Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 17

GV:Lời đối đáp của thái y lệnh là thế nào ? Phẩm chất gì được bộc lộ qua lời nói đó ?

GV:Giả sử em là thái y lệnh trước tình huống đó em giải quyết ra sao ?

GV:Việc làm của thái y lệnh giống câu nói nào của nhân dân ta về người thầy thuốc ?

+Thái y lệnh là người có bản lĩnh,trí tuệ,giàu lòng nhân hậu.Còn vua Trần Anh Vương là người như thế nào

GV:Gọi HS đọc đoạn từ:”Nói rồi,đi cứu .hết”.

GV:Thái độ của vua Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của thái y lệnh ?

GV:Khi nghe thái y lệnh trình bày thì thái độ vua thay đổi ra sao ?

GV:Qua sự thay đổi thái độ của vua em thấy vua nổi bật lên đức tính gì ?

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIÊU:
 Giúp HS nắm được yêu cầu nội dung của đề, biết cách làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường .
 1.1.Kiến thức:
 -Hướng dẫn HS xây dựng cho được phần dàn ý .
 - Biết cách kể một nội dung theo trình tự, theo mạch thời gian, kể được những kỉ niệm.
 -Nêu được suy nghĩ của bản thân .
 - Sử dụng đúng ngôi kể.
 1.2.Kỹ năng:
 -Rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu diễn đạt .
 -Nắm vững kiến thức bài .
 1.3. Thái độ:
	Hs có thái độ yêu thích thể loại văn kể chuyện đời thường và vận dụng có kết quả.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 giáo án, bài làm của học sinh.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem lại đề bài và lập dàn bài trước.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*Hoạt Động 1: Khởi động (5’)
 3.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 3.2.Kiểm tra bài cũ : Thông qua.
 Giới thiệu bài: Để thấy được những ưu khuyết điểm của bài làm .Ta tiến hành phân tích ,tìm hiểu yêu cầu nội dung của đề bài .
 3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Gợi ý các yêu cầu trả lời, nhận xét ưu khuyết điểm.
 b/ Các bước hoạt động:
*Hoạt Động 2: (15’)
 -GV: gọi HS đọc lại đề bài đã làm ” Hãy kể lại những thay đổi ở quê hương em”.
 -GV: Trước khi có đề văn bước đầu tiên ta làm gì ?
 -HS :tìm hiểu đề 
 -GV: Hãy tìm ý, và lập dàn ý cho đề bài trên ?
 ? Mở bài em định giới thiệu như thế nào ?
 ? Thân bài em dự định sẽ kể những điều gì ?
 ? Kết bài em sẻ kể việc kết thúc ,nêu suy nghĩ như thế nào ?
 Dàn Ý : ( tiết 49,50 tuần 13).
 *Hoạt Động 3: Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh. (20’)
 - GV ghi những lỗi sai của HS ,yêu cầu HS nhận xét sữa chữa .
 - GV giúp HS nhận ra ưu –khuyết điểm của bài làm .
 - GV nhắc nhở HS tránh lỗi lặp từ ,chấm câu ,cần dùng quan hệ từ ,viết hoa đúng lúc ,không nên dùng từ ngữ trong văn nói, diễn đạt phải có ý nghĩa .Viết câu phải có chủ ngữ, vị ngữ , các lỗi chính tả.
 - GV lưu ý HS kể việc phải theo một trình tự từ đầu đến hết ,câu chuyện cần có ý nghĩa .
 - GV phát bài cho Hs để cá em so sánh đối chiếu với dàn ý =>Rút ra ưu khuyết điểm bài làm của mình .
 -HS có quyền thắc mắc ,những yêu cầu chưa rõ
 - GV chọn đọc những bài khá giỏi tuyên dương. Riêng bài yếu động viên Hs phấn đấu hơn .
 - GV cho HS đọc điểm cập nhật vào sổ điểm cá nhân .
 ôKết quả :
Lớp /ss
Điểm
0 ð >3 
Điểm
3 ð >5
Điểm
5 ð >7
Điểm
7 ð >9
Điểm
9 ð 10
Trên 
Tb
Lớp
SS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6/5
32
0
0
5
15.6
20
62.5
7
21.9
0
0
27
84.4
6/6
33
0
0
7
21.2
14
42.4
12
36.4
0
0
26
78.8
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố:
