Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 43: Phó từ - Nguyễn Văn Hùng

T. Các từ in đậm đứng ở vị trí nào của động từ và tính từ ? Trong hai ví dụ trên có danh từ nào được các từ đó bổ sung không ?

H. Các từ in đậm đứng trước hoặc sau động từ và tính từ. Không có danh từ nào được các từ đó bổ sung ý nghĩa.

T. Vậy phó từ là gì ?

H. Trả lời phần ghi nhớ SGK Tr. 12.

HĐ2. Các loại phó từ.

T. Cho H đọc VD1: a, b, c phần II. SGK Tr. 13. Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ và tính từ trong các câu sau ?

· lắm phó từ đứng sau, bổ sung cho tính từ “ chóng lớn”

· đừng phó từ đứng trước, bổ sung cho động từ “ trêu”

vào phó từ đứng sau, bổ sung cho động từ “ trêu”

· không phó từ đứng trước, bổ sung cho động từ “ trông thấy”

đã phó từ đứng trước, bổ sung cho động từ “ trông thấy”

đang phó từ đứng trước, bổ sung cho động từ “ loay hoay”

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 43: Phó từ - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 11
- Tiết: CT: 43
- TIẾT 43: PHĨ TỪ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới
Phó từ cùng với lượng từ là những hư từ, chuyên đi kèm với thực từ, để bổ sung ý nghĩa cho các thực từ đó. Bái học hôm nay sẽ giúp các em hiểu kỹ hơn về phó từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu phó từ là gì ?
T. Cho H đọc VD: a, b SGK Tr. 12. Các từ in đậm trong mỗi đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì ?
H.* Câu a:
+ phó từ đã bổ sung cho động từ đi
+ phó từ cũng bổ sung cho động từ ra
+ phó từ vẫn chưa bổ sung cho động từ thấy
+ phó từ thật bổ sung cho tính từ lỗi lạc
* Câu b:
+ phó từ được bổ sung cho động từ soi
+ phó từ rất bổ sung cho cụm động từ ưa nhìn
+ phó từ ra bổ sung cho tính từ to
+ phó từ rất bổ sung cho tính từ bướng
T. Các từ in đậm đứng ở vị trí nào của động từ và tính từ ? Trong hai ví dụ trên có danh từ nào được các từ đó bổ sung không ?
H. Các từ in đậm đứng trước hoặc sau động từ và tính từ. Không có danh từ nào được các từ đó bổ sung ý nghĩa.
T. Vậy phó từ là gì ?
H. Trả lời phần ghi nhớ SGK Tr. 12.
HĐ2. Các loại phó từ. 
T. Cho H đọc VD1: a, b, c phần II. SGK Tr. 13. Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ và tính từ trong các câu sau ?
lắm phó từ đứng sau, bổ sung cho tính từ “ chóng lớn”
đừng phó từ đứng trước, bổ sung cho động từ “ trêu”
vào phó từ đứng sau, bổ sung cho động từ “ trêu”
không phó từ đứng trước, bổ sung cho động từ “ trông thấy”
đã phó từ đứng trước, bổ sung cho động từ “ trông thấy”
đang phó từ đứng trước, bổ sung cho động từ “ loay hoay”
T. Điền các cụm từ có phó từ bổ sung ở phần I và phần II vào bảng phân loại trên bảng phụ hoặc đã kẻ sẳn trên bảng ?
H. 
Phó từ đứng trước ( Bổ sung ý nghĩa chỉ )
Động từ, tính từ
Phó từ đứng sau ( Bổ sung ý nghĩa )
đã, đang, sẽ( quan hệ thời gian )
đi
rất( mức độ )
thật
ưa nhìn, lỗi lạc
cũng, vẫn ( sự tiếp diễn tương tự )
ra
không, chưa ( sự phủ định )
thấy
hãy, đừng ( sự cầu khiến )
trêu
vào
chóng lớn
lắm( mức độ )
soi gương
được ( khả năng )
to
ra ( chỉ hướng )
nhỏ 
lại ( kết quả )
T. Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên ?
Phó từ tần số: thường, năng, ít, hiếm, luôn, luôn luôn, thường thường. . . 
Phó từ tình thái: vụt, bỗng, chợt, đột nhiên, thình lình, thoắt. . . 
T. Vậy phó từ chia làm mấy loại lớn ? Kể ra ? Cho ví dụ minh hoạ ?
H. Trả lời theo ghi nhớ SGK Tr. 14. . . 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Hướng dẫn H luyện tập. SGK Tr. 14, 15.
T. Cho H đọc BT1: a, b. Tìm phó từ trong những câu sau đây, cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ?
H. Trong đoạn văn a:
Bổ sung ý nghĩa chỉ
Động từ, tính từ
Bổ sung ý nghĩa chỉ
quan hệ thời gian ( đã )
đến ( ĐT )
sự phủ định ( không còn )
ngửi thấy ( ĐT )
quan hệ thời gian ( đã )
cởi bỏ (ĐT)
sự tiếp diễn tương tự ( đều )
lấm tấm ( TT )
quan hệ thời gian ( đương )
trổ ( ĐT)
quan hệ thời gian ( lại sắp )
buông toả( ĐT)
ra( chỉ kết quả, hướng )
sự tiếp diễn tương tự ( cũng )
chỉ quan hệ thời gian ( sắp )
có( ĐT)
quan hệ thời gian ( đã )
về ( ĐT)
sự tiếp diễn tương tự ( cũng )
quan hệ thời gian ( sắp )
về ( ĐT )
H. Trong đoạn văn b:
Bổ sung ý nghĩa chỉ
Động từ, tính từ
Bổ sung ý nghĩa chỉ
quan hệ thời gian ( đã )
xâu
được ( kết quả )
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu: thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt ?
H. Một hôm, tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang mình, tôi nói với choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ, chối đây đẩy. . .
Phó từ : đang ( chỉ thời gian ), phó từ: rất ( chỉ mức độ ).
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H viết chính tả: Bài học đường đời đầu tiên.
Từ: Những gã xốc nổi ---------------> những cử chỉ ngu dạy của mình thôi.
I.PHÓ TỪ LÀ GÌ ?
+ Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
II. PHÂN LOẠI:
Hai loại lớn:
_ Phó từ đứng trước động từ, tính từ: bổ sung một số ý nghĩa chỉ hành động, trạng thái, đặc điểm, tính như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
_ Phó từ đứng sau động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 14, 15- Tập II
1. Cho H đọc BT1: a, b. Tìm phó từ trong những câu sau đây, cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ?
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 87
2. Đoạn văn:
Một hôm, trời mưa rất to. Chị Cốc bỗng dưng từ dưới hồ bay lên đậu cạnh nhà Dế Mèn. Dế Mèn liền cất giọng trêu chị Cốc rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực mình, bèn đi tìm kẻ trêu mình. Bất thình lình chị nhìn thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị trút hết cơn giận lên đầu Dế Choắt, làm Dế Choắt tắt thở.
+ Phó từ: rất ( chỉ mức độ ), bỗng dưng, bất thình lình ( chỉ tình thái, đánh giá ), vào ( kết quả, hướng ), đang ( chỉ quan hệ thời gian ).
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
3. Chính tả.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: 
Phó từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Có mấy loại phó từ ? Kề ra ?
Soạn bài:
Làm bài tập 4, 5 Tr.5, SBT.
Trả bài Tập làm văn số 2
3. Ếch ngồi đáy giếng ( Sgk tr 100 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ==========> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docPHO TU.doc