Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 28

1.MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT:

 -Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động ,trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn .

 - Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả .

 -Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước .

 1.1.Kieán thöùc:

 - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo .

 -Tác dụng của một số phép nghệ thuật được sử dụng trong văn bản

 1.2.Kyõ naêng:

 - Dọc diễn cảm văn bản : giọng đọc vui tươi , hồ hỡi

 - Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả .

 - Trình bày suy nghĩ , cảm nhận của bản thân về vùng Cô Tô sau khi học xong văn bản .

1.3. Thái độ:

Hs biết thêm yêu quê hương đất nước.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28. Tiết : 101 
Ngày soạn: 25/02/ 2013 
 Tiếng Việt: HOAÙN DUÏ 
1.MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT:
 -Nắm được khái niệm hoán dụ ,các kiểu hoán dụ .
 -Hiểu được tác dụng của hoán dụ .
 -Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc - hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả .
 1.1.Kiến thức:
 -Nắm được khái niệm hoán dụ,các kiểu hoán dụ.
 -Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
 1.2.Kỹ năng:
 -Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt .
 -Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói 
1.3. Thái độ:
	Hs biết thêm về văn tả cảnh.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án, bảng phụ.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định: KTSS
 3. 2.Kiểm tra: 
Như thế nào gọi là phép tu từ ẩn dụ ? Cho ví dụ minh hoạ.
 Giới thiệu bài: Phép tu từ ẩn dụ là ngầm so sánh.Còn hoán dụ thì như thế nào ? Hôm nay,chúng ta tiếp tục tìm hiểu sáng một phép tu từ mới đó là hoán dụ .
3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, quy nạp, gợi tìm, so sánh.
 b/ Các bước hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức (20’)
GV:Gọi Hs đọc mục 1-phần I.
GV:Các từ ngữ in đậm trong câu sau chỉ ai?
-Áo nâu và áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai ?
-Giữa áo nâu,áo xanh,thị thành, nông thôn với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ?
GV:Qua việc phân tích câu thơ của Tố Hữu,hãy kết luận như thế nào là hoán dụ ?
GV:So sánh cách diễn đạt của hai câu thơ trên với cách diễn đạt sau đây,cách nào thể hiện tình cảm gắn bó đoàn kết hơn?
+Vậy khi nói,viết sử dụng phép tu từ hoán dụ có tác dụng gì ?
+Như vậy như thế nào gọi là hoán dụ? Tác dụng của nó như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ.
-HS đọc .
-HS:“Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên” 
-HS:
-Áo nâu: chỉ người nông dân.
-Áo xanh:chỉ người công nhân.
-Thị thành:chỉ người sống ở thành thị.
=>áo nâu,áo xanh: dựa vào quan hệ giữa đặc điểm tính chất với sự vật có đặc điểm tính chất đó.Người nông dân thường mặc áo nâu;người công nhân thường mặc áo xanh khi đi làm việc.
=>nông thôn,thị thành: dựa vào vật quan hệ chứa đựng(nông thôn,thị thành) với vật bị chứa đựng(những người sống ở nông thôn và thị thành)
HS:Nêu phần ghi nhớ sgk.
=>Cách diễn đạt trong hai câu thơ của Tố Hữu có giá trị biểu cảm hơn,thể hiện sự đoàn kết gắn bó hơn.
=>Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông báo sự kiện,không có giá trị biểu cảm.
=>Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
HS:Nêu phần ghi nhớ sgk.
I.Hoán dụ là gì ?
Hoán dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng,khái niệm bằng tên của một sự vật,hiện tượng,khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
*Tác dụng:
+Nhằm làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD:
