Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Thị Thuấn

HS: Cuộc sống thanh bình, thịnh vượng của triều đại thời Lê

- Hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm.

GV: Chi tiết khẳng định chiến tranh kết thúc, đất nước trở lại thanh bình. Dân tộc ta là dân tộc yêu hòa bình. Giờ đấy thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống xây dựng đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.

 Con người Việt Nam vốn là con người hiền lành, chất phát, yêu lao động nhưng khi đất nước lâm nguy thì những con người ấy sẵn sàng xả thân vì đất nước: Rũ bùn dứng dậy sáng lòa. Đất nước thanh bình, cũng chính những con người ấy: Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

GV: Địa điểm mượn gươm và trả gươm có cùng một chỗ không? Tại sao như vậy, ý nghĩa của chi tiết này?

 

doc491 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Thị Thuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình.
Thời gian: 1 ph
¯ Gtb: tgt
¯Tiến trình các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện viết chính tả.
- Mục tiêu: Luyện viết chính tả về phụ âm đầu, vần, thanh.
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện.
- Thời gian: 38 ph
GV: Chia lớp thành ba nhóm
 Giao phiếu bài tập cho từng nhóm
Hướng dẫn HS làm bài tập: viết đúng các phụ âm đầu, vần hoặc thanh điệu.
HS: Làm bài tập theo nhóm.
GV: Cho HS trao đổi bài để chấm.
- Mời đại diện từng nhóm lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
GV: treo bảng phụ
Cho HS đọc bài tập, xác định yêu cầu
HS: lựa chọn phụ âm đầu để điền chính xác vào chỗ chấm.
- Nhận xét, bổ sung.
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 3. Gọi HS đọc bài tập, xác định yêu cầu.
HS: lên bảng làm bài tập .
 Cả lớp nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét
GV: Cho HS thi điền nhanh
HS: nhận xét, bổ sung.
GV: Cho HS lên bảng xác định những lỗi sai, sau đó gọi HS lên chữa.
HS: nhận xét, sửa chữa
Tiết 2:
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trình bày, biểu diễn văn học dân gian địa phương
- Mục tiêu: Biết biểu diễn, trình bày một số trò chơi và văn bản dân gian địa phương.
- Phương pháp: Thuyết trình kiểu thuật chuyện, đóng vai.
- Thời gian: 43 ph
GV: Em đã sưu tầm được những câu chuyện dân gian nào?
- Hãy kể những câu chuyện dân gian mà nhóm em đã sưu tầm được
HS: Kể 
 Chú ý cần trình bày qua giọng điệu, và diễn xuất.
GV: Hãy cho biết nguồn gốc của các văn bản mà các em đã sưu tầm được.
Kể truyện dân gian địa phương, sau đó giới thiệu tính chất địa phương của truyện.
- Giới thiệu hoặc biểu diễn trò chơi dân gian mà em yêu thích.
HS: Hát, ngâm thơ, hoặc biểu diễn trò chơi dân gian.
Tổng kết, đánh giá phần văn học địa phương.
GV: Nhận xét, tổng kết
 Thu tài liệu HS đã sưu tầm được.
I - Bài tập rèn viết chính tả:
Bài tập 1:
Nhóm 1: Điền tr/ ch; l/n vào chỗ trống:
-…ái cây, …ờ đợi, …uyển chỗ, …ải qua, …ôi chảy, …ơ trụi, nói …uyện, chương …ình, …ẻ tre.
-…ạc hậu, nói …iều, gian …an, …ét na, …ương thiện, ruộng …ương, …ỗ chỗ, lén …út, bếp …úc, …ỡ làng.
Nhóm 2: Điền s/x; r/d/gi vào chỗ trống:
 -…ấp ngửa, sản …uất, …ơ sài, bổ …ung, …ung kích, …ua đuổi, cái …ẻng, …uất hiện, chim …áo, …âu bọ.
-…ũ rượi, …ắc rối, …ảm giá, giáo …ục, rung …inh, rùng …ợn, …ang sơn, rau …iếp, …ao kéo, …áo mác.
