã học ở SGK lớp 6.
 GV lập bảng biểu cho học sinh ghi lên bảng tên các tác phẩm đã học.
HS lập bảng biểu tác phẩm đã học.
 GV nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của từng thể truyện dân gian.
GV cho học sinh nhắc lại đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học. Lập bảng thống kê theo mẫu cho HS điền vào bảng thống kê, có tác phẩm minh họa.
 Khái niệm các thể loại tuyện dân gian
Thể loại
Khái niệm
Truyền thuyết
Là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.
Là loại truyện kể về cuộc đời một số nhân vật quen thuộc như người bấ
 hạnh, người dung sĩ có tài năng kỳ lạ, người thông minh hay ngôc nghếch hay nhân vật là động vật. Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác.
Ngụ ngôn
Là loại truyện kể bằng v
n xuôi hay văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo về chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răng dạy người ta về bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện cười
Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười tro
g cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hôi.
Tên các truyện dân gian đã học.
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Con Rồng cháu Tiên
Bánh chưng, bánh giầy
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thánh Gióng
Sự tích Hồ Gươm
Sọ dừa
Thạch Sanh
Em bé thông minh
Cây bút thần
Ông lão đánh cá và con các vàng.
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho mèo
Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng
Treo biển
Lợn cưới, áo mới
Những đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện đã học.
Thể loại
Tác phẩm cụ thể
Nhân vật
Yếu tố kỳ ảo
Cốt truyện
Nội dung ý nghĩa
Truyền thuyết
Con Rồng, Cháu tiên. 
Thánh Gióng.
Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Bánh chưng, bánh giầy
Thần Thánh, Thần
Người
Hoang đường, phi thường
Đơn giản
Hứng thú
Giải thích nguồn gôc dân tộc, phong tục tập quán, hiện tượng thiên nhiên. Mơ ước chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm.
Cổ tích
Sự tích Hồ Gươm
Sọ dừa. Thạch Sanh. Em bé thông minh. Cây bút thần. Ông lão đánh cá và con các vàng.
Nhân vật lịch sử
Người nghèo
Người thông minh
Yếu tố li kì.
Phức tạp
Hứng thú
Ca ngợi anh hung dân tộc, dung sĩ vì dân diệt ác, người nghèo, thông minh, tài trí, ở hiền gặp lành. Kẻ tham ác bị trừng trị.
Ngụ ngôn
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho mèo
Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng
Vật
Đồ vật
Người
Bộ phận cơ thể
Không có
Ngắn gọn
Triết lí
Những bài học đạo đức, lẽ sống. Phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi.
Truyện cười
Treo biển
Lợn cưới, áo mới
Người
Không có
Ngắn gọn. Tình huống bất ngờ.Mâu thuận gây cười
Chế giễu, châm biếm, phê phán những tính xấu, người tham, thích khoe, bủn xỉn.
? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười?
HĐ 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
GV chí lớp thành 3 nhóm và thảo luận bài tập
Truyền thuyết và cổ tích:
- Giống: đều là truyện dân gian có yếu tố tưởng tượng và kỳ ảo
- Khác:
+ Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện lien qua đến lịch sử trong quá khứ. Thể hiện cách đânhs giá của nhân dân. Người kể, người nghe tin là câu chuyện có thật.
+ Cổ tích: Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc của thế giới cổ tích. Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân. Người kể, người nghe tin là câu chuyện không có thật.
 Ngụ ngôn và truyện cười
- Giống: Có yếu tố gây cười.
- Khác:
+ Ngụ ngôn: Khuyên nhủ, răng dạy về bài học trong cuộc sống.
+ Truyện cười : Gây cười hoặc phê phán châm biếm những hiện tượng đáng cười.
Bài tập 
 Cần làm gì để giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của nền văn học dân gian?
