Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1,2,3 - Nguyễn Văn Hùng

H. Theo vần chân. Câu sau giải thích và làm rõ ý cho câu trước. Hai câu mạch lạc và đã diễn đạt được một ý trọn vẹn. Đó là một văn bản.

T. Vậy, văn bản là gì ? Thơ mời, thiệp mời, lý lịch học sinh, đơn xin, lời phát biểu của thầy ( cô ) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học mới có phải là một văn bản không ? Vì sao ? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết ?

H. Đều là văn bản. Vì tất cả đều là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc về ý, nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp.

HĐ3. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.

T. Cho 3 tổ làm bài tập. Yêu cầu: tìm ví dụ và điền vào cột ví dụ ở bảng trong SGK, cho phù hợp với kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và mục đích giao tiếp ? Học sinh trình bày trước lớp. Thầy nhận xét đúng, sai .

T. Vậy, có mấy kiểu văn bản, tương ứng với các phương thức biểu đạt nào ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1,2,3 - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
- Tuần: 1
- Tiết CT: 1, 2 - 3 
- TIẾT 1, 2: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
- TIẾT 3: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
Kiến thừc: 
- Hiểu thế nào là văn bản tự sự, chủ đề, sự việc và nhân vật, ngơi kể trong văn tự sự.
- Nắm được bố cục, thứ tự kể, cách xây dựng đoạn và lới văn trong bài văn tự sự.
Kỹ năng: 
- Biết vận dụng những kiến thức về văn bản tự sự vào đọc – hiểu tác phẩm văn học. Biết viết đoạn văn, bài văn kể chuyện cĩ thật được nghe hoặc chứng kiến và kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. Biết trình bày miệng tĩm lược hay chi tiết một truyện cổ dân gian, một câu chuyện cĩ thật được nghe hoặc chứng kiến.
Thái độ: Yêu thích và trình bày được đặc điểm của văn bản tự sự: yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người.
Tích hợp: 
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng bài văn kể chuyện về người thật, việt thật và miêu tả sáng tạo
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ những cảm nhận của cá nhân về các bài văn kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
- TIẾT 1, 2:
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.
- TIẾT 3:
1. Giao tiếp là gì ? Văn bản là gì ?
2. Có mấy kiểu văn bản, tương ứng với các phương thức biểu đạt nào? Kể ra ?
3.Truyện “ BCBG”, thuộc phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ?
- TIẾT 1, 2: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Giao tiếp là gì ? Văn bản là gì ? Có mấy kiểu văn bản và tương ứng với các phương thức biểu đạt nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
T. Hằng ngày khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà ta cần biểu đạt cho một người hoặc mọi người hiểu thì em phải làm thế nào ?
H. Phải nói hoặc viết. 
T. Để người khác hiểu được điều mình nói hoặc viết ta phải nói và viết như thế nào ?
H. Phải nói và viết cho thành câu.
T. Thế nào là nói và viết cho thành câu ?
H. Là nói hoặc viết câu phải đủ chủ – vị và diễn đạt được một ý trọn vẹn ?
T. Vậy trong cuộc sống, ngoài nhu cầu ăn, ở, học tập, ta còn có nhu cầu gì không thể thiếu được ?
H. Nhu cầu giao tiếp.
T. Vậy giao tiếp là gì ?
HĐ2. Tìm hiểu các ví dụ.
T. Cho H đọc câu ca dao SGK Tr. 16. Câu ca dao sáng tác ra để làm gì ? Lời khuyên đó là gì ? Đó có phải là chủ đề của bài ca dao không ?
H. Để nêu lên một lời khuyên. ù Giữ chí cho bền, mặc cho ai đó có thay đổi. Đó chính là chủ đề của bài ca dao.
T. Thơ lục bát thường liên kết với nhau theo vần gì ? Câu nào giải thích ý cho câu nào ? Vậy 2 câu ca dao có mạch lạc và diễn đạt được một ý trọn vẹn chưa ? Đó có phải là một văn bản không ?
H. Theo vần chân. Câu sau giải thích và làm rõ ý cho câu trước. Hai câu mạch lạc và đã diễn đạt được một ý trọn vẹn. Đó là một văn bản.
