Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 42: Chỉ từ - Nguyễn Văn Hùng

HĐ2. Tìm hiểu về hoạt động của chỉ từ trong câu.

T. Cho H đọc VD1, phần I. SGK Tr. 136. Khi phân tích các cụm từ trong vd trên, em thấy chỉ từ thường đảm nhiệm chức vụ gì ?

H. Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

T. Cho H đọc VD2(a). SGK Tr. 137. Em phân tích câu: Đó // là một điều chắc chắn. Đó thuộc từ loại gì ? Giữ chức vụ gì trong câu ?

H. “ Đó” thuộc chỉ từ, làm chủ ngữ trong câu.

T. Cho H đọc VD2. SGK Tr. 138. Em phân tích câu ? Đấy thuộc từ loại gì ? Giữ chức vụ gì trong câu ?

H. “ Đấy” thuộc từ loại chỉ từ, làm trạng ngữ trong câu.

T. Vậy, trong câu chỉ từ thường đảm nhiệm chức vụ gì ?

H. Trả lời theo phần ghi nhớ SGK Tr. 138.

T. Cho H làm BT thêm củng cố lý thuyết về hoạt động của chỉ từ trong câu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 42: Chỉ từ - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguễn Văn Hùng
- Tuần: 11
- Tiết: CT: 42
- TIẾT 42: CHỈ TỪ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới.
Trong cụm danh từ, ở thành phần phụ sau có một số từ loại mà các em chưa được học kỹ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kỹ hơn về các từ loại đó. Đó là bài “chỉ từ” ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu chỉ từ là gì ?
* Thao tác1. Đọc VD1,2 ( SGK Tr. 136, 137).
T. Cho H đọc VD1. SGK Tr. 136. Các từ in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? Những từ được từ in đậm bổ sung thuộc từ loại gì ?
H. Các từ in đậm: “ Nọ, ấy, kia, nọ” bổ sung ý nghĩa cho các từ: “ Ông vua, viên quan, làng, nhà”. Những từ được từ in đậm bổ sung thuộc từ loại danh từ.
T. Cho H đọc VD2. SGK Tr. 137. So sánh các từ và cụm từ có chứa từ in đậm, nghĩa của chúng có gì khác nhau ?
H. Các cụm từ có chứa từ in đậm, nghĩa được xác định cụ thể hơn. Còn các từ: “ Ông vua, viên quan, làng, nhà” chưa có tính xác định.
T. Vì sao nghĩa của các cụm từ có chứa từ in đậm được xác định cụ thể hơn ?
H. Vì nhờ có các từ in đậm bổ sung nghĩa( hay trỏ vào sự vật ).
Từ “ Nọ” trỏ vào sự vật “ Ông vua”.
Từ “ Ấy” ---------------> “ viên quan”.
Từ “ Kia” --------------> “ làng”.
Từ “ Nọ” ---------------> “ nhà “.
T. Các từ in đậm trỏ vào sự vật có tác dụng gì ? Các từ in đậm thuộc từ loại gì ?
H. Định vị ( hay xác định vị trí của sự vật trong không gian ). Từ loại “ Chỉ từ”.
* Thao tác2. Đọc VD3.( SGK Tr.137).
T. Cho H đọc VD3. Em cho biết nghĩa của các từ: Ấy trong “ Hồi ấy” và “ Nọ” trong “ Đêm nọ” có điểm nào giống và khác với các cụm từ đã phân tích ở ví dụ 1 ?
H. * Giống: Đều có chỉ từ, cùng định vị ( xác định vị trí sự vật).
Khác: 
+ Các chỉ từ ấy trong “ Hồi ấy” và nọ trong “Đêm nọ” nhằm định vị (xác định vị trí sự vật trong thời gian ).
+ Các chỉ từ trong cụm từ đã phân tích trên nhằm định vị ( xác định vị trí sự vật trong thời gian ).
T. Vậy, chỉ từ là gì ?
H. Trả lời theo ghi nhớ SGK Tr. 137.
HĐ2. Tìm hiểu về hoạt động của chỉ từ trong câu.
T. Cho H đọc VD1, phần I. SGK Tr. 136. Khi phân tích các cụm từ trong vd trên, em thấy chỉ từ thường đảm nhiệm chức vụ gì ?
H. Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
T. Cho H đọc VD2(a). SGK Tr. 137. Em phân tích câu: Đó // là một điều chắc chắn. Đó thuộc từ loại gì ? Giữ chức vụ gì trong câu ?
H. “ Đó” thuộc chỉ từ, làm chủ ngữ trong câu.
