Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì II

- Kể câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp 1950.

 - Hai khổ đầu và cả ở phần sau đã làm rõ hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện.

 + Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch, trời mưa lâm thâm và lạnh.

 + Thời gian: một đêm khuya từ lúc anh đội viên thức dậy lần đầu cho đến lúc anh thức dậy lần thứ 3 để rồi thức luôn cùng Bác.

 + Địa điểm: trong một mái lều tranh xơ xác, nơi trú tạm của bộ đội qua đêm.

 - Bài thơ có 2 nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (chiến sĩ) nhân vật trung tâm là Bác Hồ được hiểu qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. Lời kể, tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của anh đội viên. Bằng sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện bài thơ đã làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, có tính khách quan lại vừa đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ.

 (?)2. SGK.

 - HS trả lời.

 - Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên:

 + Lần đầu thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên -> xúc động khi hiểu Bác ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ.

 + Niềm xúc động càng lớn khi anh được chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng mơ màng vừa lớn lao, vĩ đại nhưng lại hết sức gần gũi, ấm hơn cả ngọn lửa hồng

 + Trong sự xúc động cao độ anh đội viên “thổn thức cả nỗi lòng” và thốt lên những câu hỏi thầm thì đầy tin yêu và lo lắng với Bác. (“Bác có lạnh lắm không?” Anh tha thiết mời Bác đi nghĩ. Anh nằm không yên vì nổi lo cho sức khỏe của Bác.

 + Câu chuyện chưa đến “đỉnh điểm” khi lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng anh chiến sĩ vẫn thấy Bác “ngồi đinh ninh”. Sự lo lắng ở anh đã trở thành sự hốt hoảng thật sự và nếu ở trên anh chỉ dám “thầm thì hỏi nhỏ” thì bây giờ anh hết sức năn nỉ “vội vàng nằng nặc” mời Bác đi nghĩ.

 Câu thơ thể hiện sự thiết tha. “Mời Bác ngủ Bác ơi!” được nhắc lại “Bác ơi! Mời Bác ngủ!”.

 + Đến đây thì câu trả lời của Bác “Bác ngủ không an lòng . Bác thương đoàn dân công” đã làm cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa, thấm thía tấm lòng mênh mông của Bác với ND. Được tiếp cận được thấu hiểu tình thương và đạo đức cao cả ấy của Bác anh chiến sĩ đã lớn lên thêm về tâm hồn tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao. Bởi thế nên:

 Lòng sung sướng mênh mông

 Anh thức luôn cùng Bác.

 - Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể và chân thực tình cảm của anh, cũng là tình cảm chung của bộ đội và ND đối với Bác. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương sự chăm sóc của Bác Hồ là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.

 

