Giáo án Ngữ văn 6 - Thạch Sanh
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Giúp học sinh nắm nội dung, ý nghĩa của truyện.
+ Thấy được sự đối lập giữa thiện – ác, xấu - tốt.
- Kĩ năng: Phân tích, so sánh.
- Thái độ: Yêu hoà bình, đề cao người tốt, lên án kẻ xấu.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ hoặc phiếu học tập.
- HS: Soạn bài, tranh ảnh, phim.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phát vấn.
D.Tiến trình lên lớp
- Bài học tiếp:
Để lấy được công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? Qua thử
thách ấy, ta thấy được những phẩm chất gì của Thạch Sanh? Tiết học này sẽ
giúp các em tìm câu trả lời.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Tiết 1 THẠCH SANH A. Mục tiêu - Kiến thức: Tiết 1, giúp học sinh đọc nắm chắc về truyện cổ tích, hiểu nội dung văn bản. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt. - Thái độ: Ca ngợi người tốt, phê phán kẻ xấu xa. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, bảng phụ hoặc phiếu học tập. - HS: Soạn bài, tranh ảnh, phim. C. Phương pháp: Vấn đáp, đọc sáng tạo. D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? - Ý nghĩa của việc mượn gươm? - Ý nghĩa của truyện? a. Lê Lợi nhận gươm thần - Lê Thuận đi đánh cá ba lần vớt được lưỡi gươm. - Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi đã nhặt được chuôi gươm. - Đem tra vào gươm của Lê Thuận thì vừa, sáng lên 2 chữ “Thuận thiên”. → Ý trời là phải giết giặc Minh. → Thể hiện trời, dân trên dưới một lòng. b. Ý nghĩa của việc mượn gươm - Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng. → Sức mạnh cứu nước có ở khắp nơi. - Các bộ phận thanh gươm khép lại vừa như in. → Nguyện vọng của dân tộc là nhất trí trên dưới một lòng, quyết tâm đánh giặc. - Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi là đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, trọng trách gánh vác giang sơn. → Gươm thần làm cho nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên gấp bội, đánh thắng giặc. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 3. Ý nghĩa của truyện - Ca ngợi tính nhân dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Đề cao, suy tôn Lê Lợi. - Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm. - Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. - Rùa Vàng tượng trưng cho tổ tiên, khí thiên sông núi, tình cảm nhân dân. 4. Bài mới Hãy kể tên những truyện cổ tích mà em đã được nghe, được học? Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Đây là truyện cổ tích về nguồn gốc anh hùng dũng sĩ (diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa). Vậy qua hình tượng nhân vật Thạch Sanh, nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì? Để trả lời câu hỏi này, tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác phẩm này. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: (25’) - GV yêu cầu HS đọc chú thích - GV hướng dẫn HS đọc truyện: giọng chậm rãi, sâu lắng ở đoạn đầu, đoạn sau say mê khi tả các trận đánh. - GV nhận xét cách đọc và chữa lỗi phát âm cho các em 1. Em thử kể lại câu chuyện một cách tóm tắt những sự kiện chính? 2. Theo em, truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? (Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, hay Ngụ ngôn?) - Vì sao em biết văn bản thuộc thể loại truyện Cổ tích? Nó khác Thần thoại, Truyền thuyết, như thế nào? - 1 HS đọc. - 1 HS vai Lí Thông, 2 HS vai người dẫn truyện. - 1 HS tóm tắt, HS khác nhận xét, bổ sung. - Tổ 1 chuẩn bị câu hỏi này ở nhà (viết ra giấy, đại diện tbày) - Cổ tích - “Truyền thuyết” là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; nó thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật. - “Thần thoại” là truyện kể về I. Đọc - tìm hiểu chú thích 1. Đọc chú thích 2. Đọc tác phẩm (7’) 3. Kể tóm tắt 4. Thể loại - Cổ tích: Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (dũng sĩ, tài năng kì lạ, thông minh), thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt (- xấu); của cái công bằng (- sự bất công). VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - GV nhận xét và cho HS ghi bài - Sau đó phát Bảng phân biệt: Cổ tích, Thần thoại và Truyền thuyết cho HS 3. Theo em, bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Hoạt động 2: (6’) 1. Văn bản có những nhân vật nào? - Ai là nhân vật chính? 2. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? - Có gì bình thường? 3. Qua các sự việc trên, nhân dân muốn thể hiện điều gì về người anh hùng dũng sĩ? các vị thần, phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người. - HS ghi bài - Bố cục (2 phần) + P1: Từ đầu→ mọi phép thần thông: Sự ra đời của Thạch Sanh + P2: Còn lại: Các chiến công của Thạch Sanh - Thạch Sanh, Lí Thông, chằn tinh, đại bàng, Công chúa, nhà vua, Ngọc Hoàng, mẹ Thạch Sanh, con vua Thủy Tề, + Con gia đình nông dân. + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. 