Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 31: Ngôi kể trong văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng

HĐ2. Hướng dẫn H luyện tập. SGK Tr. 89.

T. Cho H đọc BT1. Yêu cầu: Nếu thay đổi đoạn văn thành ngôi kể thứ ba, thì ngôi kể sẽ đem lại điều gì mới cho đoạn văn ?

H. Thay “ tôi” thành “nó” hoặc Dế Mèn. . .

T. Cho H đọc BT2. Yêu cầu: Nếu thay” Thanh”, “ Chàng” thành “ Tôi” thì ngôi kể thứ nhất đem lại điều gì mới cho đoạn văn ?

H. Trả lời. . . .

D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

T. Cho H đọc BT3. Truyện “CBT” kể theo ngôi thứ mấy ? Vì sao ?

H. Trả lời . . .

T. Cho H đọc BT4. Vì sao trong truyện cổ tích, truyền thuyết, người ta không kể theo ngôi thứ nhất, mà thường kể theo ngôi thứ ba ?

H. Thường kể theo ngôi thứ ba, vì:

T. Giảng thêm:

· Do tính truyền miệng được tập thể nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác, không xác định được người kể là ai.

· Các sự việc trong truyền thuyết và cổ tích thuộc về thời “xa xưa”, người kể chuyện thuộc về “thời nay”, không trực tiếp chứng kiến hay tham gia vào câu chuyện được.

