Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm - Năm học 2015-2016

GV : Liên hệ tới bài ông lão đánh cá và con cá vàng.

Ông lão đánh cá 2 lần kéo lưới đều vớt được cây rong biển, lần thứ 3 kéo lưới thì bắt được con cá vàng, cá vàng xin tha và hứa sẽ tìm cách trả ơn.các em sẽ được học ở những tiết sau

? Sau khi bắt được lưỡi gươm, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, điều gì đã xảy ra khi lưỡi gươm gặp vị chủ tướng là Lê Lợi.

? Dẫu đã sáng lên 2 chữ Thuận Thiên song gươm thần vẫn chưa có dịp tung hoành, theo em là vì sao?

? Thanh gươm được khắc 2 chữ gì? Em hiểu nghĩa của 2 chữ ấy là gì?

? Hãy kể lại việc chuôi gươm xuất hiện?

? Khi có được thanh gươm, Lê Thận đã làm gì và nói gì?

? Lời của Lê Thận có ý nghĩa gì?

?Em có nhận xét gì về cách LQ cho mượn gươm?

? Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết “Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng tra vào vừa như in”?

GV: Phải chăng lưỡi gươm ấy tượng trưng cho ND miền biển, chuôi gươm tượng trưng cho ND miền núi-> khi hợp lại với nhau thì vừa như in, điều đó thể hiện sự đoàn kết một lòng cùng nhau chống giặc Minh xâm lược.

 ? Chi tiết này khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học?

? Việc Lê Thận tham gia vào nghĩa quân có ý nghĩa gì?

? Gươm thần được trao cho ai? Vì sao?

