Giáo án Ngữ văn 6 - Dương Sỹ Bình - Tuần 11
(?)Tìm danh từ trong các câu sau ?
(?)Những từ in đậm làm rõ nghĩa cho những từ nào?
(?) Những từ ấy thuộc loại từ nào?
(?) Vậy nhắc lại cho cô cụm danh từ là gì?
(?) Cách nói túp lều,1 túp lều cái nào rõ nghĩa hơn ?
(?) Một túp lều nát làm rõ nghĩa cho túp lều ở khía cạnh nào?
Vị trí không gian
(?) Xác định CN-VN trong ví dụ trên?Tìm DT ?
(?) Chủ ngữ có cấu tạo ntn?
(?) Từ đó, em so sánh nghĩa và cấu tạo của danh từ so với cụm danh từ.
Tuần: 11 Ngày soạn: 28/10/2014 Tiết PPCT: 41 Ngày dạy: 31/10/2014 Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản - Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. - Kể lại được truyện 3. Thái độ: - Có ý thức đoàn kết, không tị nạnh nhau C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 6A.6. Vắng:…………........... Phép:…....................................... Không phép:……............................................. 2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại chuyện “ Thầy bói xem voi” Nêu ý nghĩa truyện? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Vì sao lại có thể khẳng định như vậy, qua văn bản mà chúng ta sẽ học hôm nay sẽ giải đáp điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản. 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu khi niệm về truyền thuyết để nắm chắc đặc điểm thể loại 2.GV hướng dẫn HS đọc, tóm tắt văn bản.và tìm hiểu chú thích 3.GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản ở SGK. (?) Truyện có mấy nhân vật? Theo em nhiệm vụ của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng làm gì? Cuộc sống lúc đầu của họ ra sao? (?) Vì sao Chân, Tay, Tai, Mắt lại so bì với lão Miệng ? (?) Vì sao lão Miệng chỉ ăn không, bốn thành viên đã làm gì ? (?) Em có nhân xét gì về mối quan hệ nương tựa lẫn nhau giữa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ( Thảo luận ) (?) Chính từ sự nương tựa lẫn nhau này mà kết quả câu chuyện ra sao khi bốn nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đình công ? (?) Cuối cùng họ đã nhận ra điều gì? Kết quả ra sao? Truyện đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? (?) Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện vừa học ? Ý kiến riêng của em về bài học này? ( Thảo luận ) Các bộ phận trong truyện chính là những ai trong cuộc sống? Giáo dục cho HS tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong mọi việc, không tị nạnh, mất đoàn kết. Từ đó rút ra nội dung, của văn bản. Nhóm trình bày kết quả thảo luận và nhận xét, bổ sung cho nhau. GV tổng hợp cc ý kiến v chốt các ý quan trọng ( Theo sách chuẩn KT – KN ) * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật văn bản. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản ở SGK. Từ đó rút ra nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của văn bản. * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tự học Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện. Kể lại truyện. Liên hệ một câu chuyện có nội dung -Về nhà học bài và làm bài tập. + Đọc văn bản ít nhất 3 lần + Trả lời theo các câu hỏi trong SGK + Tập kể tóm tắt và diễn cảm truyện. I. GIỚI THIỆU CHUNG II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc-hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản a. Nội dung: * Giới thiệu nhân vật - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: các bộ phận cơ thể của con người à Mỗi thành viên làm một việc, tình cảm rất thân thiết * Tình huống truyện - Chân, Tay, Tai, Mắt thấy lão Miệng chỉ “ngồi ăn không” à Bốn thành viên bàn nhau đình công không làm cho lão miệng ăn nữa * Kết quả - Tất cả đều cảm thấy mệt mỏi - Mỗi người làm một việc, không ai tị ai à Mỗi người cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó nhau để cùng tồn tại và phát triển. b. Nghệ thuật: nghệ thuật ẩn dụ 3. Tổng kết: - Ghi nhớ (Sgk 116) - Ý nghĩa: Truyện là bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng.Vì vậy mỗi thành viên khồng thể sống đơn độc mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Đọc lại truyện và kể diễn cảm truyện * Bài mới: Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn, kể tên những truyện ngụ ngôn đã học E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................................................................................................................................ .