Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 23+24: Em bé thông minh - Nguyễn Văn Hùng

T. Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần ? Lần thử thách 1, 2, 3, 4 đối tượng đố là ai ? Nội dung câu đố là gì? Và trong mỗi lần thử thách, em bé dùng những cách gì để giải đố ? Theo em, những cách ấy lý thú ở chỗ nào ? Mời các em xem đoạn phim sau dây ?

H. Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

· Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường”.

· Lần 2: Đáp lại thách đố của vua đối với cả làng “ Nuôi 3 con trâu đực cho đẻ thành chín con trong 1 năm để nộp cho vua”.

· Lần 3: Thêm một thách đố khác của vua “ Từ một con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ thức ăn”.

· Lần 4: Thách đố của sứ thần nước ngoài “ Xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua ruột con ốc vặn rất dài”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 23+24: Em bé thông minh - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 6
- Tiết:CT: 23, 24
- TIẾT 23, 24: EM BÉ THƠNG MINH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
N hân vật thông minh là kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam.Truyện không có yếu tố thần kì và được kể theo lối “ xâu chuỗi gồm nhiều mẫu chuyện nhỏ”, nhân vật chính trải qua những thử thách, thách đố, từ đó bộc lộ ra tài năng thông minh hơn người của mình. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn, đó là truyện: “ EBTM”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Đọc văn bản, xem tranh.
T. Đọc, cho H đọc theo 4 đoạn SGK Tr. 70. Xem tranh ?
Đoạn 1: Từ đầu ----------------------à về tâu vua.
Đoạn 2: Nghe chuyện ---------------> với nhau rồi.
Đoạn 3: Vua và đình --------------à ban thưởng rất hậu.
Đoạn 4: Phần còn lại.
T. Cho H giải nghĩa từ: “ Cam đoan” ? Nghĩa của từ “ cam đoan” được giải thích bằng cách nào ?
 H. Khẳng định mình đúng, hứa chịu trách nhiệm để người khác tin. Trình bày khái niệm.
T. Truyện thuộc thể loại nào ? Truyện cổ tích là gì ? Truyện chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính mỗi đoạn ? Truyện có phải là văn bản không ? Văn bản là gì ? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Phương thức tự sự là gì ? Vậy truyện “ EBTM” gồm 1 chuỗi các sự đó là những sự việc gì ? Nêu lên một ý nghĩa gì ? Chúng ta qua phần II, tìm hiểu băn bản.
HĐ2. Tìm hiểu nội dung chính:
T. Truyện” EBTM” có những nhân vật nào ? Trong những nhân vật đó, nhân vật nào là nhân vật chính ? Nhân vật chính là gì ? Các em đi vào phần 1, giới thiệu về nhân vật chính.
T. “ EBTM” được giới thiệu là người như thế nào ? Đặc điểm nổi bật ở em là gì ?
H. Con nhà nông, nhỏ tuổi, hồn nhiên. . . Thông minh, tài trí hơn người.
T. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không ? Có tác dụng gì ?
H. Là hình thức khá phổ biến trong truyện cổ tích( ví dụ: Lấy vợ cóc, Truyện Trạng Quỳnh. . .). Việc ra đố và giải đố có rất nhiều tác dụng như:
Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất, sự thông minh.
Tạo tình huống để câu chuyện diễn biến và phát triển.
Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe, tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong cuộc sống.
T. Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần ? Lần thử thách 1, 2, 3, 4 đối tượng đố là ai ? Nội dung câu đố là gì? Và trong mỗi lần thử thách, em bé dùng những cách gì để giải đố ? Theo em, những cách ấy lý thú ở chỗ nào ? Mời các em xem đoạn phim sau dây ?
H. Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:
Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường”.
Lần 2: Đáp lại thách đố của vua đối với cả làng “ Nuôi 3 con trâu đực cho đẻ thành chín con trong 1 năm để nộp cho vua”.
Lần 3: Thêm một thách đố khác của vua “ Từ một con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ thức ăn”.
Lần 4: Thách đố của sứ thần nước ngoài “ Xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua ruột con ốc vặn rất dài”.
T. Qua 4 lần thử thách của “ EBTM”, em có nhận xét gì về đối tượng ra đố ? Nội dung câu đố ? Người tham gia giải đố ?
Đối tượng đố luôn thay đổi từ thấp đến cao: ( từ viên quan ---> nhà vua ---> nhà vua ----> sứ thần ).
Nội dung, yêu cầu câu đố mỗi lần tăng lên, khó hơn.
 Nhiều thành phần tham gia giải đố, rộng dần: 
- Lần 1: Trong phạm vi gia đình 2 cha con .
