Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

* Hoạt động 2: GV giúp HS nhận biết khái quát về cầu Long Biên.

a) Phương pháp: Thuyết giảng + Hỏi đáp + Quy nạp

b) Nội dung:

- Còn ý nghĩa của tên gọi “Long Biên” thì như thế nào? Trước đó, ta còn biết cầu Long Biên còn có một tên khác nữa. Hãy giải thích cả hai tên gọi này?

(Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội được khởi công xây doing vào năm 1898 và hoàn thành sau 4 năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ep-phen (Eiffel). Khi mới khánh thành, cầu mang tên toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me và người dân thường gọi là cầu Đu-me. Năm 1945, với sự thành công của CMT8, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.)

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9912 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 123 
CẦU LONG BIÊN- CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm về văn bản nhật dụng.
 - Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.
 - Tác dụng của những phép nghệ thuật trong bài.
 2. Kĩ năng:
 - Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
 - Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc –hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
 3. Thái độ: g/d hs ý thức lòng tự hào và bảo vệ di tích lịch sử.
II. Phương pháp: Đọc diễn cảm, thuyết giảng, thảo luận, qui nạp.
III. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
Truyện là gì? Kể tên một số truyện mà em đã học? Chú thích tên tác giả và nêu nội dung một truyện đã học.
Kí là gì? Kể tên một số tác phẩm thuộc thể loại này và tóm tắt nội dung của tùy bút chính luận “Lòng yêu nước”
	2/ BÀI MỚI :
A/ Giới thiệu bài : Chiến tranh đã đi qua nhưng đau thương và mất mát vẫn còn đọng lại mãi trong lòng người VN. Đây đó vẫn còn để lại những dấu tích chiến tranh, mà mỗi lần nhìn đến cảnh vật, sự vật, người VN không thể bùi ngùi xúc động. Một trong những vấn đề mà cô muốn giới thiệu với các em hôm nay chính là chiếc cầu Long Biên_Chứng nhân lịch sử. Tại sao gọi như vậy? Vì chiếc cầu đã từng chia sẽvới dân tộc VN, nhân dân VN qua các thời kì Pháp thuộc, những name tháng hòa bình ở phía Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước … Để các em hiểu rõ hơn về văn bản này cô và các em cùng nhau tìm hiểu tác phẩm.
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm và phân tích bó cục bài văn.
a) Phương pháp: Thuyết giảng + Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
Gọi HS đọc phần chú thích dấu * SGK T125
- “Cầu Long Biên_Chứng nhân lịch sử” được coi làvăn bản nhật dụng. Vậy các em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?
(Văn bản nhật dụng tạm dịch từ chữ “Everyday Texts” của tiếng Anh. Nó không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản mà là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : Thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em, ma túy và các tệ nạn xã hội … Bởi vậy, “văn bản nhật dụng”có thể dùng các thể từ cũng như các kiểu văn bản)
à Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của “Cầu Long Biên_Chứng nhân lịch sử” cô mời các em đọc lại văn bản nhật dụng này : GV hướng dẫn HS cách đọc : lúc đau thong, lúc tự hào, lúc phấn khởi về chiếc cầu Long Biên …
- Bắc ngang sông Hồng giờ đây không chỉ có cầu Long Biên mà còn có các cầu khác. Em hãy cho biết tên một số cầu khác và có thể giới thiệu đôi nét về các cây cầu ấy không?
à Phần đọc thêm: GV gọi HS đọc SGK T128, 129
- Các em đã tìm hiểu khá đầy đủ về tên gọi cầu Long Biên. Vậy qua văn bản nhật dụng này ta có thể chia làm mấy đoạn, nêu nội dung ý nghĩa của từng đoạn?
Đoạn 1 : Từ đầu … đến “anh dũng của thủ đô Hà Nội”: giới thiệu tổng quát về cầu Long Biên trong tròn một thế kỉ tồn tại.
Đoạn 2 : “Hiện nay … thầm cảm ơn cầu” (phần trọng tâm) Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
Đoạn 3 : Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong XH hiện đại.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1/ Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên :
* Hoạt động 2: GV giúp HS nhận biết khái quát về cầu Long Biên.
a) Phương pháp: Thuyết giảng + Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