5. Bố cục (2 phần) II. Đọc - hiểu văn bản 1. Sự ra đời của Thạch Sanh - Sự ra đời khác thường: + Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con. + Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh. + Được thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông. - Hoàn cảnh bình thường: + Con gia đình nông dân. + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. → Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. → Tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn gần gũi. Hoạt động 3: Củng cố (3’) 1. Truyện “Thạnh Sanh” thuộc loại truyện gì? VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 2. Nhân vật Thạch Sanh do ai đầu thai? 3. Em có nhận xét gì về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? Hoạt động 4: (5’) Tổ 2, 3, 4 tiếp tục thảo luận, viết nội dung thảo luận ra giấy, đại diện lên bảng trình bày. Tiết 2 THẠCH SANH A. Mục tiêu - Kiến thức: + Giúp học sinh nắm nội dung, ý nghĩa của truyện. + Thấy được sự đối lập giữa thiện – ác, xấu - tốt. - Kĩ năng: Phân tích, so sánh. - Thái độ: Yêu hoà bình, đề cao người tốt, lên án kẻ xấu. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, bảng phụ hoặc phiếu học tập. - HS: Soạn bài, tranh ảnh, phim. C. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phát vấn. D.Tiến trình lên lớp - Bài học tiếp: Để lấy được công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? Qua thử thách ấy, ta thấy được những phẩm chất gì của Thạch Sanh? Tiết học này sẽ giúp các em tìm câu trả lời. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: (42’) - GV nhận xét chung. - GV hướng dẫn HS đi vào chi tiết. 1. Để cưới được công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? - Thử thách đầu tiên với - Tổ 2 lên bảng trình bày. - Các tổ khác góp ý. - “Năm ấy đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay”. 2. Những thử thách mà Thạch Sanh trải qua (37’) - Lần 1: Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, nơi có chằn tinh ăn thịt VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Thạch Sanh là gì? 2. Vì sao Thạch Sanh nhận lời đi canh miếu thờ? - Điều đó bộc lộ được đức tính đáng quý nào của chàng? 3. Giả sử biết trước nguy hiểm, chàng cũng vẫn đi canh miếu. Em có nghĩ thế không? Vì sao? 4. Chiến công đầu tiên của Thạch Sanh diễn ra như thế nào? 5. Qua thử thách này em có nhận xét gì về Thạch Sanh? 6. Thử thách thứ hai đến với Thạch Sanh là gì? 7. Theo em, vì sao Thạch Sanh nhận lời xuống hang cứu công chúa? - Điều đó chứng tỏ phẩm chất gì ở chàng? 8. Chiến công thứ hai của chàng diễn ra như thế nào? 9. Chiến công này tiếp tục khẳng định phẩm chất nào của Thạch Sanh ? 10. Thử thách tiếp theo của Thạch Sanh là gì? - Chàng đã tự giải thoát cho mình bằng cách nào? - “Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.” - HS trả lời: Sống có tình nghĩa, biết hi sinh vì người khác, là dũng sĩ không sợ nguy hiểm. - Chằn tinh hoá phép, Thạch Sanh với lấy búa đánh lại, cuối cùng chặt đầu quái vật xách về → Chàng là người dũng sĩ tài giỏi, võ nghệ cao cường. → Tốt bụng, không sợ nguy hiểm. - Đại bàng vung cánh, chĩa vuốt lao đến; Thạch Sanh bắn mù hai mắt, chặt đứt vuốt sắt, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. - Khi ở trong hang đại bàng, chàng “cố tìm lối lên”, cứu thoát Thái tử con vua Thủy Tề. - Khi ở trong ngục tối, đem đàn ra gảy, khiến công chúa khỏi bệnh. người. - Tin lời Lí Thông (đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh). → Thật thà, sống có tình nghĩa. → Dũng cảm, tài giỏi. - Lần 2: Bị Lí Thông lừa xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa, rồi ra lệnh lấp kín cửa hang không cho lên. -Tin ở Lí Thông, và biết nơi đó có người đang bị hại. → Tốt bụng, không sợ nguy hiểm. → Thật thà, can đảm, dũng mãnh. - Lần 3: Bị hãm trong hang đại bàng, bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại phải ngồi tù. - Cứu con vua Thuỷ Tề, được tặng cây đàn thần. - Gảy đàn khiến công chúa khỏi bệnh, thật thà kể chuyện mình bị hại. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Chiến công này tiếp tục khẳng định phẩm chất nào ở chàng? 