- Lần 2: Là toàn thể dân làng. 
- Lần 3: Đối tượng là vua và làm vua từ đó “phục hẳn”.
- Lần 4: Gồm cả vua quan, đại thần, các ông trạng và các nhà thông thái. Và câu đố của sứ thần làm “ vò đầu suy nghĩ”, “ lắc đầu bó tay”, không ai giải được.
T. Trong mỗi lần thử thách, em bé dùng những cách gì để giải đố ? Theo em, những cách ấy thú vị ở chỗ nào ?
H. + Ở 3 lần thử thách đầu, em bé luôn đẩy thế bí về phía người ra đố, buộc người ra đố tự nhận thấy điều vô lý, phi lý của mình, theo kiểu “ Gậy ông đập lưng ông”.
 + Ở lần 4 , câu đố khó hơn. Bao nhiêu ông trạng, các nhà thông thái đều bó tay. Để giải câu đố này, em dựa vào sự thông minh, nhanh nhẹn và không dựa vào kiến thức thức sách vở mà dựa vào thực tế, kinh nghiệm đời sống dân gian.
T. Qua phân tích trên, em thấy làm nổi bật lên điều gì của em bé ?
H. Tài trí thông minh hơn người. . .
T. Là truyện cổ tích, nhưng “ Em bé thông minh” có gì khác so với các truyện cổ tích khác như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh. . .?
H. Khác là truyện “ EBTM” không có các yếu tố thần kì. Phương tiện chủ yếu để tác giả bên vực nhân vật người nghèo là tài trí thông minh hơn người, không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kinh nghiệm đời sống dân gian để giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Còn các truyện khác dựa vào yếu tố thần kì, khác vọng công lý, chính nghĩa. . .
HĐ3. Tổng kết truyện.
T. Truyện “ EBTM” thuộc kiểu nhân vật nào ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ?
H. Trả lời theo SGK Tr. 74. . .
T. Giảng thêm: Từ một em bé bình thường ở chốn quê mùa đã được vua “ phong trạng” và được xây cho cả dinh thự riêng ở bên hoàng cung để đức vua thường ngày tiện hỏi han. Cuộc sống lao động vất vả, nhọc nhằn của người bình dân xưa vốn rất cần đến tiếng cười lạc quan, vui vẻ ngay sau khi con người được thoả mãn những nhu cầu về trí tuệ một cách thoải mái, hồn nhiên.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Hướng dẫn H luyện tập và đọc thêm SGK Tr. 74.
T. Cho H đọc BT1. Yêu cầu H kể diễn cảm truyện bằng lời văn của em. Bảo đảm trình tự sự việc, nhân vật. . .
 D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Yêu cầu H kể một câu chuyện về “ EBTM” mà em biết như: Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn. . .
 E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc thêm truyện:“ Lương TVinh” SGK Tr. 74.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
Đọc, giải từ.( SGK Tr.70).
Thể loại. Truyện cổ tích. . .( SGK Tr. 53).
Bố cục:
a)- Thách đố của viên quan, em bé giải lần 1.
b)- Thách đố của vua, em bé giải lần 2.
c)- Thách đố của vua, em bé giải lần 3.
d)- Thách đố của sứ thần nước ngoài, em be giải lần 4.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
Giới thiệu: 
“ EBTM”: Con nhà nông, tuổi nhỏ, hồn nhiên, thông minh. . .
Thử thách,giải đố:
Thử
thách
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
4
Đối tượng
Viên quan
Vua
Vua
Sứ thần
Nội dung
Đường cày
3trâu đực đẻ thành 9 con
1 chim sẻ làm 3 mâm cỗ
Xâu chỉ xuyên qua ruột ốc dài
Cách giải đố
Đố vặn lại viên quan
 tự nói ra sự vô lý.
Đố vặn lại vua
Dùng câu hát dân gian
Thú vị
Đẩy thế bí về người ra đố, buộc họ nhận ra sự vô lý của mình.
 Kinh nghiệm đời sống dân gian
=====> Tài trí thông minh hơn người.
III. TỔNG KẾT.
Truyện cổ tích về nhân vật thông minh. 
Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấpTr.74)
1. Kể diễn cảm truyện.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr.74
2. Kể một câu chuyện “ EBTM” mà em biết.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
3. Cho H đọc thêm truyện:“ Lương TVinh” SGK Tr. 74.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài: 1. Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện: “ EBTM” ?
2. Theo em, những cách giải đố của “ EBTM” thú vị ở chỗ nào ?
Soạn bài: “ Chữa lỗi dùng từ - 2 tiết ( SGK Tr. 68 – 75 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
======> Học sinh tiếp thu bài tốt.
GIỐNG NHAU:
 - Nhân vật gặp thử thách, vượt thử thách và nhận phần thưởng xứng đáng.
EM BÉ THÔNG MINH
- Không có sự phù trợ của yếu tố thần kì
- Bằng trí thông minh vượt qua được thử thách
==> Cổ tích sinh hoạt
THẠCH SANH
- Có sự phù trợ của yếu tố thần kì
==> Cổ tích thần kì

File đính kèm:

  • docEM BE THONG MINH - 2015.doc
Giáo án liên quan