Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21: Văn bản Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi)

? Đại từ “ta” trong bài chỉ ai?

? Ta đã làm gì, nghĩ gì khi ở Côn Sơn? Tại sao lại như vậy?

- Qua các hành động cử chỉ: -> “Ta” rất rỗi rãi, nhàn hạ một cách bất đắc dĩ

+ Tiếng suối chảy -> tiếng đàn cầm

+ Ngồi lên đá phủ rêu xanh – ngồi chiếu êm

+ Ngâm thơ nhàn

“Nhàn” chính là tâm trạng của tác giả lúc này -> nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sỹ, nghệ sỹ lớn lao của ông.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21: Văn bản Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	 Ngày soạn: 14/9/2014
Tiết 21	 Ngày dạy: 
Văn bản
CÔN SƠN CA
(NGUYỄN TRÃI)
A. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức:
	- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
	- Sơ bộ vể đặc điểm thể thơ lục bát.
	- Sự hòa nhập về tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
	- Nhận biết thể thơ lục bát.
	- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng việt theo thể thơ lục bát.
 3. Thái độ
	 Có tình cảm yêu mến quê hương, trân trọng thể thơ truyền thống.
B. CHUẨN BỊ
 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo
 Hs: sgk, vở ghi, vở bài tập. 
C. PHƯƠNG PHÁP
 Vấn đáp, phân tích
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: 7a4: 
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
	Nêu nội dung và nghệ thuật của Sông núi nước nam, Phò giá về kinh
 3. Giảng kiến thức mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Em hãy giới thiệu vài nét sơ lược về Nguyễn Trãi?
- Hiệu là Ức Trai, quê ở Chí Linh – Hải Dương. Sau dời đến Thường Tín – Hà Tây
- Nhưng cuộc đời lại kết thúc một cách thảm khốc trong vụ án Lệ Chi Viên.
- Để lại cho đời những áng văn chương bất hủ: Bình ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập.
? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- GV nêu đọc mẫu - đọc mẫu 
? Cảm nhận đầu tiên của em về bài thơ?
- Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên Côn Sơn và thể hiện niềm yêu thích, say mê của Ức Trai được giao hòa, giao cảm với suối, thông, đá, trúc.
- Bài ca Côn Sơn là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế sự, triết lý về cuộc đời, nhân sinh
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442).
- Là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, văn võ song toàn, có công lớn với dân, với nước.
- Sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi từ quan về sống ẩn dật ở Côn Sơn
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm:
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442).
- Là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, văn võ song toàn, có công lớn với dân, với nước.
Là nhà văn nhà thơ lớn, danh nhân văn hoá thế giới.
- Sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi từ quan về sống ẩn dật ở Côn Sơn
2. Đọc – chú thích
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Cảnh Côn Sơn được miêu tả là những cảnh cụ thể nào?
? Nhận xét vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên Côn Sơn?
? Đại từ “ta” trong bài chỉ ai?
? Ta đã làm gì, nghĩ gì khi ở Côn Sơn? Tại sao lại như vậy?
- Qua các hành động cử chỉ: -> “Ta” rất rỗi rãi, nhàn hạ một cách bất đắc dĩ 
+ Tiếng suối chảy -> tiếng đàn cầm
+ Ngồi lên đá phủ rêu xanh – ngồi chiếu êm
+ Ngâm thơ nhàn
“Nhàn” chính là tâm trạng của tác giả lúc này -> nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sỹ, nghệ sỹ lớn lao của ông.
? Bài thơ sử dụng những biện pháp NT nào? Tác dụng?
? Qua đó em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ?
Cảnh rừng thông, núi đá Côn Sơn + Suối chảy rì rầm
+ Phiến đá rêu phủ xanh phơi mình dưới nắng.
Điệp từ, hình ảnh so sánh
II. Tìm hiểu văn bản
1. Thiên nhiên Côn Sơn 
- Cảnh rừng thông, núi đá Côn Sơn + Suối chảy rì rầm
+ Phiến đá rêu phủ xanh phơi mình dưới nắng.
+ Rừng thông, trúc xanh ngắt, mọc chen chúc.
-> Vẻ đẹp trong sáng, yên và thanh khiết như chốn thần tiên.
2. Nhân vật trữ tình 
- Đại từ “ta” chỉ Nguyễn Trãi, lặp lại 5 lần: 
+Ta nghe, ta ngồi, ta lên, ta nằm, ta ngâm thơ
" Cử chỉ ung dung, tự tại, phóng khoáng, giao hòa với thiên nhiên.
" NT: Điệp từ, hình ảnh so sánh " Khẳng định sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên Côn Sơn
_Tâm hồn thanh cao, giàu xúc cảm.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ?
? Nghệ thuật của bài thơ?
Gv gọi hs đọc ghi nhớ
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Côn Sơn gợi nhiều hơn tả
- Sử dụng từ xưng hô “ta”
Đọc
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Côn Sơn gợi nhiều hơn tả "cảnh khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ.
- Đồng thời thể hiện sự giao hòa, trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên, bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sỹ của chính tác giả.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng từ xưng hô “ta”
- Đan xen chi tiết tả cảnh tả người
- Dịch thơ lục bát sinh động
- Giọng điệu nhẹ nhàng
* Ghi nhớ: sgk/81
 4. Củng cố bài giảng
 	 Khái khát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà
	- Học thuộc lòng , đọc diễn cảm văn bản dịch thơ.
	- Trình bày nhận xét về hình ảnh nhân vật “ta” được miêu tả trong bài thơ.
 - Soạn bài: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra
D. RÚT KINH NGHIỆM 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docgiao an(1).doc