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12 /9/2015
 Ngày giảng : 
Tiết 13: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
 (Truyền thuyết)
1. Mục tiêu.
1.1 Kiến thức:
	-Nhân vật và sự việc trong truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm”.
 -Biết được truyền thuyết địa danh.
 - Nắm được cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
1.2 Kỹ năng :
	 -Kĩ năng bài học:
 +Rèn cho H kỹ năng đọc- hiểu văn bản.
 +Thấy được một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
 + Kể lại được truyện. 
 -Kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, tư duy sáng tạo, nghe tích cực...
1.3 Thái độ :
	 Giáo dục H lòng tự hào truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1. Giáo viên:
 Soạn giáo án,tranh minh họa “Lê Lợi trả gươm”
2.2. Học sinh:
 Học bài, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
3. Phương pháp:
	 Đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng
4. Tiến trình giờ dạy- Giáo dục:
4.1 Ổn định lớp (1p).
	KiÓm tra sÜ sè : 6A : / v¾ng :.................................................................... 
 6B / vắng:.....................................................................
4.2 Kiểm tra bài cũ (1p).
	Kể tóm tắt truyện “ST,TT”? Nêu ý nghĩa của truyện?
Gợi ý : 
 HS kể theo diễn biến sự việc, giữ nguyên cốt truyện, NV chính, SV chính
 Ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ bão hàng năm ở nước ta. Đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự và chiến thắng thiên tai của ND ta.
4.3. Giảng bài mới:
 Giới thiệu bài mới (1p)
 Giữa lòng Thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Hồ đã mang rất nhiều tên: Hồ Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. đến thế kỉ 15 hồ được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Vậy tại sao ở Hà Nội lại có hồ mang tên là Hồ Gươm. Để hiểu được lí do đó giờ học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1(22p)
? Theo em cần đọc văn bản này ntn?
GV đọc 1 đoạn- HS đọc- GV nhận xét
? phó thác có nghĩa là gì?
? Giặc Minh ?
? Lam Sơn là địa danh ở đâu?
? Khi tóm tắt văn bản em cần lưu ý điều gì?
? Kể ra các sự việc chính trong văn bản?
Gọi H tóm tắt
 GV nhận xét
? VB “ Sự tích hồ Gươm” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
GV : Truyền thuyết Hồ Gươm là truyền thuyết địa danh ( loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh) và cũng là truyền thuyết về Lê Lợi ( Lê Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của nhân dân ta chống giặc Minh xâm lược ở thế kỉ 15..
? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Vì sao?
? GV treo 2 tranh. Nội dung chính của tranh?
? VB có thể chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung từng phần?
Chuyển đoạn
Yêu cầu H theo dõi phần 1
? Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm trong hoàn cảnh nào?
? Vì sao Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
? Theo em truyện này có liên quan đến sự thật lịch sử nào ở thế kỉ 15?
GV: Sự kiện này các em sẽ được học ở chương trình lịch sử 7.
? Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm trong hoàn cảnh này có ý nghĩa gì?
? Vì sao cuộc khởi nghĩa này được tổ tiên, được thần linh giúp đỡ.
? Dựa vào VB em hãy thuật lại quá trình gươm thần về
tay nghĩa quân ?
? Chi tiết Lê Thận thả lưới 3 lần, lưỡi gươm vẫn vào lưới? Điều đó có ý nghĩa gì?
GV : Liên hệ tới bài ông lão đánh cá và con cá vàng.
Ông lão đánh cá 2 lần kéo lưới đều vớt được cây rong biển, lần thứ 3 kéo lưới thì bắt được con cá vàng, cá vàng xin tha và hứa sẽ tìm cách trả ơn....các em sẽ được học ở những tiết sau
? Sau khi bắt được lưỡi gươm, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, điều gì đã xảy ra khi lưỡi gươm gặp vị chủ tướng là Lê Lợi.
? Dẫu đã sáng lên 2 chữ Thuận Thiên song gươm thần vẫn chưa có dịp tung hoành, theo em là vì sao?
? Thanh gươm được khắc 2 chữ gì? Em hiểu nghĩa của 2 chữ ấy là gì?
? Hãy kể lại việc chuôi gươm xuất hiện?
? Khi có được thanh gươm, Lê Thận đã làm gì và nói gì?
? Lời của Lê Thận có ý nghĩa gì?
?Em có nhận xét gì về cách LQ cho mượn gươm?
? Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết “Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng tra vào vừa như in”?