doc146 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự do, cấu thơ ngắn, nhịp nhanh và dồn dập. Sử dụng nhiều phép nhân hóa thể hiện tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc.
 * Ghi nhớ: SGK
 4. Củng cố: (3’)
	Cho HS đọc thêm.
 5. Dặn dò: (1’)
	Học thuộc lòng bài thơ – ghi nhớ. Soạn “Tập làm thơ bốn chữ và “Cô Tô”.
Tuần 26 Tiết 101:
Ngày soạn :
Ngày dạy:
HOÁN DỤ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
	- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
	- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
II/ CHUẨN BỊ:
	- GV: SGK, giáo án.
	- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	(?) Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? Chi 1 VD ẩn dụ về phẩm chất.
	(?) Tác dụng của phép ẩn dụ?
 3. Bài mới:
	Phép ẩn dụ là dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa các sự vật. Còn hoán dụ dựa trên mối quan hệ như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
	 ²Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hoán dụ. (7’)
Phương pháp
Nội dung
 - HS đọc khổ thơ.
 - GV ghi lên bảng.
 (?)1. SGK.
 - HS trả lời cá nhân.
 + Chỉ những người dân ở nông thôn (áo nâu) và những người dân ở thành phố (áo xanh).
 (?)2. SGK
 - HS trả lời cá nhân.
 + Áo nâu là một biểu hiện bộ phận của người nông thôn về ăn mặc, áo xanh là một bộ phận của người thành thị.
 + Ở đây nhà thơ dựa vào một hiện tượng bộ phận của sự vật để nói lên toàn bộ sự vật (dựa vào mối quan hệ gần gũi (tương cận) giữa các sự vật.
 (?)3. SGK
 - HS trả lời cá nhân.
 + Cách dùng như vậy ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn, nêu bật được những đặc điểm của những người được nói đến.
 + GV tổng kết: Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó là hoán dụ.
 => ghi nhớ: SGK
 HS đọc
 I/ Hoán dụ là gì?
 1. Những từ in đậm chỉ những người sống ở nông thôn và thành thị.
 2.
 - Áo nâu, áo xanh - chỉ người nông dân và công dân. Dựa vào đặc điểm, tính chất của sự vật - sự vật – nông thôn – thành thị - chỉ những người sống ở nông thôn và những người sống ở thành thị. Dựa vào mối quan hệ vật chứa đựng - vật bị chứa đựng.
 3. Cách dùng như vậy tăng tính hình ảnh nêu bật được những đặc điểm của những người được nói đến.
 * Ghi nhớ: SGK
	 ²Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ (10’)
 (?)1. SGK
 - HS trả lời cá nhân.
 + Các từ ngữ in đậm trong câu a,b,c là hoán dụ.
 (?)2. SGK
 - HS lần lượt trả lời.
 a. Bàn tay - một bộ phận của con người, được dùng thay người lao động nói chung.
 (quan hệ bộ phận – toàn thể)
 b. Một, ba - số lượng cụ thể dùng thay cho số “ít”, “số nhiều” (quan hệ cụ thể - trừu tượng)
 c. Đổ máu - dấu hiệu thường được dùng thay cho “sự hy sinh mất mát” nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật). Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của ”chiến tranh”. Có thể hiểu Ngày Huế đổ máu là ngày Huế nổ ra chiến sự.
 - Dựa vào kết quả phân tích các VD ở phần I và II => ghi nhớ.
 + HS đọc ghi nhớ.
 + GV chốt lại.
 1. Các từ im đậm dùng theo cách hoán dụ.
 2. 
 a. Bàn tay ta - chỉ người lao động (quan hệ bộ phận – toàn thể)
 b. Một, ba - dùng thay cho số “ít”, “số nhiều” (quan hệ cụ thể - trừu tượng)
 c. Đổ máu – dùng thay cho sự hy sinh mất mát nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật).
 * Ghi nhớ: SGK
	 ²Hoạt động 4: Luyện tập (10’)