 Củng cố và dặn dò
Chuẩn bị bài kiểm tra Tiếng Việt
 Phần bổ sung, rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Tổ phó
Vũ Bình
Ngày soạn: 22/11/2015
Ngày dạy: 27/11/2015
Tiết 54 : 
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
 Mục tiêu bài học: 
 Kiến thức
Giúp HS: Củng cố kiến thức cơ bản được ra trong bài kiểm tra
 Kỹ năng
 HS nhận rõ, ưu, nhược điểm của mình trong bài làm của mình.
 Biết cách và có hướng sửa chữa các loại lỗi đã mắc.
Thái độ
Có ý thức làm bài kiểm tra một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
 Phương pháp 
Hỏi đáp
 Phương tiện
 GV: Chấm bài, thống kê lỗi, nhận xét ưu, nhược điểm, tổng kết điểm.
 HS: Xác định đáp án và rút ra ưu, nhược điểm
 Tiến trình dạy học
 Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
GV phát bài và sửa bài.
Câu 1: Xác định từ láy, từ ghép.
 Từ láy: Ruộng rẫy, miếu mạo, mặt mũi.
 Từ ghép: Đền đài, học hành, tươi tốt, hoa hồng, học hỏi.
Câu 2: Giải nghĩa các từ theo cách giải thích từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
 Dũng cảm: Không sợ gian nan, hiểm trở, hi sinh vì một việc gì đó.
 Trái nghĩa: Hèn nhát, nhát gan, sợ sệt.
 Lười biếng: Không siêng năng, cần cù, miệt mài làm việc.
 Trái nghĩa: Siêng năng, làm việc cần cù, kiên trì làm đến cùng.
Câu 3: Tìm từ mượn trong câu
Từ mượn là: Tráng sĩ, trượng, lẫm liệt, oai phong
Câu 4:
 Các cụm danh từ: HS có thể tạo nhiều cụm từ khác nhau
VD: Thầy giáo rất vui tính.
 Cô Thủy là cô giáo dạy sinh.
 Đây là những học sinh giỏi.
 Phần viết đoạn văn có chủ đề ngày nhà giáo Việt Nam có sử dụng danh từ.
Nhận xét:
 Ưu điểm: Đa số các em làm bài khá.
 Nhược điểm: Một số em không hiểu đề, làm bài chưa tốt.
 Củng cố và dặn dò
Học và soạn bài mới “ Chỉ từ”
 Phần bổ sung, rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Tổ phó
Vũ Bình
Ngày soạn: 22/11/2015
Ngày dạy: 27/11/2015
Tiết 55 : Tiếng Việt 
Chỉ từ
 Mục tiêu bài học: 
 Kiến thức
GiúpHS :Nắm đươcÝ nghĩa và công dụng của chỉ từ.
 Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng dùng chỉ từ khi nói và viết.
 Thái độ
Có ý thức sử dụng chỉ từ khi nói và viết.
 Phương pháp 
 Diễn giảng, nêu ví dụ và phân tích
 Gợi mở
 Làm việc nhóm.
 Phương tiện
 GV: SGK, SGV, STKBG ,bảng phụ
 HS: Sách giáo khoa, sách bài tập.
Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Thế nào là số từ, lượng từ? Đặt câu có số từ và lượng từ?
3.Bài mới
Vào bài: Khi nói hoặc viết các em thường hay dùng các từ như “ Kia, ấy, nọ, đấy” mà chưa biết các từ này thuộc loại từ gì? Dùng các từ này trong câu nhằm mục đích gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là chỉ từ.
GV cho học sinh đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và bổ sung.
? Các từ in đậm trong đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Các từ nọ, ấy, kia bổ sung cho các danh từ như ông vua, viên quan, làng, cha con nhà. 
 Có tác dụng định vị sự vật trong không gian.
? So sánh các từ và cụm từ, từ đó rút ra ý nghĩa của các từ được in đậm?
Ông vua / ông vua nọ;
Viên quan / viên quan ấy;
Làng / làng kia;
Nhà / nhà nọ.
