Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 112: Câu trần thuật đơn có từ là - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Thanh Trúc

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.

- Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu văn trong SGK.

? Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu văn đó?

a) Bà đỡ Trần // là người huyện Đông

 CN VN

Triều.

b) Truyền thuyết // là loại truyện dân

 CN VN

gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô // là

 CN

một ngày trong trẻo, sáng sủa.

 VN

d) Dế Mèn trêu chị Cốc // là dại.

 CN VN

*Ghi chú: câu d có cụm C –V làm chủ ngữ.

 Dế Mèn // trêu chị Cốc

 CN VN

Nhưng vẫn là câu đơn vì nòng cốt câu chỉ do một cụm C – V tạo thành.

? Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?

- Từ là + cụm danh từ:

 + là người huyện Đông Triều.

 + là loại truyện dân gian kể về

 + là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

- Từ là + cụm tính từ: là dại.

Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét chốt ý.

- Cho học sinh đặt câu trần thuật đơn có từ là. Xác định chủ ngữ, vị ngữ. Vị ngữ do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?

Học sinh đặt câu, phân tích, giáo viên nhận xét, sửa chữa.

? Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị

ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 112: Câu trần thuật đơn có từ là - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Thanh Trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
Bài 27 – Tiết 112: 
Tuần: 29
Ngày dạy: 11/3/2015
1.MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Học sinh biết được khái niệm và đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Biết vận dụng câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
- Học sinh hiểu phân biệt được các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
1.2 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện câu trần thuật đơn có từ là. Xác định được kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là.
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
1.3 Thái độ:
- Giáo dục ý thức dùng câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
2. TRỌNG TÂM:
	- Đặc điểm và các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là.
3. CHUẨN BỊ:
	3.1 Giáo viên: bảng phụ ghi các mục của ví dụ I, nghiên cứu bài.
	3.2 Học sinh: Đọc tìm hiểu và trả lời câu hỏi, luyện đặt câu, nghiên cứu trước bài tập.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
	4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là câu trần thuật đơn? Câu trần thuật đơn dùng để làm gì? Cho VD? (8đ)
Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C - V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau? Sau chủ ngữ là từ nào? (2đ)
- Thạch Sanh là người tốt.
Đáp án: Thạch Sanh // là người tốt.
 CN VN
 + Sau chủ ngữ là từ là.
4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Giới thiệu bài: Câu dùng để đánh giá, có từ là ở vị ngữ thuộc câu gì? Để biết được câu trả lời, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về câu trần thuật đơn có từ là?
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
- Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu văn trong SGK.
? Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu văn đó?
Bà đỡ Trần // là người huyện Đông
 CN VN
Triều.
Truyền thuyết // là loại truyện dân 
 CN VN
gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô // là 
 CN 
một ngày trong trẻo, sáng sủa.
 VN
Dế Mèn trêu chị Cốc // là dại.
 CN VN
*Ghi chú: câu d có cụm C –V làm chủ ngữ.
 Dế Mèn // trêu chị Cốc
 CN VN
Nhưng vẫn là câu đơn vì nòng cốt câu chỉ do một cụm C – V tạo thành.
? Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
- Từ là + cụm danh từ:
 + là người huyện Đông Triều.
 + là loại truyện dân gian kể về
 + là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- Từ là + cụm tính từ: là dại. 
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét chốt ý.
- Cho học sinh đặt câu trần thuật đơn có từ là. Xác định chủ ngữ, vị ngữ. Vị ngữ do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
Học sinh đặt câu, phân tích, giáo viên nhận xét, sửa chữa.
? Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị 
ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải.
- Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều.
- Truyền thuyết không phải là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. 
- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô chưa phải là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- Dế Mèn trêu chị Cốc không phải là dại.
=> Trước vị ngữ chỉ có thể chen các cụm từ chẳng phải, chưa phải, không phải.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