HS chia nhóm làm 2 bài tập.
 + Nhóm 1: bài tập a, b
 + 2: c, d
 + 3: bt2
 (khoảng 5 – 7’)
 - Các nhóm đại diện trả lời và bổ sung.
 - GV chốt lại. 
Ẩn dụ
Hoán dụ
Giống
Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật htượng khác.
Khác
 Dựa vào quan hệ tương đồng cụ thể là tương đồng về:
 - Hình thức.
 - Cách thức.
 - Phẩm chất.
 - Cảm giác.
 Dựa vào quan hệ tương cận, cụ thể:
 - Bộ phận – toàn thể.
 - Vật chứa đựng để - vật bị chứa đựng.
 - Dấu hiệu của sự vật - sự vật.
 - Cụ thể - trừu tượng.
Bt3: nghe - viết SGK
 - Nếu còn thời gian.
 - HS viết.
 - GV chữa lỗi một số bài.
 II/ Luyện tập:
 1.a. Làng xóm chỉ người nông dân (mối quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng)
 b. Mười năm thời gian trước mắt, ngắn trăm năm thời gian lâu dài (quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng).
 c. Áo chàm chỉ người Việt Bắc (quan hệ dấu hiệu giữa sự vật với sự vật).
 d. Trái đất chỉ nhân loại (quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng).
 2. So sánh hoán dụ với ẩn dụ.
 4. Củng cố: (3’)
	(?) Tác dụng của phép hoán dụ?
 5. Dặn dò: (1’)
	Học bài. Soạn “Các thành phần ...”
Tuần 26 Tiết 102:
Ngày soạn :
Ngày dạy:
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
	- Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ.
	- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
II/ CHUẨN BỊ:
	- GV: SGK, giáo án.
	- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
	Tiết này chúng ta sẽ dành để cho các em nhận diện đặc điểm của loại thơ bốn chữ. Nếu có thể chúng ta cùng tập làm loại thơ này.
	 ²Hoạt động 1: (10’)
Phương pháp
Nội dung
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS (5 tập)
 1.
 HS tự kể (rất nhiều bài trong chương trình cấp I).
 - Bàn tay cô giáo của Nguyễn Trọng Hoàn.
 - Em vẽ Bác Hồ của Thy Ngọc
 - Bé thành phi công của Võ Duy Thông (chương trình lớp 3 t2) ...
 (?)2. SGK
 HS tự tìm
 (?)3. SGK
 HS tự tìm.
 (?)4.SGK.
 HS tự tìm.
 (?)5. SGK.
 HS chuẩn bị 1 bài thơ bốn chữ (hoặc một đoạn) có ND kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay con người theo vần tự chọn.
 - Gieo vần hỗn hợp: không theo trật tự nào.
 “Ca lô đội lệch
 ...
 ...
.... vàng”.
 I/ Chuẩn bị ở nhà:
 1. Ngoài bài thơ Lượm còn có nhiều bài thơ làm bốn chữ.
 2. Vần chân trong khổ thơ: hàng – ngang; núi - bụi;
 Vần lưng: Hàng – ngang, trang – màng.
 3. Đoạn a gieo vần cách.
 Đoạn b gieo vần liền.
 4. Thay sưởi bằng trí 
 Cạnh để hợp vần
 Thay đò bằng sông.
 5. Bài thơ.
 Mười quả trứng 
 Phạm Hổ
 Mẹ gà ấp ủ
 Mười chú gà con
 Hôm nay ra đủ
 Lòng trắng lòng đỏ
 Thành mỏ thành chân
 Cái mỏ tí hon
 Cái chân bé xíu
 Lông vàng mát dịu
 Mắt đen sáng ngời
 Ơi chú gà ơi!
 Ta yêu chú lắm.
	 ²Hoạt động 2: Tập làm thơ bốn chữ trên lớp. (30’)
 - Bước 1: HS trình bày đoạn (bài) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà (chỉ ra đặc điểm vần, nhịp)
 - Bước 2: cả lớp nhận xét những đặc điểm được và chưa được.
 - Bước 3: cả lớp góp ý cho bài thơ đó.
 - Bước 4: GV đánh giá nhận xét.
 * Đọc thêm HS tìm ra cách dòng.
 Các phép so sánh, ẩn dụ,hoán dụ.
 II/ Tập làm thơ trên lớp:
 * Chú ý: về ND phải nhất quán.
 - Gieo vần theo cách đã học.
 - Cách dùng ẩn dụ, hoán dụ, so sánh.
 4. Củng cố: (3’)
	(?) Khi làm thơ bốn chữ ta chú ý điều gì?
 5. Dặn dò: (1’)
Về tập làm thơ bốn chữ (với những đề tài xung quanh mình).