- Còn ý nghĩa của tên gọi “Long Biên” thì như thế nào? Trước đó, ta còn biết cầu Long Biên còn có một tên khác nữa. Hãy giải thích cả hai tên gọi này?
(Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội được khởi công xây doing vào năm 1898 và hoàn thành sau 4 năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Eùp-phen (Eiffel). Khi mới khánh thành, cầu mang tên toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me và người dân thường gọi là cầu Đu-me. Năm 1945, với sự thành công của CMT8, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.)
2/ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử :
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân tại sao tác giả lại gọi cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử ?
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Thảo luận + Quy nạp
b) Nội dung:
- Ta đã tìm hiểu về tên gọi của cầu Long Biên cũng như hiểu nghĩa của từ chứng nhân. Vậy thì ta cần phải hiểu rõ hơn tai sao tác giả lại gọi cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử ?
(Tác giả gọi như vậy vì nội dung lịch sử mà cầu Long Biên làm chứng nhân là rất phong phú: qua thời gian dài, nhiều mặt, nhiều vẻ.
 + Qua thời gian dài: thời Pháp thuộc, những năm tháng hòa bình ở phía Bắc sau 1954, những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
 + Qua nhiều mặt, nhiều vẻ: Nó đã được dựng nên “không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu” “của hàng nghìn người VN bị chếtt trong quá trình làm cầu”. Song nó cũng “được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt. Nó từng phải mang tên toàn quyền Pháp ở Đông Dương song nó cũng có “mối liên hệ anh em với cây tháp nổi tiếng ở Paris” vì người cha của nó là nhà kiến trúc sư vĩ đại Eiffel.
à 2 khía cạnh vừa phân tích cho thấy thái độ đúng đắn của tác giả trong việc phân biệtchế độ thực dân Pháp , động cơ xây dựng cầu (có cơ sở hạ tầng tốt mới tiến hành được triệt để việc khai thác thuộc địa)
 Nó đã được chứng kiến cảnh “ Tàu , xe đi lại thong dong, người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi” trong thời bình nhưng cũng từng đau xót quặn lòng khi thấy những chàng trai hào hoa buộc phải rời thủ đô để kháng chiến trường kì chống Pháp.
 + Trong kháng chiến chống xâm lược Mỹ : Cầu không chỉ là nhân chu6ng1 cho tội ác tày trời của Đế Quốc Mỹ, cho quyết tâmbảo vệ cầu phi thường của nhân dân ta mà còn thực sự trở thành nạn nhân khi cầu là mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì .
 + Vị trí cầu Long Biên rất đẹp và rất đặc biệt : Nó như “một vải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng” à nhìn thấy “màu xanh bãi mía , nuơng dâu ….” Phía Gia Lâm nhung cũng từ đó những ngày nước lên cao , người ta đã chứng kiến “dòng sông Hồng đỏ rực , nuớc cuồn cuộn chảy….” Nhấn chìm bao màu xanh thân thương , bao làng trù phú đô bờ à Cần làm nổi bật tính chất : đau thương và anh dũng .
Thảo luận :Đây là một tác phẩm mang tính chất hồi kí nhưng phương thức biểu đạt của bài văn lại mang tính chất rất đa dạng về kiểu loại . Em hãy chứng minh trong tác phẩm , tác giả đã dùng 2 phương thức biểu đạt chính là miêu tả và tự sự , phần nào kết hợp với tự sự ? 
( phần : “Cầu Long Biên trước 1945” ở đoạn 2 chủ yếu dùng phương thức tự sự để thuyết minh quá trình xây dựng và đặc điểm của cầu Long Biên . Hai đầu cầu vẫn còn ghi những năm tháng xây dựng cầu . Giá trị lịch sử của cầu Long Biên có mối quan hệ anh em với cây tháp nổi tiếng ở PaRi …. Người cha của nó là nhà kiến trúc sư vĩ đại Eiffel à thuyết minh quá trình xây dựng cầu à Đặc điểm của cầu Long Biên : + Chiều dài của cầu là : 2.290 m , nhìn từ xa như một dãi lụa uốn lượn , vắt ngang sông Hồng , nặng tới 17 nghìn tấn . Cầu Long Biên là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Còn về kĩ thuật thì cầu dược coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt . Trong phần này , tác giả không dùng 1 chữ “tôi” nào nên việc tường thuật mang tính chất khách quan. 
3/ Cảm xúc của tác giả về cầu Long Biên :
* Hoạt động 3: Phần còn lại của đoạn 2 : Chủ yếu dùng phương thức miêu tả song có kết hợp với biểu cảm ( biểu hiện tình cảm và sự đánh giá).