------------------------------------------ & ------------------------------------------- Tuần: 11 Ngày soạn: 28/10/2014 Tiết PPCT: 42 Ngày dạy: 31/10/2014 Tiếng việt: CỤM DANH TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được đặc điểm của cụm danh từ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nghĩa của cụm danh từ - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm dannh từ 2. Kĩ năng: - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ 3. Thái độ: - GD HS sử dụng cụm danh từ trong khi giao tiếp C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 6A........ Vắng:…………........... Phép……………………………… Không phép:……....................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu qui tắc viết danh từ riêng, cho VD ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Cụm danh từ là gì, chức năng của cụm danh từ trong câu ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung (?)Tìm danh từ trong các câu sau ? (?)Những từ in đậm làm rõ nghĩa cho những từ nào? (?) Những từ ấy thuộc loại từ nào? (?) Vậy nhắc lại cho cô cụm danh từ là gì? (?) Cách nói túp lều,1 túp lều cái nào rõ nghĩa hơn ? (?) Một túp lều nát làm rõ nghĩa cho túp lều ở khía cạnh nào? à Vị trí không gian (?) Xác định CN-VN trong ví dụ trên?Tìm DT ? (?) Chủ ngữ có cấu tạo ntn? (?) Từ đó, em so sánh nghĩa và cấu tạo của danh từ so với cụm danh từ. (?) Đặt một số câu trong đó có cụm danh từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ. - Vận dụng cho HS làm BT1/118. Cấu tạo của cụm danh từ (?) Trong ví dụ trên có những cụm danh từ nào? (?) Trong những cụm danh từ trên, em hãy xác định danh từ trung tâm (?) Vậy những từ bổ trợ đứng trước, đứng sau là gì? - GV diễn giảng về ý nghĩa và cấu tạo của những phụ ngữ trong cụm danh từ (?) Một cụm danh từ thông thường gồm mấy phần? - GV diễn giảng về ý nghĩa của các kí hiệu trong sơ đồ cấu tạo cụm danh từ (?) Điền các cụm danh từ đã tìm được ở ví dụ vào mô hình cụm danh từ? (?) Vậy chúng ta cần nhớ điều gì về cấu tạo của cụm danh từ? * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập: - GV hướng dẫn HS sửa bài * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học Tìm cụm danh từ trong truyện Ếch ngồi đáy giếng - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cụm danh từ trong câu vừa đặt I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Cụm danh từ là gì? Ví dụ 1 a. hai vợ chồng ông lão đánh cá b. một túp lều nát trên bờ biển à danh từ + một số từ ngữ phụ thuộc =>Cụm danh từ Ví dụ 2: - túp lều / một túp lều nát - một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biểu ® Cụm DT có nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn danh từ Ví dụ 3: a. Các học sinh lớp 6 / đang tập thể dục. b. Người đoạt giải nhất trong cuộc thi ấy/ là bạn học sinh lớp 6. ® Cụm DT hoạt động trong câu giống như DT (làm CN) 2. Cấu tạo của cụm danh từ: - Gồm 3 phần: phần trước, trung tâm, phần sau. a. Ví dụ - Ba thúng gạo nếp Sl DT - Ba con trâu ấy sl DT - Năm bạn học sinh lớp 6A3 SL DT - Cái áo màu xanh. DT đđ è Các từ ngữ phụ có thể đứng trước và đứng sau danh từ b. Mô hình cụm danh từ : Phần trước Phần T. tâm Phần Sau T( số lượng) Danh từ S(vị trí, đặc điểm, t/c) Ba Ba Chín Cả Làng thúng gạo