Chuẩn bị viết bài TLV tả người 2 tiết tại lớp.
Tuần 26 Tiết 103:
CÔ TÔ
(Nguyễn Tuân)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tgiả.
II/ CHUẨN BỊ:
	- GV: SGK, giáo án.
	- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	(?) Bài thơ Lượm miêu tả hình ảnh ai? Sự việc gì?
	(?) Hình ảnh Lượm được miêu tả ra sao? Tác giả dùng nghệ thuật gì?
	(?) Tình cảm của tác giả đối với Lượm ra sao?
	(?) Ý nghĩa của hai khổ thơ cuối?
 3. Bài mới:
	Hôm nay các em sẽ được cảm nhận một phong cảnh, sinh hoạt ở vùng hải đảo giàu đẹp của nước ta nằm trong Vịnh Bắc Bộ đó là đảo Cô Tô hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Tuân một nhà văn nổi tiếng có sở trường về tùy bùt và kí.
	 ² Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài văn. (30’)
Phương pháp
Nội dung
 - GV đọc mẫu một đoạn và cho vài HS đọc.
 - Lưu ý: đọc đúng các từ ngữ đặc sắc nhất là các tính từ, cụm tính từ. (VD: lam biếc, vàng giòn, xanh mượt, vắng tăm biệt tích, hửng hồng ...)
 Với những câu dài ngừng nghỉ đúng chổ và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn.
 - Tìm hiểu bố cục bài văn.
 (?)1. SGK. HS trả lời.
 - Bài văn có ba đoạn, mỗi đoạn tập trung vào một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ tươi sáng, phong phú, độc đáo của thiên nhiên và cuộc sống ở một vùng hải đảo trong vịnh Bắc Bộ, được cảm nhận và miêu tả bằng tài năng và tâm hồn tinh tế của nhà văn Nguyễn Tuân.
 II/ Tìm hiểu văn bản:
 1. Bố cục: chia ba đoạn
 - Đoạn 1: từ đầu -> theo“mùa sáng ở chông”
 Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi cơn bão đi qua.
 - Đoạn 2: từ “mặt trời -> nhịp cánh”
 Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
 - Đoạn 3: từ khi mặt trời -> hết.
 Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi. 
 4. Củng cố: (7’)
	Cho hS đọc lại 3 đoạn.
 5. Dặn dò: (1’)
	Soạn tiếp câu hỏi 2, 3, 4.
Tiết 104:
Ngày soạn :
Ngày dạy:
CÔ TÔ (TT)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 	Như tiết 103.
II/ CHUẨN BỊ:
	- GV: SGK, giáo án.
	- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
	Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về đảo Cô Tô theo bố cục 3 phần.
	 ²Hoạt động 2: (10’)
Phương pháp
Nội dung
 (?)2. SGK
 - HS tìm và trả lời cá nhân (đoạn đầu)
 2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bảo đi qua.
 - Tác giả đã hàng loạt tính từ: tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.
 Các hình ảnh miêu tả được chọn lọc để làm nổi rõ cảnh sắc một vùng biển và đảo như: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát.
 - Chọn vị trí quan sát từ trên điểm cao để người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của vùng đảo Cô Tô.
	 ²Hoạt động 3: (10’)
 (?)3. SGK.
 - GV cho HS đọc lại đoạn văn từ “mặt trời rọi lên ngày thứ sáu đến là là nhịp cánh”
 - Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi, “sau trận bão ...”
 Tác giả dùng hình ảnh so sánh đặc sắc: Mặt trời. “Tròn trĩnh phúc hậu ... hửng hồng”.
 3. Cảnh mặt trời mọc trên biển:
 - Bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ.
 “Sau trận bão ...”
 “Tròn trĩnh ... hửng hồng”
 - Cho thấy tác giả quan sát miêu tả, ngôn ngữ chính xác, tinh tế, năng lực sáng tạo cái đẹp, lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc.
	 ²Hoạt động 4: (10’)
 (?)4. SGK.