(Cầu Long Biên có 1 tuyến đường sắt chạy giữa , hai bên là đường ô tô và hành lang, ngoài cùng là dành cho người đi bộ. Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vười chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt. Và khi chiều xuống nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi lên bao quyến rũ và khát khao .) à Những đạon miêu tả này có những từ , đặc biệt là những động từ và tính từ có sắc thái biểu hiện tình cảm rõ nét như: “trang trọng, say mê, ngắm, quyến rũ…”, không kể các từ: “ta, chúng ta” và tác giả đã dùng hơn 10 lần chữ “tôi” thường là đi theo những động từ mang màu sắc biểu cảm rõ nét. Tác giả đã đưa vào tác phẩm 1 bài thơ đã được phổ nhạc: “ Ngày về” của nhạc sĩ tài hoa Lương Ngọc Trác phổ thơ của nhà thơ Chính Hữu à cái “tôi” đã hòa quyện vào với cái “ta” làm cho ý nghĩa tư tưởng của bài văn được nâng cao .
 - Thảo luận :Từ phương thức biểu đạt rất đa dạng về kiểu lọai , em hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây : “ còn tôi , tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu …… với đất nước Việt nam” ? 
 ( Đoạn cuối vẫn tiếp nối được giọng điệu trữ tình của phần cuối đoạn thứ 2: lịch sử và hình ảnh cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao khách du lịch nước ngoài “trầm ngâm” suy nghĩ …. Chính cầu Long Biên như chứng nhân sống động , đau thương và anh dũng đã góp phần xóa dần khoảng cách ấy nên từ một chiếc cầu bằng thép nối khoảng cách đôi bờ, tác giả đã nghĩ đến nhịp cầu vô hình rút ngắn được cự li giữa những trái tim à Đây là ý kết thúc hay để lại nhiều dư vị . )
 * Hoạt động 4: GV giúp HS đúc kết nội dung và nghệ thuật toàn bài. 
* Ghi nhớ: SGK T 128
I. Tìm hiểu chung:
- Văn bản nhật dụng….
- Cầu Long Biên là một công trình giao thông ở thủ đô Hà Nội bắc qua sông Hồng. 
- Chú thích SGK T 125 , 126 .
II. Đọc –hiểu văn bản:
A. Nội dung:
 1/ Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên :
 - Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng , Hà Nội được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau 4 năm do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Eùp – Phen thiết kế .
 - Cầu Long Biên như 1 chứng nhân sống động đau thương , anh dũng của Thủ Đô Hà Nội .
 =>Tự sự kết hợp với so sánh : giói thiệu cầu Long Biên như một chứng nhân lịch sử trong tròn 1 thế kỉ tồn tại .
 2/ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử :
 a/ Trước năm 1945:
- Cầu Long Biên là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam .
 - Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà bằng xương máu của bao con người .
 => Tự sự , thuyết minh quá trình xây dựng và đạc điểm của cầu Long Biên .
 b/ Sau năm 1945: 
Những năm tháng hòa bình sau 1954 :
- Hà Nội có cầu Long Biên .
 ……. Tàu xe đi lạithong dong 
 Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi 
Những năm tháng chống Mỹ cứu nước :
 - Chiếc cầu thân thương trở thành mục tiêu ném bom dữ dội của không lực Hoa Kì 
 ( + Chiếc cầu bị rách nát giữa trời .
 + Nhũng nhịp cầu tả tơi như ứa máu ….) 
- Nhưng cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước .
 => Miêu tả kết hợp với biểu cảm : Cầu Long Biên đau thương và anh dũng .
3/ Cảm xúc của tác giả về cầu Long Biên :
 - “Còn tôi , tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ đặng bắc 1 nhịp cầu vô hình …. Để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam” .
=> Giọng điệu trữ tình : khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại . 
B. Nghệ thuật:
- Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự với biểu cảm.
- Nêu số liệu cụ thể.
- Sử dụng phép so sánh nhâ hóa.
C. Ý nghĩa văn bản:
Bài văn cho thấy CLB là chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước trong sự đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với CLB cũng như đối với thủ đô HN.
III/ TỔNG KẾT:
* GHI NHỚ:
 SGK T 128
4/ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
Học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK T 128 .
Chuẩn bị bài : Viết đơn 
+ Đọc và tìm hiểu VD1 , 2 , 3 , 4 của BT 1 ,2 à trả lời các câu hỏi mục 1 SGK / 131.
 + Xem các mẫu đơn ở mục II trong SGK / 132 , 133 ./.

File đính kèm:

  • doct123.doc
Giáo án liên quan