 Nhóm 3: Lựa chọn từ điền vào chỗ trống:
vây, dây, giây
….cá, sợi …., …điện, …cánh, …dưa, …phút, bao …
viết, giết, diết
 …. giặc, da …, … văn, chữ …, …. chết.
vẻ, dẻ, giẻ
 hạt…, da …, …vang, văn…., ….lau, mảnh …, …. đẹp, … rách.
Bài tập 2
 Chọn s hoặc x để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
 Bầu trời …ám xịt như sà xuống …át mặt đất. …ấm rền vang, chớp loé ..áng rạch …é cả không gian. Cây …ung già trước cửa …ổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành …ơ …ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông …ầm …ập đổ, gõ lên mái tôn loảng…oảng.
Bài tập3:
 Điền từ thích hợp có vần uôc hoặc uôt vào chỗ trống:
 thắt lưng … bụng; …miệng nói ra; cùng một …; con bạch ….; thẳng đuồn …; quả dưa …; bị …. Rút; trắng …; con chẫu …
Bài tập 4:
 viết hỏi hay ngã ở những chữ in nghiêng:
 ve tranh; biêu quyết; dè biu, bủn run; dai dăng; hương thụ; tương tượng;ngày giô, lô mang; cổ lô; ngâm nghi;..
Bài tập 5:
 Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau:
-Tía đã nhiều lần căn dặng rằn không được kiêu căn.
-Một cây che chắng ngan đường chẳn cho ai vô dừng chặc cây đốn gỗ.
-Có đau thì cắng răng mà chụi nghen.
II- Văn bản dân gian địa phương.
Ï Hướng dẫn học ở nhà: (2ph)
 Xem trước bài kiểm tra học kì để chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra học kì I
Rút kinh nghiệm: …………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
³³³³³³³³³³³³³
Ngày soạn: 20/12/2013
Tiết 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nhận biết rõ ưu, nhược trong bài làm của bản thân.
- Biết cách sửa chữa các lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
- Rèn luyện kĩ năng độc lập suy nghĩ, phát hiện và chữa hoàn thiện bài làm của mình.
Chuẩn bị:
 GV: Bài chấm xong
 HS: đọc, phát hiện lỗi sai, tìm cách chữa.
 C- Phương pháp
 Nghiên cứu, gợi tìm, phát hiện.
 D-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy & học:
Ổn định: (1ph)
Kiểm tra: (1ph)
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: thuyết trình.
Thời gian: 1ph
¯ Gtb: tgt.
¯Tiến hành trả bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 2: Nhận xét chung
- Mục tiêu: Giúp HS nhận ra những ưu, nhược trong bài làm của mình.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 5 ph
GV: nhận xét chung về bài làm của HS.
õ Ưu điểm: Nhìn chung bài làm các em nắm được yêu cầu của đề, biết cách trình bày khi làm bài. Phần bài viết Tập làm văn hiểu được yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng; nhiều đoạn văn có kết cấu mạch lạc, từ ngữ phong phú.
õ Nhược điểm: Nhiều em chữ viết còn cẩu thả, các em chưa tận dụng hết thời gian để làm bài, nên bài viết chưa thật sự sâu sắc. Có nhiều bài văn viết còn hời hợt, thiếu tính liên kết. Dùng từ còn lặp nhiều
õ Công bố kết quả kiểm tra, tỉ lệ
KẾT QUẢ KIỂM TRA
ĐIỂM TỔNG HỢP
LỚP
6B
SĨ SỐ
36
1- 1,9
SL
%
2- 3,4
SL
%
3,5- 4,9
SL
%
5- 6,4
SL
%
6,5- 7,9
SL
%
8-10
SL
%
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa bài.
- Mục tiêu: HS phát hiện , nêu lỗi sai và trình bày cách sửa chữa.
- Phương pháp: Động não, hoạt động tri giác ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 35 ph
GV: Gọi HS đọc câu hỏi 1
HS: xác định yêu cầu của đề.