 - HS trả lời cá nhân.
 + Thể hiện qua các chi tiết “cái giếng ...”
 “Từ đoàn thuyền ...”
 “Thấy nó dịu dàng ...”
 + Sự cảm nhận tinh tế được thể hiện qua sự so sánh: “Cái giếng nước ngọt ...đất liền” Cảnh tấp nập người lên xuống múc nước, gánh nước gợi liên tưởng đến sự đông vui của bến khu chợ trong đất liền. Nhưng sự tấp nập ở đây lại gợi cảm giác đậm đà, mát mẻ bởi sự trong lành của không khí buổi sáng trên biển và dòng nước ngọt từ giếng chuyển vào các ang, cong rồi xuống thuyền, vì thế tác giả thấy nó “đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”.
 4. Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo:
 - Vào buổi sáng.
 - Quanh giếng nước ngọt ở rìa đảo.
 - Khẩn trương, tấp nập và thật thanh bình.
	 ²Hoạt động 5: (8’)
 Tổng kết về giá trị ND và nghệ thuật của bài văn.
 - HS đọc ghi nhớ.
 - GV chốt lại.
 + Đặc biệt cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rực rỡ và đầy chất thơ. Bài văn cho ta biết và yêu mến một vùng đất của tổ quốc ở ngoài biển - quần đảo Cô Tô.
 * Ghi nhớ: SGK
	 ²Hoạt động 6: Luyện tập 	
	Về nhà làm.
 4. Củng cố: (5’)
	(?) Qua bài văn miêu tả cho thấy tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên đất nước ra sao? Tình cảm của em như thế nào khi đọc bài văn này?
 5. Dặn dò: (1’)
	Học bài. Soạn tiếp “Cây tre ...”.
TUẦN 27	 
TIẾT 105-106:	
Ngày soạn :
Ngày dạy:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Biết cách làm baàivăn tả người qua thực hành viết. 
Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kỉ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó (ở bài 18,19,22,23)
Các kĩ năng nói chung (diển đạt ,trình bày , chữ viết ,chính tả ,ngữ pháp)
Chuẩn bị: 
Giáo viên : Đề , đáp án.
Học sinh : Giấy ,viết.
Các bước lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số .
Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Ghi đề : ( 1 phút ) ( thời gian làm bài 84’) 
Em hãy tả người thân yêu và gần guũinhất với mình (ông ,bà ,cha mẹ ,anh ,chị , em)
	4. Thu bài :( 1 phút)
	5. Dặn dò : ( 1phút )
Đáp án
Mở bài : giới thiệu chung về người thân ( em chọn để tả ) về hình dáng tuổi tác , tính tình .( 2đ )
Thân bài : 
a – Miêu tả cụ thể về hình dáng ( mặt mũi , mái tóc ,da )(2đ )
 b- Tính tình , ý thích ,việc làm ..( 2 đ )
 c –Tình cảm của người thân đối với gia đình hay với mình ( 2 đ )
 3- kết bài :tình cảm của em đối với người thân (2đ) 
Tuần 27
Tiết 107: 
Ngày soạn :
Ngày dạy:
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp học sinh: 
Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu.
Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính 
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Sgk, Giáo án. 
Học sinh: Sgk, bài soạn ở nhà. 
III. Lên lớp:
 1. Ổn định: (1phút )
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) 
? Hoán dụ là gì , tác dụng của hoán dụ ,cho một ví dụ .
? Có mấy kiểu hoán dụ , kể ra 
? Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ
 3. Bài mới : 
	Ở cấp I các em đã được tìm hiểuvề các thành phần chính của câu (chủ ngữ và vị ngữ) và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiễu kỉ về hai thành phần nầy .
Hoạt động 1: (5 phút) 
Phương pháp
Nội dung
Phân biệt hai thành phần chính với thành phần phụ của câu .
 ?1 – sgk 
Học sinh trả lời các nhân 
+ Trạng ngữ 
+ Chủ ngữ 
+ Vị ngử 
 ?2 – sgk 