 ? Muốn viết bài văn liền mạch ,diễn đạt hay chúng ta chú ý vấn đề gì ?
=>Phải lập ý ,xây dựng dàn ý ,dùng từ ,viết câu,diễn đạt ...
 4.2.Dặn Dò:
 a. Bài vừa học:
 -Xem lại phần lý thuyết của kiểu bài văn tự sự .
 -Rèn cách xây dựng dàn ý trước khi làm bài .
 -Đọc một số dàn ý tham khảo ,sách giáo khoa .
 b. Chuẩn bị bài mới:
 - Chuẩn bị văn bản: ” Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
 - Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
 - Kể lại được truyện, tìm bố cục.
 - Soạn theo phần câu hỏi trong sách giáo khoa.
 c. Bài sẽ trả: Không trả. 
Tuần : 17 Tiết : 65 Bài : 16
Ngày soạn:21/11/2012
THẦY THUỐC GIỎI 
 CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG 
 -Hồ Nguyên Trừng 
1.MỤC TIÊU :
 - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
 - Hiểu nét đặc sắc về tình huống gay cấn của truyện.
 - Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.
 1.1. Kiến thức:
 - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
 - Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
 - Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
 1.2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.
 - Phân tích được các sự việc thể hiện được y đức của vị Thái y lệnh trong truyện .
 - Kể lại được truyện. 
 1.3. Thái độ:
 Hs cảm nhận được Thái y không chỉ có tài mà cần có đức và suy nghĩ đến nghề y hôm nay.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định:
3.2.Kiểm tra: Thông qua
3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Đọc diễn cảm, đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp.
 b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc-hiểu văn bản (10’)
GV:Gọi HS đọc phần chú thích dâu(*)-sgk.
GV:Qua việc đọc em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hồ Nguyên Trừng ?
GV:Truyện được viết trong hoàn cảnh nào ?
GV:Hướng dẫn HS đọc 
(cần đọc với giọng chậm rãi rõ lời đối thoại của các nhân vật)
GV:Đọc mẫu một đoạn,HS đọc tiếp đến hết bài.
GV:Gọi HS tóm tắt nội dung truyện.
GV:Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn ?
GV:Nội dung chính của văn bản nói lên điều gì ?
*HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích ( 20’)
GV:Gọi HS đọc đoạn 1
GV:Thái y lệnh được tác giả giới thiệu như thế nào? (tên,tung tích,công đức)
GV:Qua cách giới thiệu đó,thái độ của tác giả như thế nào đối với thái y lệnh ?
GV:Thái lương y có những việc làm gì? Hành động gì khiến cho người đời trọng vọng ?
+Tìm những chi tiết,từ ngữ thể hiện việc làm đó ?
GV:Từ việc làm đó,em thấy thái ý lệnh là người như thế nào ?
GV:Trong các việc làm,việc làm nào có ý nghĩa thể hiện lòng nhân hậu của thầy thuốc
GV:Gọi HS đọc lại”Quan trung sứ tức giận nói…….tôi xin chịu tội”
GV:Lời nói của quan trung sứ có ý nghĩa gì ?
GV:Lời đối đáp của thái y lệnh là thế nào ? Phẩm chất gì được bộc lộ qua lời nói đó ?
GV:Giả sử em là thái y lệnh trước tình huống đó em giải quyết ra sao ?
GV:Việc làm của thái y lệnh giống câu nói nào của nhân dân ta về người thầy thuốc ?
+Thái y lệnh là người có bản lĩnh,trí tuệ,giàu lòng nhân hậu.Còn vua Trần Anh Vương là người như thế nào ?
GV:Gọi HS đọc đoạn từ:”Nói rồi,đi cứu…….hết”.
GV:Thái độ của vua Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của thái y lệnh ?
GV:Khi nghe thái y lệnh trình bày thì thái độ vua thay đổi ra sao ?
GV:Qua sự thay đổi thái độ của vua em thấy vua nổi bật lên đức tính gì ?
- Thái y lệnh đã xử sự như thế nào? Kết quả ra sao?