“Nhớ chân người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu,túi vãi đẹp tươi lạ thường” 
 (Tố Hữu)
*Hoạt động 3 :Luyện tập . (15’)
GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT1.
GV:Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ,câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ đó là gì ?
-Từ nào mang hình ảnh hoán dụ? Quan hệ với sự vật nói trong câu như thế nào ?
GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT2.
GV:Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ ? Cho ví dụ minh hoạ.
-HS đọc .
-HS:Tư duy độc lập.
-HS:Lên bảng thực hiện BT1
-HS:Thảo luận.
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1:
a.Làng xóm:chỉ người nông dân sống trong làng xóm đó.Có quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
b.Mười năm:thời gian trước mắt;trăm năm:thời gian lâu dài.Dựa trên quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
c.Áo chàm:chỉ người Việt Bắc.Dựa tên quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.
d.Trái đất:chỉ nhân loại.Dựa trên quan hệ vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
2.Bài tập 2:
+Giống nhau:
-Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
+Khác nhau:
*Ẩn dụ:
-Dựa vào mối quan hệ tương đồng(qua so sánh ngầm),cụ thể tương đồng về:
.Hình thức
.Cách thức thực hiện
.Phẩm chất
.Cảm giác
*Hoán dụ:
-Dựa vào mối quan hệ tương cận(gần gũi) đi đôi với nhau,cụ thể:
. Bộ phận-toàn thể
.Vật chứa đựng-Vật bị chứa đựng.
.Dấu hiệu của sv-sự vật
.Cụ thể-trừu tượng
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
Thế nào là phép tu từ hoán dụ ? Có mấy kiểu hoán dụ ?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
+Học thuộc lòng hai ghi nhớ,xem lại việc phân tích hai ví dụ,xem BT1.
+Làm BT1 còn lại.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài “Tập Làm Thơ Bốn Chữ” – Dựa vào bài thơ “Lượm”
c. Bài sẽ trả: Lượm
Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” ? Tìm ra cách ngắt nhịp,gieo vần ở các câu thơ.
=> Hoaùn duï laø goïi teân söï vaät,hieän töôïng,khaùi nieäm baèng teân cuûa moät söï vaät,hieän töôïng,khaùi nieäm khaùc coù quan heä gaàn guõi vôùi noù. Coù 4 kieåu hoaùn duï thöôøng gaëp.
Tuần : 28. Tiết : 102 
Ngày soạn: 25/02/ 2013 
 TLV : TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ 
1.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ .
 -Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca .
 1.Kiến thức:
 -Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ 
 -Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng . 
 2.Kỹ năng:
 -Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca .
 -xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ .
 -Vận dụng những kiến thức về thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ .
1.3. Thái độ:
Hs biết thêm về thể thơ 4 chữ và thêm yêu quý nó.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3. 2.Kiểm tra: 
 Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” ? Tìm ra cách ngắt nhịp,gieo vần ở các câu thơ.
 Giới thiệu bài: Trong cuộc sống đôi khi đứng trước một sự việc,quang cảnh,…..có thể làm cho người ta có cảm xúc:vui,buồn,…….để ghi lại điều đó ta có thể viết lại bằng thơ.Có nhiều thể loại thơ khác nhau.Hôm nay,ta tìm hiểu thể thơ bốn chữ rất phù hợp với lứa tuổi các em.
 3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Phân tích, gợi tìm, luyện tập thực hành trên lớp.
 b/ Các bước hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15’)
-Tìm hiểu cách gieo vần.
-GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT 1,2,3,4-sgk.
GV:Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
GV:Nêu ý nghĩa của từng khổ thơ ở các bài tập.
