Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 48: Đọc thêm - Chân, tay, tai, mắt, miệng - Nguyễn Văn Hùng

T. Câu nói: “ Lão Miêng không ăn, chúng ta cũng bị tê liệt, lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ được”, muốn nói lên mối quan hệ như thế nào giữa các bộ phận ?

H. Phải đoàn kết, thống nhất giữa các bộ phận, mỗi người một việc.

T. Em hiểu được gì trong tính cách của các nhân vật trong truyện ?

H. Truyện rất ngắn gọn, nhưng nhờ miêu tả sinh động, nên thấy được tính cách các nhân vật :

· Lão Miêng: già cả, ít nói, chậm chạp.

· Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: nhanh nhảu nhưng tính còn non dại, nói năng vội vàng, hấp tấp, không suy xét kĩ.

· Bác Tai: lúc đầu vội vàng, sau nghĩ lại nên đã ân hận, tìm cách sửa lỗi ngay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 48: Đọc thêm - Chân, tay, tai, mắt, miệng - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 12
- Tiết:CT: 48
- ĐỌC THÊM: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
“ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là truyện ngụ ngôn, mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể người được nhân hoá, để nói chuyện con người. Các em cùng tìm hiểu truyện, để xem truyện nêu lên bài học gì ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Đọc văn bản.
T. Cho H đọc bài theo hai đoạn, SGK Tr. 114. 
Đoạn1: từ đầu ------------------------> Cả bọn kéo nhau về.
Đoạn2: phần còn lại.
T. Cho H giải từ “ Hăm hở”. Nghĩa của từ được giải thích theo cách nào ? ( Trình bày khái niệm ).
T. Truyện thuộc thể loại nào ? Truyện ngụ ngôn là gì ? Truyện chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính mỗi đoạn ?
T. Truyện có phải là văn bản không ? Văn bản là gì ? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Văn tự sự là văn kể về ai ?
HĐ2. Tìm hiểu nội dung văn bản.
T. Truyện kể về những nhân vật nào ? Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng là gì ? Nhân vật là những bộ phận cơ thể nhưng gọi tên con người, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
H. Chân, tay, tai, Mắt, Miệng là những bộ phận cơ thể người, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá- ẩn dụ.
T. Đang sống hoà thuận giữa bốn người với lão Miệng, bỗng xảy ra chuyện gì ?
H. Cô Mắt phát hiện sự bất hợp lýtrong cách phân chia công việc và hưởng thụ giữa 4 người với lão Miệng.
T. Vì sao “ Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với lão Miệng ? Theo em sự so bì của họ có đúng không ? Từ cách nghĩ trên họ đi đến thống nhất điều gì ?
H. Vì họ “ làm việc mệt nhọc quanh năm”, còn lão Miệng “ chỉ ngồi ăn không”. Sự so bì của họ là không đúng. Vì lão Miệng không đi làm, nhưng có công nhai thức ăn để nuôi các bộ phận trong cơ thể. Họ thống nhất buộc tội lão Miệng và nhất trí đình công với lão Miệng.
T. Quyết định chống lại lão Miệng được họ thể hiện như thế nào ? Và việc làm vội vã trên của 4 người để chống lại lão Miệng dẫn đến hậu quả là gì ?
H. * Hành động: cả bọn kéo nhau đến nhà lão Miệng.
Thái độ: Không chào hỏi.
Lời nói: Nói thẳng vào mặt lão Miệng: “ Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa”.
Hậu quả:+ Chân, tay: không còn muốn chạy nhảy ( không hoạt động).
	+ Mắt: lúc nào cũng lờ đờ.
	+ Tai: lúc nào cũng ù ù như xay lúa.
 	+ Miêng: nhợt nhạt cả hai môi, không buồn nhếch mép.
======> Cả bọn mệt rã rời, đến ngày thứ bảy thì không thể chịu nổi nữa.
T. Câu nói: “ Lão Miêng không ăn, chúng ta cũng bị tê liệt, lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ được”, muốn nói lên mối quan hệ như thế nào giữa các bộ phận ?
H. Phải đoàn kết, thống nhất giữa các bộ phận, mỗi người một việc.
T. Em hiểu được gì trong tính cách của các nhân vật trong truyện ?
H. Truyện rất ngắn gọn, nhưng nhờ miêu tả sinh động, nên thấy được tính cách các nhân vật :
Lão Miêng: già cả, ít nói, chậm chạp.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: nhanh nhảu nhưng tính còn non dại, nói năng vội vàng, hấp tấp, không suy xét kĩ.