GV:Bình giảng phần hoàn cảnh xã hội phong kiến ở thế kỷ XV.
Gv: việc làm của Thái y lệnh cuối cùng nhận được kết quả ra sao?
- Đọc xong chuyện, tình huống nào khiến em hồi hộp nhất? Vì sao?
Ngoài ra, trong văn bản còn sử dụng các biện pháp tu từ nào nhằm làm nổi bật chủ đề truyện?
GV:Qua truyện tác giả ca ngợi ai? Vì sao?
GV:Qua truyện”Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì ?
GV:Học qua văn bản,em có suy nghĩ gì về tác giả ?
*HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập (5’)
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
Tích hợp KNS: thảo luận
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: Thực hiện củng cố từng phần ở các hoạt động.
4.2. Dặn dò: 
 a. Bài vừa học:
+Học thuộc phần ghi nhớ,đọc và kể được văn bản.
+Làm BT1(so sánh với phần đọc thêm thấy nội dung có gì giống và khác nhau)
 b. Chuẩn bị bài mới:
+Soạn bài: “Ôn tập Tiếng Việt” chuẩn bị thi học kỳ 1
-Dựa vào sơ đồ học thuộc phần ghi nhớ sgk đã học.
-Tìm ví du minh hoạ.
 c. Bài sẽ trả : Chỉ từ
+Chỉ từ là gì ? Cho ví dụ ?
+Chỉ từ có hoạt động như thế nào trong câu ?
HS:
-Hồ Nguyên Trừng(1374-1446)
-Con của Hồ Quý Ly
-Làm quan dưới triều nhà Hồ.
-Khi bị quân Minh bắt sang Trung Quốc.
-Ở đây ông viết Nam Ông Mộng Lục…
HS:Chú ý theo dõi.
HS:Đọc văn bản.
HS:Tóm tắt truyện.
HS:Văn bản được chia làm 3 phần(đoạn)
HS:Nêu gương sáng của một bậc lương y chân chính.
HS:Giới thiệu:cụ tổ,người họ phạm,huý là Bân,nghề y gia truyền giữ chức thái y.
-Sự tôn kính đối với thái y lệnh.
HS đọc lại đoạn” Ngài thường đem…..cứu sống hơn ngàn người; chữa bệnh cho người dân trước.”
Hs tìm.
+Thái y lệnh có tấm lòng thương người quảng đại,tài giỏi.
+Đi chữa trị cho người dân thường trước, rồi sau mới chữa bệnh cho người của nhà vua, dù có lệnh vua gọi.
HS đọc đoạn”Quan trung sứ tức giận nói……..tôi xin chịu tội”
HS:Nhằm nhắc nhở phận làm tôi.
+Thái y lệnh là người có bản lĩnh,trí tuệ,giàu lòng nhân hậu.
+Ta nên làm việc nghĩa,bất chấp những khó khăn.
HS:”Lương y như từ mẫu” “Cứu bệnh như cứu hoả”.
HS:Nhà vua lúc đầu quở trách,tức giận.
+Khi nghe thái y lệnh trình bày vua không những hết tức giận mà còn ca ngợi thái y lệnh.
+Vua Trần Anh Vương là một vị vua :vừa độ lượng biết người,biết việc, vừa thể hiện tình thương yêu và cảm thông với số phận của người dân.
Hs trả lời.
- Tình huống khi quan trung sứ đến truyền lệnh cho Thái y. vì: ở đây Thái y phải có sự lựa chọn giữa tính mệnh của mình với tính mệnh của người dân.
Hs trả lời.
+Ca ngợi bậc lương y họ phạm.
+Hết lòng giúp người bệnh,không vì danh lợi.
HS:tự nêu lên suy nghĩ của bản thân.
HS:Thảo luận-đại diện nhóm trả lời.
Hs thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Hs thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác Giả:
 Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), con trưởng của Hồ Quý Ly,quê ở làng Đại Lai,tỉnh Thanh Hoá,làm quan dưới triều nhà Hồ.
2.Tác phẩm:
a.Hoàn cảnh sáng tác:
Khi bị quân Minh bắt sang Trung Quốc. Ở đây ông viết Nam Ông Mộng Lục, sách này được lưu truyền.
b.Bố cục:
Văn bản được chia làm 3 phần:
P1:”Từ đầu…….trọng vọng”
=>Giới thiệu tung tích,chức vị công đức đã có của bậc lương y.
P2:”Tiếp…..ta mong mỏi”
=>Qua tình huống gây cấn nhằm bộc lộ phẩm chất cao quý của thái y lệnh.
P3:Phần còn lại.
=>Hạnh phúc của một bậc lương y theo quy luật nhân quả.
c.Đại ý:
Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
I I.PHÂN TÍCH:
1. Nội dung
 a .Thái Y lệnh họ Phạm:
 +Thái y lệnh là người có tấm lòng thương người quãng đại,tài giỏi.
+Thái y lệnh là người có bản lĩnh,trí tuệ,giàu lòng nhân hậu.
 + Thái y lệnh đã lấy tấm lòng chân thành để giải bày đều hơn lẽ thiệt từ đó đã thuyết phục được nhà vua.
 b. Hạnh phúc cuối cùng về việc làm của bậc lương y:
 kết thức truyện nói về con cháu Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông.
2.. Nghệ thuật:
 - Tạo nên tình huống truyện gay cấn.
 - Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.
I I I. Ý NGHĨA:
+ Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
+ Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sao.
IV.LUYỆN TẬP:
1.Bài Tập 2:
+Cách dịch thứ nhất chưa đầy đủ ý nghĩa,chỉ nhất mạnh ở tấm lòng là đủ.
+Cách dịch thứ hai:đầy đủ ý nghĩa hơn người thầy thuốc cần có đủ cả hai:tài và đức.
Tuần : 17 Tiết : 66 
 Ngày soạn: 21/11/2012 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1.MỤC TIÊU :
 - Củng cố những kiến thức đã học ở học kì 1 về Tiếng Việt.
 - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
 1.1. Kiến thức:
 Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
 1.2. Kỹ năng:
 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
 1.3. Thái độ:
	Hs nhận biết cấu tạo của từ, nghĩa của từ, các lỗi dùng từ, các loại từ loại và các cụm từ để các em tự hào vì sự phong phú của Tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án, bảng phụ.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3 .2.Kiểm tra: Hãy kể tên những từ loại mà em đã học và cho ví dụ ?
Giới thiệu bài: Để nắm lại hệ thống từ loại tiếng việt đã học từ đầu năm.Tiết này,chúng ta tiến hành ôn tập lại những gì đã học để chuẩn bị thi học kỳ 1.
 3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Vấn đáp ,tái hiện , gợi tìm .
 b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (25’)
*Củng cố lại khái niệm về cấu tạo từ.
GV:Treo lược đồ,yêu cầu HS quan sát và trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hoá về cấu tạo tư. 
GV:Như thế nào là từ đơn,từ phức ?
GV:Từ phức được chia làm mấy loại nhỏ,đó là những loại nào ?
GV:Hãy tìm ví dụ về từ đơn,từ phức,từ ghép,từ láy ?
*Nhớ lại cách giải nghĩa của từ và nghĩa của từ.
GV:Gọi HS quan sát lược đồ 2.
Nghĩa của từ là gì ?
GV:Như thế nào gọi là nghĩa gốc,nghĩa chuyển ?
*Phân biệt được từ Thuần Việt-từ Hán Việt.
GV:Gọi HS quan sát lược đồ 3.
Tại sao gọi là từ Thuần Việt-Từ hán Việt ?
GV:Vì sao phải vay mượn từ ?
GV:Chúng ta vay mượn từ của những tiếng nước nào ?
*HS nhận thấy được một số lỗi dùng từ.
GV:Gọi HS quan sát lược đồ 4.
Chúng ta biết được mấy lỗi dùng từ sai?
Gv: hãy nêu biện pháp khắc phục?
*Củng cố lại từ loại và cụm từ.
GV:Gọi HS quan sát lược đồ 5.
Nêu đặc điểm của danh từ ?
GV:Danh từ tiếng việt được chia làm mấy loại lớn ?
GV:Các danh từ đơn vị,sự vật được phân ra như thế nào ?
GV:Như thế nào gọi là cụm danh từ?Mô hình của cụm danh từ được chia làm mấy phần ? Phần nào bắt buộc phải có mặt ?
GV:Hãy nêu đặc điểm của động từ ?
GV:Động từ tiếng việt được chia làm mấy loại? 
GV:Cụm động từ là gì ? mô hình của cụm động từ có cấu tạo như thế nào ?
GV:Nêu khái niệm của tính từ,đặc điểm của nó 
GV:Tính từ tiếng việt được chia làm mấy loại ? kể ra ?
GV:Hãy tìm ví dụ minh hoạ.
GV:Cụm tính từ là gì Mô hình cụm tính từ có cấu tạo như thế nào ?
GV:Mô hình cấu tạo của cụm tính từ gồm mấy phần ?
GV: Số từ là gì ?
GV:Như thế nào gọi là lượng từ ?