Học sinh trả lời cá nhân 
 ?3 –sgk 
học sinh nhận xét cá nhân
giáo viên rút ra kết luận : Những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có thể hiểu được là các thành phần chính. Những thành phần không bắt buộc là các thành phần phụ.
Þ Ghi nhớ SGK.
I: Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu .
1 -Trạng ngữ
 -Chủ ngữ 
 - Vị ngữ
2- 
- Trạng ngữ : chẳng bao lâu .
- Chủ ngữ : tôi 
- Vị ngữ : đã trở ..
3- Khi tách khỏi hoàn cảnh nói chúng ta không thể bỏ hai thành phần (chủ ngữ và vị ngữ , nhưng có thể bỏ trạng ngữ)
* Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của Vị Ngữ (5 phút ) 
?1 SGK.
Hs trả lời cá nhân.
?2 Ghi ví dụ SGK & phân tích theo gợi ý.
- Hs trả lời từng gợi ý.
- Cho Hs tìm các Vị ngữ trong a, b, c.
II. Vị ngữ:
 1. Đặc điểm của Vị ngữ:
 - Có thể kết hợp với các phó từ: Đã, sẽ, sắp, từng, vừa, mới...
 - Có thể trả lời câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì? là gì?...
 2. Cấu tạo Vị ngữ:
 a. Ra đứng cửa hang, xem hòang hôn xuống (cụm đtừ) câu 2c.
 b. Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập (tính từ, cụm tính từ).
 c. Là người bạn thân của nông dân Việt Nam.
(Danh từ - cụm danh từ kết hợp với từ là).
 3. Câu có thể:
 - một VN: là người..... (là + cụm danh từ)
 - hai VN: Ra đứng cửa hang (cụm danh từ), xem hòang hôn xuống (cụm đtừ)
 - bốn VN: Nằm sát bên bờ sông (cụm đtừ), ồn ào (tính từ), đông vui (tính từ), tấp nập (tính từ)
Hoạt động 3: Ghi nhớ về Vị Ngữ (1 phút) 
Hs đọc lại
* Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: Tìm hiểu Chủ ngữ và cấu tạo của Vị Ngữ (5 phút ) 
?1 SGK.
Hs trả lời cá nhân.
?2 SGK.
Hs trả lời cá nhân.
?3 SGK.
Hs trả lời cá nhân.
III. Chủ ngữ:
 1. Chủ ngữ trong các câu đã cho biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đ2 nêu ở vị ngữ.
 2. Ai? cái gì? con gì?...
 3. Cấu tạo:
 - CN có thể là đại từ (tôi) danh từ hoặc cụm danh từ (cây tre, chợ năm căn,...).
 - Câu có thể có: 
 + Một CN: Tôi, chợ năm căn...
 + Nhiều CN: Tre, nứa,...
Hoạt động 5: Ghi nhớ (1 phút ) 
Hs đọc lại
* Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 6: Luyện tập (7 phút ) 
Hs trả lời cá nhân.
Bt2:
- Hs trả lời cá nhân.
- Gv có thể chia ra các câu để Hs tham khảo
Luyện tập:
 1. Câu 1: Tôi (CN, đại từ)/ đã trở thành... (VN, cụm đtừ) Câu 2: Đôi Cg tôi	(VN, cụm dtừ)/ mẫm bóng (CN, tính từ)
Câu 3: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo (VN, cụm dtừ)/ cứ cứng dày và nhọn hoắt (VN, 2 cụm tính từ).
Câu 4: Tôi (CN, đtừ)/co cẳng lên, đạp nhanh phách vào các ngọn cỏ (VN, hai cụm đtừ)
 Câu 4: Những ngọn cỏ (CN, cụm dtừ)/gãy rạp, y như... (VN, đtừ) 
2. 
 a. Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút.
 b. Bạn em rất tốt.
 c. Bà Đỗ trần là người huyện Đông Triều.
Củng cố:
Lồng vào luyện tập.
Dặn dò:
Về học bài.
Soạn “Câu trần thuật đơn”.
Tuần 27
Tiết 108: 
Ngày soạn :
Ngày dạy:
THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp học sinh: 
Ôn lại, nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ 5 chữ.
Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui mà bổ ích, lí thú.
Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạng trình bày được những gì mình làm được.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Sgk, Giáo án. 
Học sinh: Sgk, bài soạn ở nhà. 
III. Lên lớp:
 1. Ổn định: (1phút )