GV: Phải chăng lưỡi gươm ấy tượng trưng cho ND miền biển, chuôi gươm tượng trưng cho ND miền núi-> khi hợp lại với nhau thì vừa như in, điều đó thể hiện sự đoàn kết một lòng cùng nhau chống giặc Minh xâm lược.
 ? Chi tiết này khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học?
? Việc Lê Thận tham gia vào nghĩa quân có ý nghĩa gì?
? Gươm thần được trao cho ai? Vì sao?
? Theo em tính chất cuộc chiến tranh này là gì?
? Từ khi có gươm thần trong tay, với sức mạnh của gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi đã đánh giặc Minh ntn?
? Gươm thần giúp cuộc khởi nghĩa mang lại kết quả ntn?
GV chuyển đoạn.
Yêu cầu H theo dõi đoạn 2
? Đoạn văn kể về sự việc gì?
? Gươm thần được trả lại cho Long Quân trong hoàn cảnh nào?
? Theo em thần đòi gươm trong hoàn cảnh như vậy có hợp lí không ? Vì sao?
? Ý nghĩa của chi tiết trả gươm?
? Trong truyện có rùa vàng xuất hiện, em còn biết truyền thuyết nào xuất hiện rùa vàng? (Thần kim quy)
? Theo em hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết VN tượng trưng cho ai? Cho cái gì?
? Vậy Lê Lợi trả gươm ở hồ Tả Vọng muốn giải thích điều gì?
? Em hiểu “hoàn” là gì? hoàn kiếm có nghĩa là gì?
? Em có biết Hồ Gươm ở đâu không? Em đã đến đó chưa?
? Nhận xét của em về nghệ thuật xây dựng truyện? Chi tiết của truyện?
? Chỉ ra chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa?
? Chi tiết kì lạ, hoang đường,chi tiết giàu ý nghĩa
VB ca ngợi điều gì? Thể hiện khát vọng gì của dân tộc ta?
GV chốt lại ý cơ bản.
? Tình cảm thái độ của em đối với vị chủ tướng anh hùng Lê Lợi và các nghĩa quân dưới quyền ông?
? Em có biết những cuộc chống giặc ngoại xâm nào của dân tộc ta không? Kể tên?
? Em học được gì từ những nhân vật này?
GV liên hệ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Pháp, Mĩ có rất nhiều nam nữ thanh niên xung phong tham gia vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, với sự đoàn kết một lòng, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước, quân và dân ta đã đánh tan 2 cường quốc mạnh nhất nhì thế giới đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ... các em sẽ được tìm hiểu ở chương trình lịch sử lớp 8,9.
? Là học sinh em phải làm gì để xứng đáng với các vị anh hùng dân tộc?
Gọi HS đọc ghi nhớ/43
Hoạt động 2(10p)
? Vì sao tác giả không để Lê Lợi nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc?
? Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm -Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi ntn?
? Nêu định nghĩa về truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết đã học. 
Hoạt động 3(5p)
Gọi HS đọc phần đọc thêm.
? Em có biết những truyện nào khác nói về Hồ Gươm không?
Đọc chậm rãi gợi không khí cổ kính. Những chi tiết kì lạ cần nhấn mạnh.
Giữ nguyên NV chính, Kể SV chính theo trình tự, diễn biến trong tác phẩm
- Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mươn gươm đánh giặc Minh
- Lê Thận thả lưới 3 lần thu được lưỡi gươm.
- Lê Lợi nhận thấy chuôi gươm ở ngọn cây.
- Cả 2 hợp lại thành thanh gươm báu giúp nghĩa quân Lê Lợi đánh thắng giặc Minh.
- Sau khi thắng giặc, Lê Lợi du ngoạn trên hồ Tả Vọng.
- Thần sai Rùa Vàng lên đòi gươm.
- Lê Lợi trao gươm, từ đó hồ mang tên hồ Hoàn Kiếm.
Truyền thuyết- SV có yếu tố lịch sử. Có yếu tố kì ảo, hoang đường
Văn tự sự - kể người và việc, chuỗi sự việc
P 1: Từ đầuđất nước:
 Sự tích Lê Lợi được gươm thần
P 2: Còn lại:
 Sự tích Lê Lợi trả gươm.
Theo dõi phần 1
Đất nước bị giặc Minh đô hộ, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu.
Giặc Minh đô hộ làm nhiều điều bạo ngược.
Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược được Nguyễn Trãi giúp đỡ... Giai đoạn đầu lực lượng nghĩa quân còn non yếu 2 lần phải rút quân về núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng.
Cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, được thần linh giúp đỡ.
Là cuộc khởi nghĩa vì dân, vì nền độc lập của Tổ quốc.
Đoàn kết của ND vùng núi, vùng biển.
- Sáng rực góc nhà
- Có 2 chữ Thuận Thiên
Chưa có chuôi gươm.
Thuận Thiên: Theo ý trời( Thuận: theo ý, thiên: trời)
Trời ở đây còn có nghĩa chỉ nhân dân, nhân dân giao trọng trách cho Lê Lợi và nghĩa quân lam Sơn đánh đuổi giặc Minh
Trên đường bị giặc đuổi, chủ tướng LL thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây....
Nâng gươm lên ngang đầu và nói: đây là trời có ý phó thác cho minh quân làm việc lớn, chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình cho minh quân...
Đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Đề cao minh chủ, chủ tướng- người anh hùng Lê Lợi.
Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng-> Khớp lại như in.
Các bộ phận của gươm ròi xa nhau, ở xa nhau nhưng khi lắp lại thì vừa như in điều đó thể hiện sự nhất trí, trên dưới 1 lòng, khả năng đánh giặc cứu nước của dân tộc ta ở khắp nơi: từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền sông nước tới miền rừng núi đồng tâm giết giặc của nghĩa quân Lam Sơn..
Con Rồng, cháu Tiên
Khi đất nước bị lâm nguy họ gác lại công việc gia đình để tham gia khởi nghĩa-> Được nhân dân ủng hộ => Tính nhân dân
Cho Lê Lợi - một chủ tướng tài giỏi=> Đề cao người anh hùng và cũng hợp lòng dân, lòng trời.
Giao trọng trách đuổi giặc ngoại xâm cho người có tài, có đức
Cuộc chiến tranh chính nghĩa. Chính nghĩa vì mang lại thái bình cho nhân dân, đánh đuổi quân xâm lược.
Gươm tung hoành-> nhuệ khí của nghĩa quân tăng-> Uy thế vang khắp nơi
Vũ khí sắc bén trong tay chủ tướng tài giỏi tạo ra sức mạnh vô địch. Mở đường đánh không còn một tên giặc nào trên đất nước.
 Ngoài ra còn thể hiện sức mạnh của cả dân tộc VN.
- Gươm thần giúp nghĩa quân chiến thắng quân xâm lược.
Theo dõi đoạn 2
Hợp lí vì gươm thần giúp vua đánh giặc bảo vệ đất nước, khi đất nước hòa bình cần trả lại gươm.
-Trả gươm ->Thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình. Khi có giặc cần có vũ khí giết giặc, khi hòa bình cất vũ khí đi.
An Dương Vương
Tượng trưng cho tổ tiên, hồn thiêng sông núi, tư tưởng, tình cẩm của nhân dân
trả lại , hoàn lại
Hoàn kiếm: trả lại kiếm
Chi tiết kì lạ, hoang đường,chi tiết giàu ý nghĩa
Gươm thần, Rùa vàng.
Mang ý nghĩa tượng trưng cho khí thiêng, hồn thiêng sông núi, tổ tiên, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sức mạnh của chính nghĩa của nhân dân
-Ca ngợi chiến tranh chính nghĩa chống giặc Minh do LL lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
-Giải thích nguồn gốc, tên gọi Hồ Gươm
Khâm phục, tự hào, trân trọng, ngợi ca.
Sẵn sàng tham gia vào cuộc kháng chiến khi đất nước bị xâm lăng, bị lâm nguy...
Chăm ngoan học giỏi, luôn luôn học tập, tu dưỡng đạo đức...
HS đọc ghi nhớ/43
Vì như thế sẽ không thấy được tính chất toàn dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân các miền. Thanh gươm mà Lê Lợi nhận được là thanh gươm của sự hội tụ, thống nhất tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước.
Nếu trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của câu chuyện sẽ có nhiều hạn chế vì sau khi thắng quan Minh, Lê Lợi trảo về Thăng Long. Thăng long là thủ đô, việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long thể hiện ý chí, tinh thần, tư tưởng của toàn dân thiết tha yêu hòa bình và cảnh giác trước kẻ thù.
A.Đọc hiểu văn bản:
1.Đọc, tìm hiểu chú thích:
a.Đọc, chú thích
b. Tóm tắt:
c. Thể loại:
2.Bố cục: 
3.Phân tích văn bản:
a. Sự tích Lê Lợi được gươm thần:
- Hoàn cảnh: đất nước bị giặc Minh đô hộ, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu.
-Lưỡi gươm ở dưới nước
-Chuôi gươm ỏ trên cây.
-> Vật báu
=> Ý nguyện đoàn kết mọi miền chống giặc xâm lược.
- Lê Lợi được gươm thần: Đề cao người anh hùng
b. Sự tích Lê Lợi trả gươm:
- Hoàn cảnh:
+ Giặc tan, đất nước thái bình.
+ Vua cưỡi thuyền dạo chơi.
-Trả gươm -> yêu chuộng hòa bình
->Giải thích vì sao mang tên hồ Gươm( Hoàn Kiếm)
4. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung
c. Ghi nhớ:sgk/43
B. Luyện tập:
C. Đọc thêm
4.4. Củng cố(3p):
Gv hệ thống lại nội dung cơ bản của bài học cần ghi nhớ
	- GV treo tranh minh họa
	- Bức tranh minnh họa cảnh gì? Ý nghĩa?
	- Cảnh trả gươm- ước nguyện hòa bình.
4.5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau(3p):
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
 + Đọc kĩ truyện, nhớ các sự việc chính, kể lại bằng lời của em
 + Phân tích nội dung và ý nghĩa của 1 vài chi tiết tưởng tượng trong truyện
 +Sưu tầm một số bài viết về Hồ Gươm
 VD: Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
	- Chuẩn bị trước bài sau: Đọc và nghiên cứu trước bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
5. Rút kinh nghiệm: 
- Nội dung:
-Phương pháp:
-Thời gian:

File đính kèm:

  • docBai_4_Su_tich_Ho_Guom.doc
Giáo án liên quan