-HS chú ý.
-HS:Thảo luận-trả lời.
-Hs đọc một số bài thơ sưu tầm.Tìm cách gieo vần, ngắt nhịp.
BT2: vần lưng: hàng-ngang; trang-màng.Vần chân: núi-bụi.
BT3:
a.Gieo vần cách:cháu-sáu;ra-nhà
b.Gieo vần liền: hẹ-mẹ; đàn-càn
BT4:Thay hai chữ “sông”và chữ 
“cạnh” vào hai câu thơ sau:
-Để em ngồi sưởi = cạnh
-Cách mấy con đò = sông.
-HS:Phát biểu tự do.
I.Đặc điểm của thơ bốn chữ:
-Ngắt nhịp : 2/2
-Vần chân-lưng
 -Vần cách-vần liền.
*Hoạt động 3: Luyện tập (20’)
Tập làm thơ bốn chữ tại lớp.
GV:Có thể làm thơ với đề tài (sự vật, sự việc…..) như cây viết, tập…………,chú ý cách gieo vần,ngắt nhịp.
GV:Gọi Hs nhận xét , giáo viên uốn nắn,bổ sung.
GV:Nêu được ý nghĩa chính của khổ, bài thơ đã làm.
GV:Tuyên dương trước lớp những bài thơ có nội dung hay,cho điểm.
GV:Thu bài làm của học sinh về nhà sửa.
-HS chú ý.
-HS:Tự làm thơ,ghi lên bảng.
- HS nghe.
II.Học sinh tự làm thơ bốn chữ:
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
Nêu đặc điểm của thơ bốn chữ ? 
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
Xem lại đặc điểm của thơ bốn chữ.Tự sưu tầm,sáng tác thơ bốn chữ vào tập tư liệu.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Cô Tô”
*Chú ý: Đọc hiểu được nội dung;thấy được vẻ đẹp,con người trên đảo.
c. Bài sẽ trả: Lượm
Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu ? Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lượm ?
Tuần : 28. Tiết : 103, 104 
Ngày soạn: 25/02/ 2013 
Văn bản : COÂ TOÂ
 -Nguyeãn Tuaân-
1.MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT:
 -Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động ,trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn .
 - Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả .
 -Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước .
 1.1.Kieán thöùc:
 - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo .
 -Tác dụng của một số phép nghệ thuật được sử dụng trong văn bản 
 1.2.Kyõ naêng:
 - Dọc diễn cảm văn bản : giọng đọc vui tươi , hồ hỡi 
 - Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả .
 - Trình bày suy nghĩ , cảm nhận của bản thân về vùng Cô Tô sau khi học xong văn bản .
1.3. Thái độ:
Hs biết thêm yêu quê hương đất nước.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3. 2.Kiểm tra: 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu ? Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lượm ?
 Giới thiệu bài: Sau hai bài thơ tự sự-trữ tình,chương trình ngữ văn lớp 6-tập 2 được nối tiếp bằng chùm bút ký gồm bốn bài.Mỗi bài hướng tới một đặc điểm nhất định của thể ký.Bài đầu tiên trích từ tuỳ bút Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân tả về cảnh thiên nhiên và đời sống con người ở một vùng đảo biển cách Quãng Ninh khoảng 100 km.
 3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, phân tích, gợi tìm, tích hợp, nêu vấn đề. 
 b/ Các bước hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (10’)
Tìm hiểu tác giả,tác phẩm, bố cục.
GV:Qua việc chuẩn bị ở nhà,em hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân ?
GV:Em hãy cho biết một vài tác phẩm khác của Nguyễn Tuân và văn bản này được trích từ đâu ?
Để tìm hiểu nội dung , ta tiến hành đọc văn bản.
GV:Hướng dẫn đọc: cần đọc đúng với các từ ngữ đặc sắc,có sự tìm tòi của tác giả ,nhất là các tính từ,cụm tính từ……. Giọng đọc vui tươi,hớn hở.
GV:Đọc mẫu một đoạn-Hs đọc tiếp.
GV:Qua việc đọc,cho biết văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn ?
Để tìm hiểu vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô hiện lên như thế nào qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân ,ta tiến vào phần phân tích.