Trình bày cách làm bài
Gọi một số HS nhận xét
1 HS lên bảng chữa bài
GV: nhận xét, bổ sung
GV: Tương tự, gọi HS đọc câu hỏi 2, 3 
Cho HS xác định yêu cầu của đề 
Trình bày cách làm bài.
HS nhận xét
HS lên bảng chữa bài.
Cả lớp nhận xét, bổ sung
GV: Cho HS xác định yêu cầu của bài Tập làm văn
- Gọi HS lên bảng tìm ý, lập dàn ý
-GV hướng dẫn HS chữa một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, viết câu, chuyển đoạn…
- HS tự chữa, nhận xét
¯Tổng kết:
GV: rút kinh nghiệm chung về các phương pháp, biện pháp học tập và làm bài môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, chuẩn bị cho HK II 
HS: Nêu những thắc mắc, yêu cầu, đề nghị.
I - Nhận xét chung:
Chữa bài:
Câu 1: (2điểm)
a) (1điểm) HS xác định văn bản Thạnh Sanh và Em bé thông minh thuộc thể loại truyện cổ tích.
b) (1điểm) Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh”:
 - Truyện đề cao trí khôn, kinh nghiệm đời sống dân gian.
 - Tạo ra tiếng cười.
Câu 2: (3điểm)
a. HS xấc định đúng từ ghép và từ láy. (1điểm)
 - Từ ghép: học hành, cây cỏ, mong muốn.
 - Từ láy: lấp lánh, lao xao, róc rách.
b. – Hs viết được đoạn văn dảm bảo nội dung số câu quy định, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, dùng từ (1điểm)
 - Có sử dụng các từ: học hành, mong muốn trong đoạn văn một cách hợp lý. (1điểm)
Câu 3: (5điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
 - Viết đúng thể loại văn tự sự. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạt, có sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm:….
 - Bài viết có bố cục 3 phần: rõ ràng, hợp lý, đúng trình tự của văn tự sự
 - Bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp.
b. Kể lại truyện “Thạch Sanh” trong vai của nhân vật Thạch Sanh. Ngôi kể: ngôi thứ nhất, đủ các sự kiện chính của truyện. 
 - Lời kể sáng tạo khéo léo thay đổi một vài chi tiết, tránh viết nguyên lại truyện như trong sách giáo khoa.
III- Đọc bài văn khá nhất
Ï Hướng dẫn học ở nhà: (4ph)
 Chuẩn bị cho học kì II
- Sách, vở: sách Ngữ văn tập II
- Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên.
GV: Hướng dẫn HS
+ Tìm hiểu về nhà văn Tô Hoài: Năm sinh, quê quán, những tác phẩm của ông.
+ Đọc tác phẩm, chú ý giọng của Dế Mèn: trịch thượng; tóm tắt văn bản.
+ Tìm hiểu bố cục của văn bản: có mấy phần.
+ Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, tính cách của nhân vật Dế Mèn.
+ Qua những chi tiết đó cho thấy Dế Mèn là một nhân vật như thế nào? Em có nhận xét gì?
+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn?
+ Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, tính cách của nhân vật Dế Choắt?
+ Thái độ của Mèn đối với Choắt ra sao? 
+ Bài học đường đời đầu tiên Mèn đã rút ra cho mình đó là gì?
+ Em học tập được gì về cách miêu tả tâm lí nhân vật?
Rút kinh nghiệm: …………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
 HỌC KÌ II
TUẦN 20
 Ngày soạn: 27/ 12/2013
Tiết73-74: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí) (Tô Hoài)
A-Mục tiêu cần đạt:
 1- Kiến thức:
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
 - Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
 - Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
 2- Kĩ năng:
 - Văn bản truyên hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
 - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
 - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
 3- Thái độ:
 Sống hiền lành và biết suy nghĩ chín chắn khi làm việc. 
 B- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trong người khác.
 - Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
 C-Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh hoạ SGK, tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, chân dung nhà văn Tô Hoài, phiếu học tập.
 HS: Đọc, soạn bài theo hướng dẫn của GV và định hướng của SGK.