Nọ, ấy, kia được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong không gian và thời gian, nghĩa của ông vua, viên quan, làng, nhà chung chung không cụ thể.
? Theo em, các từ ấy, nọ ở VD 1 và các từ ấy, nọ ở VD 3 có gì giống và khác nhau?
Giống : đọc như nhau, giúp xác định vị trí sự vật.
Khác: Ở VD1 các từ ấy, nọ dùng để xác định vị trí sự vật, ở VD3 dùng để xác định thời gian sự vật.
? Các từ nọ, ấy, kia là chỉ từ, vậy em hãy cho biết chỉ từ là gì?
Chỉ từ là những từ chỉ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
? Em hãy đặt câu có chỉ từ và chỉ ra tác dụng của chỉ từ trong câu đó.
Ngôi nhà kia rất đẹp.( nhà: xác định không gian)
Năm nọ, trời hạn hán.( nọ: xác định thời gian)
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu.
GV nêu câu hỏi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
? Trong các VD 1,2,3 ở mục I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?
Các từ ấy, kia, nọ làm phụ ngữ sau của danh từ.
? Tìm chỉ từ và xác định chức vụ của chỉ từ ấy?
Các chỉ từ trong câu: a) đó: chủ ngữ
 b) đấy: trạng ngữ
HĐ 3:Củng cố kiến thức.
GV cho HS nhắc lại các nội dung chính trong bài hoc.
HĐ 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
GV cho HS đọc và lên bảng bài tập 1,2, bài tập 3 làm theo nhóm.
Chỉ từ là gì?
Ví dụ (SGK)
 Phân tích
Nọ: Ông vua
Ấy: Viên quan
Kia: Làng
Nọ: Cha con nhà
 Các từ nọ, ấy, kia làm cho cụm danh từ chính xác, cụ thể hơn.
 Nhận xét
 Các từ nọ, ấy, kia dùng để chỉ vào sự vật, xác định vị trí vủa vật trong không gian.
Nọ, ấy là chỉ từ dùng để xác định thời gian giúp nghĩa cụm từ chính xác, rõ ràng hơn.
Nghĩa của cụm từ có chỉ từ được cụ thể hóa, rõ ràng.
 Ghi nhớ( SGK)
Hoạt động của chỉ từ trong câu
Ví dụ( SGK)
 Phân tích
Nọ, kia, ấy: phụ ngữ
a) Đó: chủ ngữ
 b) Đấy: trạng ngữ
 Nhận xét
Chỉ từ làm phụ ngữ cho danh từ, có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ.
 Ghi nhớ( SGK)
 Luyện tập
 Bài tập 1: 
a)Ấy: Xác định vị trí sự vật trong không gian. Làm phụ ngữ cho danh từ bánh.
b)Đấy, đây: Xác định vị trí của sự vật trong không gian. Làm chủ ngữ trong câu.
c)Nay: Xác định vị trí của sự vật trong thời gian. Làm trạng ngữ trong câu.
c)Đó: Xác định vị trí của sự vật trong thời gian. Làm trạng ngữ trong câu.
Bài tập 2: Có thể thay thế:
a))Chân núi Sóc: đó, đấy
b)Làng bị lửa thiêu cháy: làng ấy
Việc thay thế các từ này tránh lặp lại các từ đã nêu ở trước đó.
Bài tập 3: 
- Các từ ấy, đó có thể đổi chỗ cho nhau hoặc thay thế bằng đấy, nhưng không thể thay thế bằng bất kỳ từ hay cụm từ nào khác.
- Vì: chúng có thể chỉ ra những sự vật, những thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
 Củng cố và dặn dò
 Xem lại nội dung bài học.
 Chuẩn bị bài mới: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
 Phần bổ sung, rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Tổ phó
Vũ Bình
Ngày soạn: 22/11/2015
Ngày dạy: 28/11/2015
Tiết 56: Tập làm văn
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
 Mục tiêu bài học: 
 Kiến thức
Giúp HS: 
 Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự
 Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng dùng chỉ từ khi nói và viết.