Bác Tai: lúc đầu vội vàng, sau nghĩ lại nên đã ân hận, tìm cách sửa lỗi ngay.
HĐ2. Tổng kết truyện.
T. Truyện nêu lên bài học gì ?
H. Bài học: 
Đồng tâm hiệp lực, đoàn kết mới tạo nên sức mạnh.
Nên chịu khó suy nghĩ, tránh nghi ngờ, ghen tị vô lối. . .
T. Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật ?
H. Truyện đã được sáng tạo bằng trí tưởng tượng và nghệ thuật nhân hoá làm cho truyện sinh động, hấp dẫn.
T. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người. Theo em, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì ? 
H. Trả lời theo ghi nhớ SGK Tr. 116. . . Cần có tinh thần “ Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Hướng dẫn H làm bài tập.
T. Cho H đọc BT. Gọi 1, 2 em trả lời và cho H nghi vở.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Quyết định chống lại lão Miệng được họ thể hiện như thế nào ? Và việc làm vội vã trên của 4 người để chống lại lão Miệng dẫn đến hậu quả là gì ?
H. * Hành động: cả bọn kéo nhau đến nhà lão Miệng.
Thái độ: Không chào hỏi.
Lời nói: Nói thẳng vào mặt lão Miệng: “ Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa”.
Hậu quả:+ Chân, tay: không còn muốn chạy nhảy ( không hoạt động).
	+ Mắt: lúc nào cũng lờ đờ.
	+ Tai: lúc nào cũng ù ù như xay lúa.
 	+ Miêng: nhợt nhạt cả hai môi, không buồn nhếch mép.
======> Cả bọn mệt rã rời, đến ngày thứ bảy thì không thể chịu nổi nữa.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Em hiểu được gì trong tính cách của các nhân vật trong truyện ?
H. Truyện rất ngắn gọn, nhưng nhờ miêu tả sinh động, nên thấy được tính cách các nhân vật :
Lão Miêng: già cả, ít nói, chậm chạp.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: nhanh nhảu nhưng tính còn non dại, nói năng vội vàng, hấp tấp, không suy xét kĩ.
Bác Tai: lúc đầu vội vàng, sau nghĩ lại nên đã ân hận, tìm cách sửa lỗi ngay.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
Đọc, giải từ. ( SGK Tr. 114).
Thể loại: Truỵện ngụ ngôn. . . ( SGK Tr. 100).
Bố cục:
a)- Cả bọn đình công lão Miệng.
b)- Cả bọn hoà thuận như xưa.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
* Sự việc: Cô Mắt phát hiện bất hợp lý trong cách chia việc và hưởng thụ với lão Miệng.
* Nguyện nhân: họ làm việc còn lão Miệngngồi ăn không.
===> Nhất trí đình công với lão Miệng.
* Hành động: Cả bọn kéo đến nhà lão Miệng.
* Thái độ: Không chào hỏi.
* Lời nói: Nói thẳng vào mặt lão Miệng.
* Hậu quả: 
+ Cậu Chân, tay: Không hoạt động.
+ Cô Mắt: lờ đờ.
+ Bác tai: ù, ù.
+ Lão Miệng: nhợt nhạt.
-----> Cả bọn mệt rã rời, không chịu nổi nữa.
===> Phải đoàn kết, mỗi người một việc.
III. TỔNG KẾT.
Truyện nêu bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 116
1. Khái niệm truyện ngụ ngơn
- Truyện ngụ ngôn là . . . 
- Những truyện ngụ ngôn đã học: “ ENĐG, TBXV, ĐNCM, CTTMM”.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 116
2. Quyết định chống lại lão Miệng được họ thể hiện như thế nào ? Và việc làm vội vã trên của 4 người để chống lại lão Miệng dẫn đến hậu quả là gì ?
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
3. Em hiểu được gì trong tính cách của các nhân vật trong truyện ?
- Truyện rất ngắn gọn, nhưng nhờ miêu tả sinh động, nên thấy được tính cách các nhân vật :
- Lão Miêng: già cả, ít nói, chậm chạp.
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: nhanh nhảu nhưng tính còn non dại, nói năng vội vàng, hấp tấp, không suy xét kĩ.
- Bác Tai: lúc đầu vội vàng, sau nghĩ lại nên đã ân hận, tìm cách sửa lỗi ngay.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài: Truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì ?
Soạn bài: ƠN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN ( Sgk tr 134 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ======> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docDT- CHAN - TAY - TAI - MAT - MIENG.doc
Giáo án liên quan