D- Phương pháp :
 Đọc sáng tạo, hợp tác, phân tích, vấn đáp gợi tìm, bình giảng, khai thác kênh hình.
 E-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy & học:
Ổn định: (1ph)
Kiểm tra: (2ph)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: sách, vở, kiểm tra bảng tóm tắt tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý của HS
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 ph
GV cho HS quan sát chân dung nhà văn Tô Hoài và cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí
Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài được hàng triệu người đọc và mọi lứa tuổi yêu thích. Nhưng Dế mèn là ai? Chân dung và tính nết độc đáo của nhân vật này như thế nào? Đó chính là nội dung của bài học đầu tiên của kì II, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu
¯Tiến trình các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Mục tiêu: Nắm được tác giả, tác phẩm, đọc văn bản, hiểu chú thích, bố cục
- Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 13 ph
GV: Gọi HS đọc chú thích *
- Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài?
HS: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen (1920) quê ở Hà Nội. Ông lấy bút danh từ chữ cái đầu của con sông Tô Lịch- huyện Hoài Đức. Ông là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, có khối lượng tác phẩm đồ sộ (150): 
 -Một số truyện cho thiếu nhi:
Võ sĩ Bọ Ngựa, Đàn chim gáy, Chú bồ nông ở Sa-mác-can, Cá đi ăn thề.
 Ngoài ra tác giả còn viết nhiều truyện cho người lớn về đề tài miền núi và Hà nội: Vợ chồng Aphủ, Miền Tây, Người ven thành, Cát bụi chân ai…
GV: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được trích trong tác phẩm nào? Biện pháp nghệ thuật chủ đạo của tác phẩm này là gì?
HS: 
 - Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được trích trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí. Đây là một tác phẩm đặc sắc của Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi được in lần đầu vào năm 1941. Biện pháp nghệ thuật chủ đạo là tưởng tượng và nhân hoá.
GV: Hướng dẫn HS đọc: giọng rõ ràng, truyền cảm. Chú ý thay đổi ngữ điệu phù hợp với nhân vật:
+ Dế Mèn: trịch thượng
+ Dế choắt: yếu ớt
+ Chị Cốc: tức giận
HS: đọc và nhận xét
 Đọc và giải thích một số từ khó:
­ Vũ: vỗ cánh.
­ Trịch thượng: ra vẻ bề trên, khinh thường người khác.
­ Cạnh khoé: Không nói thẳng mà nói ám chỉ nhằm châm chọc, xoi mói.
­ Hủn hoẳn: rất ngắn, ngắn đến nổi khó coi, ngắn củn cỡn.
GV: Theo em văn bản trên được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
HS: Có thể chia thành hai phần:
§ Phần 1: Từ đầu đến đứng đầu thiên hạ rồi.
 Vẻ đẹp hình thể và tính cách của Dế Mèn.
§ Phần còn lại 
 Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
GV: Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi kể thứ mấy? Cách lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
HS: Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, ngôi thứ nhất. 
 Cách lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng: 
- Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá.
- Làm cho câu chuyện trở nên thân mật, gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc.
GV: Gọi 2HS kể tóm tắt truyện
HS: nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn; Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt.
- Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, nêu và giải quyết vấn đề, khai thác kênh hình.
- Thời gian: 28 ph
 Tiết 1: 
GV: Gọi HS đọc: Từ đầu đến đứng đầu thiên hạ.
GV: Treo tranh Dế Mèn.
- Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn?
HS: 
— Hình dáng: 
- Đôi càng mẫm bóng
- Vuốt cứng, nhọn hoắt
- Đôi cánh dài tận chấm đuôi
- Cả người là một màu nâu bóng mỡ
- Đầu to, nổi từng tảng
- Răng đen nhánh
- Râu dài, uốn cong
— Hành động:
- Đạp phanh phách
- Nhai ngoàm ngoạm.
- Vuốt râu
- Đi đứng oai vệ, làm điệu…
- Cà khịa với các chị hàng xóm.
- Quát chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.
GV: Tác giả thành công trong việc sử dụng những biện pháp tư từ nào khi miêu tả Dế Mèn?