T. Vậy, văn bản là gì ? Thơ mời, thiệp mời, lý lịch học sinh, đơn xin, lời phát biểu của thầy ( cô ) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học mới có phải là một văn bản không ? Vì sao ? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết ?
H. Đều là văn bản. Vì tất cả đều là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc về ý, nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp.
HĐ3. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
T. Cho 3 tổ làm bài tập. Yêu cầu: tìm ví dụ và điền vào cột ví dụ ở bảng trong SGK, cho phù hợp với kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và mục đích giao tiếp ? Học sinh trình bày trước lớp. Thầy nhận xét đúng, sai .
T. Vậy, có mấy kiểu văn bản, tương ứng với các phương thức biểu đạt nào ?
Giảng thêm: Đây là 6 kiểu văn bản thường gặp, nhưng ở lớp 6, các em chỉ học 2 kiểu văn bản đó là: tự sự và miêu tả.
T. Theo em, truyện “ CRCT, BCBG”, thuộc kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào ? Thầy cho 6 nhóm làm BT tình huống giao tiếp. Yêu cầu xác định mỗi tình huống thuộc kiểu văn bản nào ?
H. Tự sự.Thứ tự kiểu văn bản: 6, 1, 2, 5, 3, 4.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Lyuện tập.
T. Cho H đọc các đoạn văn, thơ (SGK Tr. 17 ). Xác định thuộc phương thức biểu đạt nào ?
H. Lên bảng điền phương thức biểu đạt vào các mục a, b, c, d, đ.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. H trình bày, lớp nhận xét đúng – sai. Tkết luận , cho H ghi vở. 
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Theo em, truyện “ CRCT, BCBG”, thuộc kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào ? Thầy cho 6 nhóm làm BT tình huống giao tiếp. Yêu cầu xác định mỗi tình huống thuộc kiểu văn bản nào ?
I. GIAO TIẾP, VĂN BẢN:
+ Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ
+ Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
II. KIỂU VĂN BẢN & PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:
+ Có 6 kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự , miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 17
1. a)- Tự sự.
 b)- Miêu tả.
 c)- Nghị luận.
 d)- Biểu cảm.
 đ)- Thuyết minh.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 17
2. Truyện “ CRCT” thuộc kiểu văn bản tự sự. Vì trình bày 1 chuỗi diễn biến các sự việc.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
3. Theo em, truyện “ CRCT, BCBG”, thuộc kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào ? Thầy cho 6 nhóm làm BT tình huống giao tiếp. Yêu cầu xác định mỗi tình huống thuộc kiểu văn bản nào ?
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
* Học bài: 
1. Giao tiếp là gì ? Văn bản là gì ?
2. Có mấy kiểu văn bản, tương ứng với các phương thức biểu đạt nào? Kể ra ?
3.Truyện “ BCBG”, thuộc phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ?
* Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự (SGK Tr 27 ). 
V. RÚT KINH NGHIỆM.
====> Học sinh tiếp thu tốt
* LUYỆN TẬP THÊM.
1. Xác định hai đoạn văn dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?Vì sao?
Đoạn 1: Cha nghèo, không có gì ngoài vài công ruộng ông bà để lại. Cha đi làm thuê cuốc mướn quanh năm kiếm tiền nuôi tôi khôn lớn. Đi học vào mùa nước nổi, cha bơi xuồng đưa tôi đến trường. Trời mưa lầy lội, cha cõng tôi lên vai lội bộ mấy cây số . . . 
(Ngọc Minh – Tình ca )
Đoạn 2: . . . “ Lần đầu tiên bà được nhìn thấy ông Ké – Tên thường gọi của Bác. Ông Ké mặt bộ đồ dân tộc màu nâu, áo ngắn, chân đi dép cao su, đầu quấn khăn, tay chống gậy. Ông trông giống một cụ già địa phương hiền hậu với chòm râu và đôi mắt sáng. . .”
( Kim Hoa )
Đoạn 3:. . . “ Một bên là suối Lê- Nin trong vắt, một bên là sườn đồi rộng, ngày trước là một rừng hoa đào đỏ rực suốt mùa xuân”.
( Thanh Thảo )
Giải:
Tự sự. Vì trình bày một chuỗi các sự việc.
Miêu tả. Tái hiện lại hình ảnh con người.
Miêu tả. Tái hiện lại hình ảnh sự vật.

File đính kèm:

  • docGIAO TIEP, VAN BAN VA PHUONG THUC BIEU DAT.doc
Giáo án liên quan