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) 
? Hoán dụ là gì , tác dụng của hoán dụ ,cho một ví dụ.
? Có mấy kiểu hoán dụ , kể ra. 
? Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ.
 3. Bài mới: 
Các em đã biết cách làm thơ 4 chữ - Hôm nay các em tiếp tục nhận dạng đặc điểm cũng như cách làm thơ 5 chữ.
Hoạt động 1: KT việc chuẩn bị bài ở nhà của của Hs. Sgk (10 phút ) 
	Phương pháp
Nội dung
Ghi chú 
Bài thơ Em vào đội (Xuân Quỳnh)
Hoạt động 2: Thi làm thơ 5 chữ (tại lớp). (30 phút ) 
- Bước 1: Ôn lại đặc điểm của thể thơ 5 chữ và nêu yêu cầu của tiết học.
- Bước 2: Tổ chức cho Hs trao đổi theo nhóm về các bài thơ năm chữ đã làm ở nhà để xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp của nhóm mình.
- Bước 3: Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trứớc lớp.
- Bước 4: Cả lớp cùng Gv đánh giá, nhận xét. Chú ý cả nội dung và hình thức.
Củng cố:
Gv nhắc lại đặc điểm của thơ năm chữ.
Dặn dò:
Về tập làm thêm thơ năm chữ.
Soạn “Cây tre Việt Nam”.
 Tuần 28
 Tiết 109: CÂY TRE VIỆT NAM
 Ngày soạn : Thép mới. 
 Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp học sinh: 
Hiểu được và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam.
Nắm được những đặc điểm nghệ thuật cuả bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
II. Chuẩn bị:	
Giáo viên: Sgk, Giáo án.
Học sinh: Sgk, bài soạn ở nhà. 
III. Lên lớp:
 1. Ổn định: (1phút )
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Một loại cây rất thân thuộc với làng quê Việt Nam – Con người Việt Nam. Và nó đã trở thành biểu tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam – Đó là cây tre và bài học hôm nay cho chúng ta thấy điều đó.
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài văn (15 phút ) 
	Phương pháp
Nội dung
- Gv đọc mẫu 1 đọan.
- Hs đọc từng đọan (chú ý thể hiện đúng nhịp điệu và giọng điệu ở từng đọan)
? Nêu đại ý của bài văn.
- Hs trả lời cá nhân.
- Gv chốt lại.
Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam có mặt ở khắp mọi nơi; đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người chống giặc ngoại xâm, trong quá khứ và cả trong tương lai.
? Tìm bố cục bài văn và nêu ý chính mỗi đọan.
- Hs trả lời cá nhân.
- Gv chốt lại.
 Bố cục bài gồm 4 đọan:
 + Đọan 1 có thể xem là phần mở bài, nêu ý bao quát toàn bài và phác họa hình ảnh cây tre với những phẩm chất nổi bật của nó.
 + Đọan 2, 3 là phần thân bài, phát triển và làm rõ cho ý chính đã được nêu ở phần mở bài.
 + Đọan 4 là phần kết bài.
 Tổng kết lại giá trị của tre trong hiện tại và cả trong tương lai.
I. Đọc văn bản – chú thích:
 (SGK)
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Đại ý:
Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam, trong đời sống hàng ngày, trong lao động lao động, chiến đấu và cả trong tương lai.
- Bố cục: Gồm 4 đọan.
 + Đọan 1: Từ đầu đến “chí khí như người” Cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất rất đáng quý.
 + Đọan 2: Tiếp theo ® “chung thủy” tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động sản xuất.
 + Đọan 3: Tiếp theo ® “tre anh hùng chiến đấu”. Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
 + Đọan 4: Tiếp theo ® hết.
Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và trong tương lai.
Hoạt động 2: (6 phút )

File đính kèm:

  • docBai_7_Nhung_net_chung_ve_xa_hoi_phong_kien.doc