11. Thử thách cuối cùng của chàng là gì? - Thạch Sanh đã đánh lui giặc bằng cách nào? - Chi tiết tiếng đàn có ý nghĩa gì trong truyện Thạch Sanh? 12. Hành động của Thạch Sanh thể hiện điều gì ở chàng? a. Để tôn vinh người dũng sĩ Thạch Sanh, nhân dân đã tạo thêm nhân vật có chức năng đối lập với chàng, đó là ai? b. Qua những lần hãm hại Thạch Sanh, em có nhận xét như thế nào về hai mẹ con Lí Thông? Tổ 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Em thử chỉ ra sự đối lập này? - GV nhận xét Tổ 4: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được lấy công chúa và lên ngôi vua. - Gảy đàn làm cho quân địch bủn rủn chân tay, phải cởi giáp xin hàng. - Đó là tiếng đàn công lí, tiếng đàn thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta. - Lí Thông và mẹ. - Tổ 3: Trình bày bài chuẩn bị ở nhà kết hợp với việc hệ thống lại những gì đã trình bày ở trên. (5’) - HS tự do phát biểu (3’) → Bản lĩnh, thật thà. - Lần 4: Bị 18 nước chư hầu mang quân đánh. - Gảy đàn khiến quân sĩ bủn rủn chân tay không nghĩ tới chuyện đánh nữa. - Dọn ra một niêu cơm, đãi kẻ thua trận, ăn mãi không hết. → Tấm lòng nhân đạo, yêu hoà bình. 3. Mẹ con Lí thông (5’) - Là những kẻ xảo trá, lọc lừa, bội bạc, bất nhân bất nghĩa. → Tượng trưng cho cái ác, cái xấu. - Hậu quả: Bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung. → Cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, kẻ gieo gió ắt gặp bão. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Theo em, qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì về công lí xã hội? - GV nhận xét. Hoạt động 2: (6’) - Chiếu phim 2 phút (cuối truyện) Tổ 4: Truyện có những chi tiết thần kì nào đặc sắc? Ý nghĩa của chi tiết đó là gì? - GV gợi mở cho HS - GV nhận xét, bổ sung - Tổ 4: Trình bày, các tổ khác nhận xét, bổ sung. + Tiếng đàn thần. → Tượng trưng cho công lí → Đại diện cho cái thiện, yêu chuộng hoà bình + Niêu cơm → Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục. 4. Ý nghĩa của một số chi tiết thần kì (6’) - Tiếng đàn thần: + Cứu công chúa khỏi bệnh, giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông. → Tượng trưng cho công lí + Đánh lui quân 18 nước chư hầu, cảm hoá được kẻ thù. → Đại diện cho cái thiện, yêu chuộng hoà bình. - Niêu cơm: → Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục. Hoạt động 3: Củng cố (2’) 1. Nhân vật Thạch Sanh trải qua mấy thử thách? 2. Em có thích kết thúc của truyện không? - Vì sao? (đây là một kết thúc phổ biến trong các truyện cổ tích) - Hãy tìm một số truyện để chứng minh cho điều đó? (Cây khế, Sọ dừa, Tấm cám) Hoạt động 4: Dặn dò (1’) - Tóm tắt truyện, học thuộc Ghi nhớ. - Nắm nội dung phân tích, đọc phần đọc thêm. - Chuẩn bị bài mới: “Em bé thông minh”. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí CÂU HỎI THẢO LUẬN Ở NHÀ Tổ 1: Theo em, truyện Cổ tích khác truyện Thần thoại và Truyền thuyết ở những điểm nào? Tổ 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Chàng bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy? Tổ 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Em thử chỉ ra sự đối lập này? Tổ 4: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được lấy công chúa và lên ngôi vua. Theo em, qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? - Truyện có những chi tiết thần kì nào đặc sắc? Ý nghĩa của chi tiết đó là gì? Thể loại Thần thoại Truyền thuyết Cổ tích - “Thần thoại” là truyện kể về các vị thần, phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người. - “Truyền thuyết” là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; nó thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật. - Cổ tích: Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (dũng sĩ, tài năng kì lạ, thông minh), thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của cái công bằng đối với sự bất công. Tính cách và hành động Thạch Sanh Lí Thông - Lần 1: Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, nơi có chằn tinh ăn thịt người. - Hành động: Tin lời Lí Thông. → Tính cách: Thật thà, sống có tình nghĩa. - Lần 2: Bị Lí Thông lừa xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa, rồi ra lệnh lấp kín cửa hang không cho lên - Hành động: Tin ở Lí Thông (và biết nơi đó - Hành động: Gạ gẫm làm quen và kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. → Tính cách: Lợi dụng sức lực và sự nhẹ dạ của người khác, nhằm chuộc lợi. - Hành động: Dụ dỗ, đánh vào lòng tốt của Thạch Sanh (đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh). → Tính cách: Lừa lọc. - Hành động: Lừa Thạch Sanh xuống hang, ra VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí có người đang bị hại). → Tính cách: Tốt bụng, thật thà, không sợ nguy hiểm, can đảm, dũng mãnh. → Là người thật thà, can đảm, độ lượng, dũng mãnh. → Tượng trưng cho cái thiện, cái tốt, sự công bằng. lệnh lấp kín cửa hang. → Tính cách: Lợi dụng lòng tốt của người khác, bội bạc. → Là kẻ xảo trá, lọc lừa, bội bạc, bất nhân bất nghĩa. → Tượng trưng cho cái ác, cái xấu.
File đính kèm:
- Bai_6_Thach_Sanh.pdf