 Thái độ
Có ý thức sử dụng chỉ từ khi nói và viết.
 Phương pháp 
 Diễn giảng, nêu ví dụ và phân tích
Gợi mở
 Làm việc nhóm.
 Phương tiện
GV: SGK, SGV, STKBG ,bảng phụ
 HS: Sách giáo khoa, sách bài tập.
Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
	 - Kể chuyện tưởng tượng phải đảm bảo những yêu cầu gì?
3. Bài mới
Vào bài: Ở tiết trước các em đã được học về kể chuyện tưởng tượng. Kể chuyện tưởng tượng giúp trí tưởng tượng của chúng ta phong phú, câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Để giúp các em nắm rõ hơn về cách làm bài văn tự sự kể chuyện tưởng tượng, hôm nay, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Nêu đề bài luyện tập.
GV gọi HS đọc đề trong SGK
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
GV: Nêu câu hỏi.
? Nội dung của đề yêu cầu điều gì?
? Đề bài này thuộc kiểu bài nào?
? Đối với đề này em sẽ chọn ngôi kể nào?
HĐ 3: Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài chi tiết.
GV : Gợi ý cho học sinh tưởng tượng từng chi tiết.
HS nắm rõ từng chi tiết để lập dàn ý.
HĐ 4: Học sinh trình bày trước lớp
HS trình bày, GV nhận xét và bổ sung.
HĐ 5: Hướng dẫn HS làm các đề bổ sung.
GV:Chọn đề c SGK trang 140, hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn bài.
Gọi HS đọc đề.
 Đề yêu cầu gì? 
Tìm ý và lập dàn ý
Gợi ý: Có thể tìm ý cho các kết như:
? Sau khi đâm chết cá kình cô em làm gì?(Ở lại sống luôn trên hòn đảo không quay về hay tìm cách quay về dạy cho hai cô chị một bài học)
? Sau khi gặp lại vợ, quan trạng đã làm gì?( Bắt giam hai cô chị, sống hạnh púc với vợ, được thăng quan tiến chức.)
? Sâu khi hai cô chị gặp lại em đã làm gì?(Qùy xin em tha thứ hay tiếp tục tìm cách hãi em)
GV: Nhận xét các đọa kết mà học sinh đưa ra.
Đề: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
Tìm hiểu đề
Nội dung: Cảnh mười năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay em đang học.
Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng.
Ngôi kể: Thứ nhất.
Lập dàn ý
 Mở bài
 Mười năm nữa em như thế nào?(Bao nhiêu tuổi, làm gì)
Em về thăm trường vào dịp nào?(Ngày thành lập trường, lễ khai giảng hay ngày 20-11)
 Thân bài
Tâm trạng/cảm xúc khi về thăm trường như thế nào?(Bồi hồi, rạo rực, lo lắng.)
 Quang cảnh của trường lúc này như thế nào?(Cây cối, vườn hoa, nhà)
Thầy cô giáo có gì thay đổi?(Thầy cô cũ đã già, có thêm thầy cô mới )
Bạn bè cũ bây giờ như thế nào?
 Kết bài
Em có cảm xúc/suy nghĩ gì khi sắp phải chia tay trường?(Cảm động, yêu thương, tự hào về nhà trường, bạn bè)
Đề bổ sung
Yêu cầu: Tưởng tượng đoạn kết mới cho chuyện Sọ Dừa
 Phải đua ra được nội dung chính của đoạn kết.
Củng cố và dặn dò
GV đưa ra câu hỏi củng cố:
? Bố cục bài văn kể chuyện tưởng tượng gồm có mấy phần:
Một phần c) Bốn phần
Ba phần d) Hai phần
Làm các đề còn lại
 Chuẩn bị bài mới: Con hổ có nghĩa
 Phần bổ sung, rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Tổ phó
Vũ Bình

File đính kèm:

  • docBai_13_Chi_tu.doc
Giáo án liên quan