HS: Sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh độc đáo, gợi tả với những từ ngữ giàu hình ảnh; dùng nhiều động từ (đạp, vũ, nhai), tính từ ( mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh). Miêu tả từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn, gắn miêu tả hình dáng với hành động làm cho hình ảnh Dế Mèn sống động rõ nét: Là chàng dế thanh niên cường tráng, đẹp khỏe mạnh, đầy sức sống, tự tin, yêu đời và hấp dẫn.
GV: Qua cách miêu tả, em thấy Dế Mèn hiện ra như thế nào? Em có cảm tình gì với chú?
HS: Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống lại chăm chỉ luyện tập, biết lo xa, tuổi trẻ sôi nổi (đáng yêu)
GV: Bên cạnh hình dáng khoẻ mạnh, đẹp, tính cách của Dế Mèn như thế nào?
HS:
 - Mèn yêu đời, tự tin nhưng tính hung hăng, khinh thường và ngạo mạn đối với mọi người
 - Kiêu căng, tụ phụ, không coi ai ra gì, thích ra oai với kẻ yếu
Câu hỏi củng cố tiết 1:
GV: Cho HS thảo luận:
- Qua hình dáng, tính cách của Dế mèn, em thấy Mèn đẹp ở điểm nào và đáng trách ở điểm nào?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Đây là đoạn văn độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác. Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động. Không phải là một con dế mèn mà là một chàng Dế cường tráng. trẻ trung, đầy sức sống. Đồng thời cho thấy vẻ chưa đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết, nhận thức, hành động của một chàng dế thanh niên ở tuổi mới lớn.
.
Tiết 2: (30ph)
GV: Gọi HS đọc đoạn tiếp theo
- Đoạn truyện này có những sự việc chính nào?
HS: Có 3 sự việc:
- Dế Mèn coi thường Dế Choắt.
- Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
- Sự ân hận của Dế Mèn
GV: Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng và tính nết của Dế Choắt?
HS: Hình ảnh Dế Choắt:
- Gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
- Cánh ngắn củn đến giữa lưng.
- Đôi càng bè bè nặng nề
- Râu ria cụt một mẩu.
- Mặt mũi thì ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
- Tính nết thì ăn xổi ở thì.
GV: Qua những chi tiết miêu tả, em thấy Choắt là một chú dế như thế nào?
HS: Choắt là một chú dế đáng thương
 GV: Mèn đối xử với Choắt ra sao? Em có nhận xét gì về thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ của Mèn đối với Choắt?
HS: 
- Đặt tên cho bạn mình là Choắt (coi thường); gọi bằng chú mày 
- Khi Dế Choắt yêu cầu giúp đỡ thì xì một hơi rõ dài, lớn tiếng mắng Dế choắt.
 -Coi thường, trịch thượng, không quan tâm giúp đỡ
- Trong con mắt của Mèn, Dế Choắt chỉ là kẻ yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.
GV: Theo em, vì sao Dế mèn lại trêu chị Cốc?
HS: Mèn trêu chị Cốc vì muốn ra oai với Dế Choắt.
GV: Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Mèn khi trêu chị Cốc? (Khi rủ Choắt, khi trêu, trêu xong, khi Choắt bị chị Cốc mổ)
HS: Mèn vô cớ trêu chị Cốc.
­ Lúc đầu: Khi rủ Choắt trêu chị Cốc, Choắt từ chối thì Mèn quắt mắt với Choắt, mắng Choắt, cất giọng hát véo von. Mèn đã gây sự bằng một câu hát.
=> Có thái độ huyênh hoang, tự đắc, ngạo mạn.
­ Trêu xong: chui tọt vào hang trốn, nghĩ bụng thú vị.
­Khi Choắt bị Cốc mổ: nấp tận đáy đất mà cũng khiếp, sợ hãi, nằm im thin thít.
­ Sau khi chị Cốc bay đi mới mon men bò lên, dám ra khỏi hang.
=> Sợ hãi, hèn nhát, hoảng sợ
GV: Em có nhận xét gì về việc làm của Mèn?