-Nguyễn Tuân(1910-1987),quê ở Hà Nội,là nhà văn nổi tiếng ;sở trường viết của ông là tuỳ bút và ký.
-Tác phẩm:Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự –1939),Vang bóng một thời (truyện ngắn-1940)……….
-Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài ký Cô Tô.
-HS : Đọc văn bản.
+Văn bản chia làm 3 đoạn.
Đ1:”Từ đầu……sóng ở đây”
=>Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau trận bão đi qua.
Đ2:”Tiếp………là là nhịp sóng”
=>Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô.
Đ3:Phần còn lại.
=>Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
Nguyễn Tuân(1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng ;sở trường viết của ông là tuỳ bút và ký.
2.Tác phẩm:
 Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài ký Cô Tô.
 3. Bố cục:
 Văn bản chia làm 3 đoạn.
*Hoạt động 3: Phân tích (60’)
GV:Gọi Hs đọc đoạn (1)
GV:Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đã được miêu tả như thế nào ?Hãy tìm và nhận xét những từ ngữ ( đặc biệt là tính từ),hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài ?
+Tìm tính từ chỉ màu sắc ?
+Liệt kê các hình ảnh nổi bật ?
GV:Qua các từ ngữ miêu tả gợi cho em cảm nhận được màu sắc gì nổi bật? Màu sắc ấy có tác dụng ra sao đối với hình ảnh được miêu tả ở trên ?
GV:Người tả cảnh Cô Tô đứng ở vị trí nào ? Em có nhận xét gì về vị trí quan sát ấy ?
GV:Qua các từ ngữ chỉ màu sắc,ánh sáng,hình ảnh,em nhận xét quang cảnh Cô Tô sau trận bão như thế nào ? 
GV:Đoạn 2 tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ “Mặt trời lại rọi …..là là nhịp cách”) là một bức tranh rất đẹp.Hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng,màu sắc những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ lên cảnh đẹp rực rỡ ấy ? Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ở đây ?
GV:Trong đoạn văn,tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
GV:Tại sao tác giả phải đi rình mặt trời mọc lên để miêu tả ?Điều đó có phải chứng tỏ tác giả yêu cảnh đẹp Cô Tô trong cảnh bình minh hay không ?Hay còn có một điều gì khác?
GV:Em hãy nhớ lại một vài hình ảnh mặt trời mọc được miêu tả trong các tác phẩm văn thơ khác để so sánh thấy cái riêng của mỗi hình ảnh ?
GV:Qua việc miêu tả so sánh hình ảnh mặt trời mọc trên biển giúp em hình dung quang cảnh ấy ra sao ?
GV:Gọi Hs đọc đoạn (3)
GV:Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết,hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn ?
GV:Các hình ảnh và chi tiết trên,tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? 
Gv :Tác dụng ra sao ?
GV: Qua các chi tiết hình ảnh trên,em có nhận xét gì về cảnh buổi sáng trên đảo quanh giếng nước ngọt?
GV:Gọi Hs đọc đoạn văn “Trông chị Châu Hoà Mãn……..cho lũ con lành”
GV:Trong đoạn văn trên,tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? (thấy chị Châu Hoà Mãn mà có suy nghĩ điều gì ?) Tác dụng của nghệ thuật ấy ra sao ?
GV:Văn bản Cô Tô,tác giả tập trung làm nổi bật mấy nét cảnh ? Từ đó rút ra được một bài học như thế nào về tả cảnh ?
GV:Học qua văn bản Cô Tô,em bắt gặp quang cảnh gì ? Em có cảm nhận như thế nào về quang cảnh ấy ?
GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT1.
GV:Cho học sinh viết đoạn văn miêu tả ngắn gọn từ 4 đến 6 câu.
GV:Thu giấy chấm điểm.
HS:Đọc văn bản (đoạn 1)
-HSTL:
+Các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng như: tươi sáng,trong trẻo,sáng sủa,trong sáng,xanh mượt,lam biếc,vàng giòn……..
+Các hình ảnh nổi bật: bầu trời,nước biểncây trên núi đảo,bãi cát………..
+Với màu xanh của nước,của trời,của cây,màu vàng của cát làm tăng lên vẻ đẹp của các hình ảnh trên.
+Người tả cảnh chọn vị trí quan sát từ trên cao để quan sát toàn cảnh.Đó là một vị trí rất thuận lợi.