 Bài tập nhanh:
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ. Vị ngữ do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành.
- Lan // là học sinh.
 CN VN( danh từ)
- Hoa hồng // là đẹp nhất.
 CN VN(cụm tính từ)
- Cô Hòa // là giáo viên dạy văn.
 CN VN( cụm danh từ)
Học sinh đọc ghi nhớ SGK/114
* Giáo viên chuyển ý: Các em vừa tìm hiểu xong đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Bây giờ chúng ta sang phần II tìm hiểu về các kiểu câu trần thuật có từ là.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân loại các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
Dựa vào những câu hỏi vừa đặt cho các vị ngữ trên để trả lời câu hỏi:
? Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
- Câu b => Câu định nghĩa.
? Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
- Câu a => Câu giới thiệu.
? Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
- Câu c =>Câu miêu tả.
? Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
- Câu d => Câu đánh giá.
? Gọi HS đặt 1 câu nói về sự đánh giá?
Giáo viên gợi ý cho VD:
- Con người là thông minh nhất.
? Qua câu trả lời trên một em hãy cho cô biết tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
- Câu định nghĩa.
- Câu giới thiệu.
- Câu đánh giá.
- Câu miêu tả.
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK/115 
* Bài tập nhanh: Xác định, kiểu miêu tả trong câu sau:
a. Cô ấy là người rất tốt.
b. Từ đơn là từ có một tiếng nghĩa.
c. Cô là giáo sinh dạy văn.
*Giáo viên chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu xong các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Đặc điểm và các kiểu câu các em đã được tìm hiểu chúng ta sang phần III luyện tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Gọi HS đọc bài tập 1:
- Xác định yêu cầu bài tập.
? Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu trên?
- Giáo viên cho học sinh đọc bài tập 2? 
Thảo luận nhóm (3’), đại diện nhóm trình bày.
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là?
? Cho biết các câu ấy thuộc những kiểu nào? 
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Gọi HS đọc bài tập 3:
Thảo luận (5’). Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
I.Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là:
- Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
*Ghi nhớ SGK/114
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là:
Có 4 kiểu câu:
- Câu định nghĩa, miêu tả, giới thiệu, đánh giá.
* Ghi nhớ SGK/115
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Các câu a, c, d, e là câu trần thuật đơn có từ là.
- Người ta // gọi chàng là Sơn Tinh.
CN VN
- Câu c,đ không phải là câu trần thuật đơn có từ là. Vì:
- Người ta // gọi // chàng // là Sơn Tinh.
 CN VN ĐT DT
- Vua nhớ công ơn // phong là Phù 
 CN VN 
Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay 
DT	ĐT
ở quê nhà.
Vì vị ngữ là một tổ hợp có cụm danh từ và cụm động từ nên nó không phải là câu trần thuật đơn có từ là.
=> Không phải câu nào có từ là đều là câu trần thuật đơn có từ là.
Bài tập 2:
a) Hoán dụ // là gọi tên sự vật, hiện 
 CN VN
tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Câu định nghĩa.
c) Tre //là cánh tay của người nông 
 CN VN
dân [].
- Tre //còn là nguồn vui duy nhất của tuổi 
 CN VN
thơ.
- [] Nhạc của trúc, nhạc của tre // là
 CN
khúc nhạc đồng quê.
 VN
- Câu miêu tả.
d) Bồ các // là bác chim ri
 Chim ri // là dì sáo sậu
 Sáo sậu // là cậu sáo đen
 Sáo đen // là em tu hú
 Tu hú // là chú bồ các.
 CN VN 
- Câu giới thiệu.
e) Khóc // là nhục.
 CN VN 
 Và dại khờ // là những lũ người câm.
 CN VN
- Câu đánh giá.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Câu 1: Đặt 1 câu trần thuật đơn có là là câu giới thiệu?
 - Ba em là công nhân.
 Câu 2: Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là kể ra?
 Có 4 kiểu câu:
 - Câu định nghĩa, miêu tả, giới thiệu, đánh giá.	
4.5 Hướng dẫn HS tự học:
 * Đối với bài học ở tiết này:
 + Học bài, học thuộc hai ghi nhớ trong SGK.
 + Làm bài tập trong VBT.
 + Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật có từ là.
 *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	 - Soạn bài “Câu trần thuật đơn không có từ là”.
	 - Khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là qua ví dụ.
	 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. Nghiên cứu trước bài tập.
 - Luyện viết một đoạn văn 3- 5 câu có câu trần thuật đơn không có từ là.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
 - Nội dung: 
 - Phương pháp:
.
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 

File đính kèm:

  • docBai_Cau_tran_thuat_don_co_tu_la.doc
Giáo án liên quan