· Người kể đứng ngoài câu chuyện mới có thể quan sát biết hết mọi chuyện và kể lại mọi chuyện xảy ra với mọi nhân vật ở mọi thời gian, không gian khác nhau.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 31: Ngôi kể trong văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 8
- Tiết CT: 31
- TIẾT 31: NGƠI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài:
Ngôi kể trong văn tự sự là gì ? Làm thế nào để phân biệt được sự khác nhau giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm sáng tỏ những vấn đề trên ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
T. Cho H đọc phần I và đoạn văn 1. SGK Tr. 88. Trong đoạn văn (1), người kể gọi nhân vật bằng tên gì ?
H. Gọi tên nhân vật bằng các ( danh từ và cụm danh từ ) là: Vua, thằng bé, em bé, cha, hai cha con, họ, sứ giả. . . Khi thì kể ra những gì diễn ra với mọi nhân vật.
T. Người kể có hiện ra hay giấu mình ? Có biết ai kể không ? Vậy là kể theo ngôi thứ mấy ? Người kể có thể kể như thế nào về nhân vật ?
H. Người kể tự giấu mình, tức là kể theo ngôi thứ ba. Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
T. Ngôi kể là gì ? Thế nào là kể theo ngôi thứ ba ?
H. Trả lời theo SGK Tr. 89. . . .
T. Cho H đọc đoạn văn (2). Trong đoạn văn 2, người kể tự xưng mình là gì ? Hiện diện hay giấu mình ? Vậy là kể theo ngôi thứ mấy ?
H. Người kể tự xưng “ Tôi” hiện diện ( là Dế Mèn ). Tức là kể theo ngôi thứ nhất.
T. Trong cách xưng hô “ Tôi”, người kể có thể trực tiếp kể như thế nào ? Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất ? Người xưng “ Tôi” trong đoạn văn (2) là nhân vật Dế Mèn hay tác giả Tô Hoài ?
H. Nhân vật có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của chính mình, vì thế mà câu chuyện có vẻ hồn nhiên hơn, thật hơn. Khi người kể tự xưng “ Tôi”, kể theo ngôi thứ nhất. Người kể. . . . . .SGK Tr. 89.( Là Dế Mèn).
T. Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào kể tự do, không bị hạn chế ? Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết, mình trải qua ?
H. Ngôi thứ ba cho phép người kể tự do. Ngôi thứ nhất xưng “ Tôi” chỉ kể những gì tôi biết mà thôi.
T. Em thử đổi đoạn văn (2) thành ngôi kể thứ ba, thay “Tôi” bằng Dế Mèn, em sẽ có đoạn văn như thế nào ? Ngược lại đổi đoạn văn (1) thành ngôi kể thứ nhất xưng “ Tôi” thì có được không ? Vì sao ?
H. Đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm người kể tự giấu mình. Không, vì: tôi sẽ thay cho nhân vật nào ? Nếu là vua kể, thì vua không ra công quán thì làm sao kể những gì diễn ra nơi công quán ? Nếu là em bé thì em không được vào cung vua, làm sao kể được chuyện trong cung vua ? Còn nếu sứ giả kể, thì tất phải thay đổi lời kể. Do đó cách kể theo ngôi thứ ba trong đoạn văn (1) là hợp lý.
T. Vậy để kể chuyện cho linh hoạt, người kể được phép làm gì ? Người kể xưng tôi trong tác phẩm có nhất thiết là chính tác giả không ?
H. Trả lời theo SGK Tr. 89. . . .
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ2. Hướng dẫn H luyện tập. SGK Tr. 89.
T. Cho H đọc BT1. Yêu cầu: Nếu thay đổi đoạn văn thành ngôi kể thứ ba, thì ngôi kể sẽ đem lại điều gì mới cho đoạn văn ?
H. Thay “ tôi” thành “nó” hoặc Dế Mèn. . . 
T. Cho H đọc BT2. Yêu cầu: Nếu thay” Thanh”, “ Chàng” thành “ Tôi” thì ngôi kể thứ nhất đem lại điều gì mới cho đoạn văn ?
H. Trả lời. . . .
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT3. Truyện “CBT” kể theo ngôi thứ mấy ? Vì sao ?
H. Trả lời . . .
T. Cho H đọc BT4. Vì sao trong truyện cổ tích, truyền thuyết, người ta không kể theo ngôi thứ nhất, mà thường kể theo ngôi thứ ba ?
H. Thường kể theo ngôi thứ ba, vì:
T. Giảng thêm: 
Do tính truyền miệng được tập thể nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác, không xác định được người kể là ai.
Các sự việc trong truyền thuyết và cổ tích thuộc về thời “xa xưa”, người kể chuyện thuộc về “thời nay”, không trực tiếp chứng kiến hay tham gia vào câu chuyện được.
Người kể đứng ngoài câu chuyện mới có thể quan sát biết hết mọi chuyện và kể lại mọi chuyện xảy ra với mọi nhân vật ở mọi thời gian, không gian khác nhau.
T. Cho H đọc BT5. Khi viết thhư, em sử dụng ngôi kể nào ? Vì sao ?
H. Sử dụng ngôi kể thứ nhất. Vì viết thư là kể chuyện, bày tỏ tâm tình của chính mình.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG	
T. Cho H đọc BT6. Dùng ngôi thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân ?
H. * Lập dàn bài trình bày cảm xúc của mình. Hoặc dựa vào các câu hỏi sau 
Em vừa được quà tặng gì ? Nhân dịp nào ?
Em có từng ước mơ và thích thú không ?
T. Cho H đọc thêm truyện của Phạm Hổ. SGK Tr. 90.
I. NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.
+ Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
+ Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. 
+ Khi tự xưng là “ Tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
+ Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
+ Người kể xưng “ Tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 89
1. Thay thành ngôi thứ ba:
+ Nếu thay “Tôi” thành “ Nó” hay “ Dế Mèn”. Tuy hiểu, nhưng lời kể sẽ trừu tượng, không biết ai kể.
2. Thay thành ngôi thứ nhất:
+ Nếu thay “Thanh”, “ Chàng” thành “Tôi”, thì vẫn hiểu được, tô đậm sắc thái tình cảm cho đoạn văn.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 28
3. “ Cây bút thần”, kể theo ngôi thứ ba. Vì người kể tự giấu mình, kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
4. “ Truyền thuyết, cổ tích” thường kể theo ngôi thứ ba. Vì như vậy, người kể sẽ linh hoạt, tự do kể ra những gì diễn ra với nhân vật.
5. Khi viết thư sử dụng ngôi kể thứ ba, vì bày tỏ tình cảm của chính mình.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
6. Kể miệng cảm xúc của em. . . 
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài: 1. Ngôi kể là gì ?
2. Thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất ?
Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự ( SGK Tr 97 ).
V. RÚT KINH NGHIỆM. =====> Học sinh tiếp thu tốt.

File đính kèm:

  • docNGOI KE TRONG VAN TU SU.doc
Giáo án liên quan