GV:Chỉ từ là gì ? Tìm một vài chỉ từ mà em biết.
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. (10’)
GV:Phân loại các từ sau đây theo sơ đồ phân loại(1)(2)(3)
Nhân dân,lấp lánh,vài
GV:Có bạn học sinh phân loại các cụm DT, cụm ĐT, cụm TT như sau ………………..bạn ấy sai hay đúng, hãy sửa lại giúp bạn.
GV:Hãy phát triển các cụm DT,ĐT,TT sau thành câu.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
Nêu đặc điểm của DT,ĐT,TT?Cho ví dụ minh hoạ.
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
+Học lại toàn bộ kiến thức đã ôn, xem lại phần bài tập để chuẩn bị thi học kỳ 1.
+Xem lại các nội dung văn bản,tập làm văn kể chuyện đời thường.
 b. Chuẩn bị bài mới : Hoạt động ngữ văn : Thi kể chuyện
Mỗi học sinh chuẩn bị một câu chuyện để kể.
c. Bài sẽ trả : Ôn tập truyện dân gian
Em thích nhất thể loại truyện dân gian nào đã học ? Vì sao ?
+Từ chỉ có một tiếng là từ đơn.
+Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
+Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.
+Còn từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
HS:Tìm ví dụ.
+Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất,hoạt động,quan hệ…)mà từ biểu thị.
+Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu.
+Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
+Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
+Từ mượn là những từ vay mượn của những tiếng nước ngoài.
+Vì từ Thuần Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị nên phải vay mượn..
+Vay mượn từ các nước Anh,Pháp, Nga…….
+Lỗi lặp từ.
+Lẫn lộn các từ gần âm.
+Dùng từ không đúng nghĩa
+Danh từ là những từ chỉ người,vật,hiện tượng,khái niệm….
+Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng đứng trước, các từ này, ấy, đó ,….ở phía sau để tạo thành cụm từ.
+DT làm chủ ngữ,khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước DT.
+DT được chia thành hai loại lớn:
-DT đơn vị và DT sự vật.
Hs trả lời.
+Cụm DT là tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
+Mô hình cụm DT gồm 3 phần:phần trước,trung tâm,phần sau.Phần trung tâm là bắt buộc phải có mặt.
+Động từ là những từ chỉ hành động,trạng thái của sự vật.
+Động từ có thể kết hợp với các từ: đã,đang,sẽ,vẫn….để tạo thành cụm ĐT.
+ĐT thường làm vị ngữ.Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với các từ : đã, đang, sẽ..
+ĐT chia làm 2 loại:
-ĐT tình thái.
-ĐT chỉ hành động trạng thái.
+Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
+Mô hình cụm ĐT gồm 3 phần.
+Tính từ là những từ chỉ đặc điểm,tính chất của sự vật,hành động,trạng thái.
+Tính từ có thể kết hợp với các từ:đã, đang, sẽ, cũng,vẫn….để tạo thành cụm TT.
+Tính từ­ kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ còn hạn chế hơn động từ.
+TT làm vị ngữ,tuy vậy khả năng làm vị ngữ còn hạn chế hơn động từ.
+TT chia làm 2 loại:
-TT chỉ đặc điểm tương đối(kết hợp với các từ chỉ mức độ)
-Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối(không kết hợp với các từ chỉ mức độ)
VD:tính từ:đẹp,xấu,xanh,đỏ
VD:Tính từ làm chủ ngữ
Khiêm tốn//là đức tính của bạn ấy.
(tt)-CN
+Cụm TT là tổ hợp từ do TT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
+Mô hình cấu tạo của cụm TT gồm 3 phần.:phần trước,trung tâm,phần sau.
VD: rất siêng năng ; Còn ồn ào
+Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.Khi biểu thị số lượng của sự vật,số từ thường đứng trước danh từ.Khi biểu thị số thứ tự số từ đứng sau danh từ.