HS: Đó là việc làm ngông cuồng, xấc xược, không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng.
GV: Trò đùa nghịch đó dẫn đến hậu quả như thế nào?Thái độ của Mèn thay đổi ra sao sau cái chết của Choắt?
HS: 
- Dế Choắt bị chị Cốc mổ đến chết
- Mèn hỏi, hốt hoảng, nâng đầu.
- Than, chôn Choắt ở vùng cỏ lùm tum, đắp mộ, đứng lặng nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
=> Ân hận
GV: Bài học đường đời đầu tiên mà Mèn đã rút ra đó là gì?
HS: Không nên hung hăng, kiêu ngạo, thiếu suy nghĩ chín chắn. Nếu không sẽ làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời.
- Phải biết sống đoàn kết, giúp đỡ mọi người.
Đây là bài học về tình thân ái.
GV: Việc để Choắt nói với Mèn về bài học đường đời đầu tiên có ý nghĩa gì?
HS: Choắt nói với Mèn làm cho bài học càng thêm sâu sắc, thấm thía (Vì Mèn coi thường Choắt).
GV: Sự ăn năn hối lỗi của Mèn có cần thiết không? Có thể tha thứ được không?
HS: Sự ăn năn hối lỗi là cần thiết.
 Chúng ta có thể tha thứ cho Mèn vì tình cảm của Mèn rất chân thành.
GV: Ý nghĩa của văn bản?
HS: Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời
GV: Em thử hình dung tâm trạng của Mèn. Theo em thì Mèn đáng yêu hay đáng ghét?
HS: Mèn cay đắng vì lỗi lầm, xót thương Dế Choắt; nghĩ đến việc thay đổi cách sống.
 Tuy có nhiều điểm đáng trách song Mèn đã ý thức về lỗi lầm, chắc chắn Mèn sẽ trở thành chú dế tốt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống những kiến thức đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, tổng hợp.
- Thời gian: 5 ph
GV: Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
HS: Cách miêu tả loài vật rất sinh động, ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh.
 Kể chuyện ở ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.
 Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, so sánh, dùng một số động từ, tính từ, từ láy.
 Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
GV: Nội dung của truyện?
HS: 
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi.
- Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc nên gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi tìm.
- Thời gian: 8 ph
GV: hướng dẫn HS làm bài tập
- Từ câu chuyện của Dế Mèn, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
HS: 
- Phải biết suy nghĩ chín chắn trước khi làm bất cứ việc gì.
- Biết thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn.
- Phải sống đoàn kết, gắn bó với nhau…
GV:Em hãy viết một đoạn văn 4-6 câu nói về tâm trạng của Mèn khi đứng trước nấm mồ Dế Choắt.
HS: làm việc cá nhân.
Hoạt động 5: Hoạt động tiếp nối.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, định hướng cho HS chuẩn bị bài mới.
- Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, thuyết trình gợi mở.
- Thời gian: 2 ph
GV: Dặn HS về nhà học bài cũ.
 Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: Sông nước Cà Mau:
- 
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
a) Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn sen (1920)
Quê Hà Nội.
b) Tác phẩm:
- Trích Dế Mèn phiêu lưu kí.
2- Đọc và hiểu chú thích:
a) Đọc:
b)Hiểu chú thích:
3- Bố cục:
4- Tóm tắt truyện:
II- Tìm hiểu văn bản:
1- Hình ảnh Dế Mèn:
a) Hình dáng:
- Càng: mẫm bóng
-Vuốt: cứng, nhọn hoắt
-Cánh: dài tận chấm đuôi
- Đầu: to, nổi từng tảng
- Răng: đen nhánh
- Râu: dài, uốn cong
b) Hành động:
- Đạp phanh phách
- Nhai ngoàm ngoạm
- Vuốt râu.
- Cà khịa với các chị hàng xóm
- Quát mấy chị Cào Cào.
- Đá anh Gọng Vó
-Phép nhân hóa, so sánh
=> Dế Mèn có vẻ đẹp 

File đính kèm:

  • docNGU VAN 6 CA NAM.doc