T. Cho H đọc VD2. SGK Tr. 138. Em phân tích câu ? Đấy thuộc từ loại gì ? Giữ chức vụ gì trong câu ?
H. “ Đấy” thuộc từ loại chỉ từ, làm trạng ngữ trong câu.
T. Vậy, trong câu chỉ từ thường đảm nhiệm chức vụ gì ?
H. Trả lời theo phần ghi nhớ SGK Tr. 138. 
T. Cho H làm BT thêm củng cố lý thuyết về hoạt động của chỉ từ trong câu.
T. Cho H đọc lần lượt từng câu trên bảng phu và phân tích hoạt động của chỉ từ trong câu ?
a)ï- Những quyển sách ấy/ rất bổ ích cho chúng em.
H. Chỉ từ “ Ấy” làm phụ sau trong cụm danh từ.
b)- Đó/ là người mà em yêu quý nhất.
H. Chỉ từ “ Đó” làm chủ ngữ trong câu.
c)- Nay, tôi không còn ngỗ nghịch như trước nữa.
H. Chỉ từ “ Nay” làm trạng ngữ trong câu.
T. Cho H đặc câu có chỉ từ làm phụ ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ.
H. Ví dụ: + Cái bàn ấy / rất đẹp.
+ Đó / là niềm vinh dự lớn cho chúng tôi.
+ Hôm ấy, tôi / bận rất nhiều công việc.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Hướng dẫn H luyện tập.( SGK Tr. 138).
T. Cho H đọc BT1. Tìm, xác định ý nghĩa và chức vụ của chỉ từ ? Đại diện 4 nhóm lên làm, lớp nhận xét, T cho H ghi vở.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Thay các cụm từ in đậm bằng những chỉ từ thích hợp, giải thích vì sau cần thay như vậy ?
H. Thay để tránh lặp từ ngữ, thấy được tác dụng của chỉ từ và góp phần rút gọn văn bản.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc BT3. Thay chỉ từ bằng từ hoặc cụm từ được không ? Nhận xét tác dụng của chỉ từ ?
H. * Ba chỉ từ trong cụm từ chỉ thời gian: ( Năm ấy, chiều hôm đó, đêm nay) có ý nghĩa phiếm chỉ sự vật ở thời điểm vô hạn định.
Nên không thay được. Cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng trong câu. Nhằm định vị ( xác định vị trí sự vật trong không gian hay thời gian ).
I.CHỈ TỪ LÀ GÌ ?
 * Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
II.HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU.
* Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. * Làm chủ ngữ. 
* Làm trạng ngữ trong câu.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 138
1. Tìm, xác định ý nghĩa, chức vụ của chỉ từ:
a)- 
Chỉ từ: “ Ấy”.
Ý nghĩa: Xác định sự vật trong không gian.
Chức vụ: Phụ sau trong cụm danh từ.
b)- 
 “ Đấy, đây”.
Xác định sự vật trong không gian.
 Làm chủ ngữ.
c)- 
“ Nay”
Xác định sự vật trong thời gian.
 Làm trạng ngữ.
d)- 
“ Đó”.
Xác định sự vật trong thời gian.
Làm trạng ngữ.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 87
2. Thay bằng chỉ từ thích hợp, giải thích.
a)- Thay: Đến “ chân núi sóc” bằng ( đến đấy, đến đó ).
b)- Thay: “ Làng bị lửa thiêu cháy” bằng ( Làng ấy, làng này, làng đó. . . )
+ Tránh lặp từ, rút gọn văn bản.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
3. Có thể thay chỉ từ bằng từ, cụm từ ? Tác dụng của chỉ từ ?
+ Chỉ từ: “ Năm ấy, chiều hôm đó, đêm nay”. Có ý nghĩa phiếm chỉ sự vật ở thời điểm vô hạn định.
* Không thay được, chỉ từ có vai trò rất quan trọng trong câu. Xác định vị trí sự vật trong không gian hoặc thời gian.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài:
Chỉ từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Hoạt động của chỉ từ trong câu ? Ví dụ minh hoạ ?
Soạn bài: Phĩ từ ( Sgk tr 12 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ======> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docCHI TU.doc