+Quang cảnh Cô Tô sau trận bão hiện lên vẻ đẹp tươi sáng với khung cảnh bao la.
-HS:Thảo luận để tìm.
+Những từ ngữ chỉ hình dáng,màu sắc và những hình ảnh so sánh:
“Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi;mặt trời nhú lên dần dần ,tròn trĩnh phúc hâu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn;quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng;y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông”
+Những hình ảnh so sánh tác giả đã dùng thật lớn lao, lộng lẫy,rực rỡ.
=>Với nghệ thuật so sánh,ẩn dụ,miêu tả-làm cho quang cảnh Cô Tô khi mặt trời mọc lên trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp,rực sáng,tráng lệ.
+Điều đó có thể cho thấy tác giả có lòng yêu mến,gắn bó với vẻ đẹp thiên nhiên hay đó cũng là tình yêu quê hương,yêu tổ quốc.
 Mặt Trời Mọc
“Những tia lửa toả ra ở đằng đông báo hiệu mặt trời mọc.Đám cháy ngày càng lớn;chân trời đỏ rực những lửa.Người ta đợi……vầng thái dương chưa xuất hiện.Mãi sau “chiềng” lửa mới lừng lững nhô lên …..”
=>Hình ảnh mặt trời mọc ở đoạn văn này thể hiện sự nóng bỏng của một ngày mới.
=>Cảnh trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ, rộng lớn.
-HS đọc.
-“Cái giếng nước ngọt……hơn mọi cái chợ trong đất liền”
-“Không biết bao nhiêu người đến gánh và múc”
-“Không biết bao nhiêu là thuyền.
-“Trông chị Châu Hoà Mãn địu con,thấy……cho lũ con lành”
-Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh.
+”Vui như một cái bến….nhẹ hơn mọi cái chợ…”
-Sử dụng lượng từ không xác định:
+”bao nhiêu là thuyền,là người..”
-Sử dụng khéo léo các liên từ và điệp từ,ẩn dụ:
+”Thùng,cong và gánh…….về về “
=>Với nghệ thuật so sánh,ẩn dụ,điệp từ,lưọng từ,…..làm cho cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập.
=>Quang cảnh lao động và sinh hoạt vừa khẩn trương,tấp nập lại vừa thanh bình.
+Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh.Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người.Đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân-người đi tìm cái đẹp toàn bích và hài hoà.
+Tác giả tập trung miêu tả 3 nét cảnh nổi bật:toàn cảnh(bao quát),tả một hình ảnh nổi bật,một hình ảnh kết thúc.
=>Từ đó rút ra được một kinh nghiệm khi tả cảnh cần lựa chọn hình ảnh nổi bật.
HS: Đọc yêu cầu BT
HS:Thực hiện viết đoạn văn.
II.Phân tích:
 1. Nội dung :
 a.Cô Tô sau trận bão đi qua:
Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bo đi qua hiện lên tươi sáng , phong phú , độc đáo .
 HẾT TIẾT 103 :
 b.Cảnh Mặt trời mọc trên biển:
 Bức tranh bình minh trn biển rực rỡ , tráng lệ , đẹp đẽ .
 c . Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo:
Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô tươi vui , thanh bình yên ả , giản dị , hạnh phúc .
2. Nghệ thuật :
 - Khắc họa hình ảnh tinh tế , chính xc , độc đáo .
 -Sử dụng cc php so snh mới lạ v từ ngữ cĩ tính sng tạo .
III. Ý nghĩa :
 Bài văn cho thấy vẽ đẹp độc dáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này . Qua đó thấy được tình cảm yu quý của tc giả đối với mảh đất quê hương .
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
Em có suy nghĩ gì khi học qua văn bản Cô Tô ?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
+Đọc lại văn bản- đọc thuộc lòng đoạn 2, học phần ý nghĩa.
+Xem lại kiểu bài văn tả người,chuẩn bị thực hiện viết bài viết số 5.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Các thành phần chính của câu”
c. Bài sẽ trả: Hoán dụ
Thế nào là hoán dụ ? Tác dụng.
=>Bài văn giúp em hiểu biết và yêu mến một vùng đất của tổ quốc-quần đảo Cô Tô.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày…….tháng……năm 2013

File đính kèm:

  • docVAN 6 - TUAN 28.doc