+Lượng từ là chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
+Chỉ từ là những từ dùng để chỉ trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
VD:này,nọ,kia,đó…
+Cụm DT:
những bàn chân
cười như nắc nẻ
đồng không mông quạnh
+Cụm ĐT:
đổi thành tiền
xanh biếc màu xanh
tay làm hàm nhai
+Cụm TT:
buồn nẫu ruột
trận mưa rào
xanh vỏ đỏ lòng.
xanh biếc màu xanh
đánh nhanh diệt gọn
=>Danh từ là những từ chỉ người,vật,hiện tượng,khái niệm…….
=>Động từ là những từ chỉ hành động,trạng thái…
=>Tính từ là những từ chỉ đặc điểm,tính chất của sự vật,hành động,trạng thái..
1.CẤU TẠO TỪ:
Sơ Đồ:
Cấu tạo từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
+Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn.
VD:ăn,ngủ
+Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
+ Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
VD: quần áo
 Ngoan ngoãn
2.NGHĨA CỦA TỪ:
Nghĩa của từ
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
+Nghĩa của từ là nội dung(sự vật,tính chất,hoạt động,quan hệ…)mà từ biểu thị.
+Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu.
+Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
VD:đầu:là bộ phận trên của con người(nghĩa gốc)
-đầu cầu,đầu đường(nghĩa chuyển)
3.PHÂN LOẠI TỪ THEO NGUỒN GỐC:
Phân loại từ theo nguồn gốc
Từ thuần Việt
Từ mượn
Từ mượn tiếng Hán
Từ mượn các nguồn gốc khác
Từ gốc Hán
Từ Hán Việt
+Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
VD:chạy,ăn…
+Từ mượn là những từ vay mượn của những tiếng nước ngoài.
4.LỖI DÙNG TỪ:
Lỗi dùng từ
Lặp từ
Lẫn lộn các từ gần âm
Dùng từ không đúng nghĩa
5.TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ:
a.Danh Từ:
Danh từ 
Danh từ chung
Danh từ riêng
+Danh từ là những từ chỉ người,vật,hiện tượng,khái niệm..
*Cụm Danh từ:
Mô hình cụm Danh từ.
Phần trước
Trung tâm
Phần sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2
b.Động từ:
Động từ
Động từ tình thái
Động từ chỉ hoạt động, trạng thái
*Cụm Động từ:
Mô hình cụm ĐT:
Phần Trước
Trung Tâm
Phần Sau
Đang
đọc
sách
c.Tính Từ:
Tính từ
TTCĐĐ
tương đối
TTCĐĐ
tuyệt đối
+ Tính từ là những từ chỉ đặc điểm,tính chất của sự vật,hành động,trạng thái.
+Tính từ có thể kết hợp với cáctừ:đã,đang,sẽ,cũng,vẫn….để tạo thành cụm TT.
+Tính từ­ kết hợp với các từ:hãy,đừng,chớ còn hạn chế hơn động từ.
+TT làm vị ngữ,tuy vậy khả năng làm vị ngữ còn hạn chế hơn động từ.
+TT chia làm 2 loại:
-TT chỉ đặc điểm tương đối(kết hợp với các từ chỉ mức độ)
-Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối(không kết hợp với các từ chỉ mức độ)
*Mô hình cụm tính từ:
Phần trước
Trung Tâm
Phần sau
Rất
còn
Siêng năng
On ào
d.Số từ-Lượng từ-Chỉ từ:
+Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.Khi biểu thị số lượng của sự vật,số từ thường đứng trước danh từ.Khi biểu thị số thứ tự số từ đứng sau danh từ.
+Lượng từ là chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
+Chỉ từ là những từ dùng để chỉ trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
LUYỆN TẬP:
1.Phân loại từ theo sơ đồ đã học:
+Nhân dân: từ phức (từ ghép), từ mượn (tiếng Hán);DT chung.
+Lấp lánh:từ phức(từ láy), tính từ
+Vài:từ đơn;từ thuần việt;lượng từ.
2.Chữa Lại Các Cụm DT,ĐT,TT:
+Cụm DT:
những bàn chân
trận mưa rào
+Cụm ĐT:
tay làm hàm nhai
đổi thành tiền
+Cụm TT:
xanh vỏ đỏ lòng
xanh biếc màu xanh
đồng không mông quạnh
3.Phát triển cụm từ sau thành câu:
Chúng ta 

File đính kèm:

  • docVAN 6_TUAN 17.doc
Giáo án liên quan