Con trâu Con trâu Năm Làng ấy nếp đực ấy sau Ghi nhớ: SGK II. LUYỆN TẬP Bài 1+ 2 Phần trước Phần trung tâm Phần sau t1 t2 T1 T2 S1 S2 Một Một Một Người chồng Lưỡi búa Con yêu tinh Thật xứng đáng Của cha để lại Ơ trên núi có nhiều phép lạ Bài 3: Đặt câu với cụm danh từ: - Danh từ: Học sinh, thầy giáo, mẹ, cha, Đà Lạt… - Đặt câu: + Những học sinh đang vui chơi. + Hai cô gái đang qua đường. -III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Tìm cụm danh từ trong truyện Ếch ngồi đáy giếng - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cụm danh từ trong câu vừa đặt * Bài mới: Soạn bài: “Số từ và lượng từ” E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tuần: 11 Ngày soạn: 29/10/2014 Tiết PPCT: 43 Ngày dạy: 01/11/2014 Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự; chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. - Biết trình bày, diễn đạt để kể câu chuyện của bản thân. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân. 2. Kĩ năng: - Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp. 3. Thái độ: - GD HS tự tin, bình tình khi nói trình bày một vấn đề trước tập thể. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 6A........ Vắng:…………........... Phép:…......................................... Không phép:……......................................... 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Trong tiết học này, chúng ta sẽ thực hàh luyện nói về văn tự sự để rèn luyện kĩ năng xây doing một bài văn tự sự cũng như rèn luyện sự tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - Gọi HS nhắc lại vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói (?) Khi kể có thể kể bằng những ngôi kể nào? (?) Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần? * HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn thự hành luyện nói. GV cho HS 10 phút chuẩn bị để bổ sung, hoàn chỉnh lại dàn bài và từng nhóm lên nói theo sự phân công - Dành khoảng 15’, chia tổ để HS kể cho nhau nghe à GV theo dõi, nhận xét sơ lược GV yêu cầu một nhóm cho 1 HS lên bảng viết đề bài và dàn ý, 1 HS khác lên trình bày. - GV nhận xét và cho điểm ( Nội dung: 5 Đ, Hình thức: 5 Đ) (?) Qua các phần trình bày của bạn, em thấy để trình bày tốt trước đám đông, cần phải làm gì? - GV nhận xét chung cho HS làm bài tham khảo SGK tr 112) - GV nhận xét chung, sau đó cho HS đọc bài tham khảo SGK tr 112 * HOẠT ĐỘNG 3: - Viết bài làm hoàn chỉnh vào vở bài tập - Luyện tập xây dựng bài tự sự-kể chuyện đời thường - Lập dàn bài cho đề: kể về một việc tốt mà em đã làm I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Yêu cầu a. Hình thức: + To rõ, mạch lạc , thay đổi ngữ điệu khi cần. + Tư thế tự nhiên, tự tin, biết quan sát lớp khi nói. b. Nội dung: Nói đúng yêu cầu của đề. II. THỰC HÀNH LUYỆN NÓI Đề bài : Kể lại một chuyến về thăm quê 1. Lập dàn bài - Lí do về thăm quê? về với ai? nhân dịp nào ? + Thân bài - Chuẩn bị lên đường về quê - Quang cảnh chung của quê hương - Những người gặp đầu tiên trong làng - Gặp họ hàng, ruột thịt - Gặp những người bạn xưa cùng tuổi - Dạo chơi quanh làng cùng bạn + Kết bài Chia tay, cảm xúc về quê hương 2. Luyện nói - Kể theo tổ (10’) - Kể trước lớp (20’) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Viết bài làm hoàn chỉnh vào vở bài tập * Bài mới: Luyện tập xây dựng bài tự sự-kể chuyện đời thường E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................... .------------------------------------------ & ------------------------------------------- Tuần: 11 Ngày soạn: 29/10/2014 Tiết PPCT: 44 Ngày dạy: 01/11/2014 Tập làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Qua tiết trả bài cho hs thấy được những ưu điểm và khuyết điểm khi làm một bài Văn tự sự bằng cách kể của mình. Từ đó hs phát huy và khắc phục B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chấm bài, sửa lỗi trong bài làm của HS, thống kê điểm 2. Học sinh - Xem lại bi làm của mình, sửa lỗi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 6A........ Vắng:…………........... Phép:…............................................. Không phép:………………………............... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : GV giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: GV chép đề bài lên bảng – Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản – Nêu ra định hướng của bài làm – Lập dàn ý * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đề, tìm ý: * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý: a. Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu chung về mẹ. - Tầm quan trọng của mẹ đối với em và gia đình em. b. Thân bài: ( 7.0 điểm) + Giới thiệu về mẹ qua hình dáng, tuổi tác, tính tình, công việc của mẹ + Kể về mẹ (trọng tâm): thông qua sự việc nêu nổi bật phẩm chất của mẹ - Kể về sự quan tâm chăm sóc của mẹ đối với cả nhà - Đặc biệt mẹ quan tâm chăm sóc em như thế nào? Vào những thời điểm nào? c. Kết bài: Cảm nghĩ của em” - Bài học bản thân. * HOẠT ĐỘNG 4 : Nhận xét ưu, khuyết điểm: Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm 2. Khuyết điểm . * HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể - Gv cùng hs phân tích đề, xác định, thống nhất yêu cầu của đề - Bài tập làm văn có mấy phần - Nội dung yêu cầu của đề là gì ? Việc xảy ra em đã kể đủ chưa ? - Em đã sử dụng ngôi kể nào và kể theo thứ tự nào ? - Em kể lại truyện nhằm mục đích gì ? Bài văn của em đã đạt mục đích này chưa ? * HOẠT ĐỘNG 6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài ( thực hiện trong tiết lên lớp) * HOẠT ĐỘNG 7: Đọc bài mẫu ( thực hiện trong tiết lên lớp) * HOẠT ĐỘNG 8: Ghi điểm, thống kê chất lượng GV : Cho 2 HS đọc 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận (?) Nguyên nhân viết tốt và nguyên nhân viết chưa tốt? Gv : Hướng sửa các lỗi đã mắc? * Hướng dẫn tự học - Phương pháp làm bài văn tự sự - Xem lại bài làm - Viết lại bài làm vào vở - Chuẩn bị “ Luyện tập kể chuyện đời thường” I. Đề bài: Em hãy kể về mẹ của em ? II. Tìm hiểu đề và tìm ý - Thể loại : Tự sự - Nội dung: + Kể lại về mẹ? Ấn tượng của em về mẹ như thế nào? * Lưu ý: phải kết hợp miêu tả với biểu cảm. III. Lập dàn ý a. Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu chung về mẹ. - Tầm quan trọng của mẹ đối với em và gia đình em. b. Thân bài: ( 7.0 điểm) + Giới thiệu về mẹ qua hình dáng, tuổi tác, tính tình, công việc của mẹ + Kể về mẹ (trọng tâm): thông qua sự việc nêu nổi bật phẩm chất của mẹ - Kể về sự quan tâm chăm sóc của mẹ đối với cả nhà - Đặc biệt mẹ quan tâm chăm sóc em như thế nào? Vào những thời điểm nào? + Ví dụ một vài sự việc : (mỗi em có những sự việc khác nhau) - Một buổi trưa mẹ đến trường đón em.trời mưa, chỉ có một chiếc áo mưa, mẹ nhường cho em, mẹ cón chịu ướt.- Mẹ vẫn cố gắng làm lụng bình thường, - Về nhà mẹ bị cảm -> nhưng do bị cảm nặng nên phải vào bệnh viện. Cả nhà lo lắng -> riêng em ân hận? Mong ước, hứa hẹn.- Em lo lắng chăm sóc mẹ, mong mẹ chóng khoẻ - Mẹ khuyên em đừng vì mẹ mà ốm mà xao nhăng việc học hành.c. Kết bài: Cảm nghĩ của em”- Em không sao quên hình ảnh của mẹ hôm ấy? Hiểu ra được đức hi sinh của mẹ. Em càng yêu thường mẹ nhiều hơn. - Bài học bản thân. IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm 1. Ưu điểm a. Hình thức - Có 1 số hs trình bày sạch sẽ, cẩn thận ít sai lỗi chính tả - Không viết tắt, viết hoa tùy tiện - Bố cục rõ ràng b. Nội dung : - Nắm vững thể loại và phương pháp làm bài - Biết sắp xếp các bố cục và biết dùng lời văn của mình khi kể . - Sáng tạo các chi tiết rất phù hợp nêu cảm nghĩ về nhân vật và chung cho cả truyện 2. Khuyết điểm . a. Hình thức - Một số trình bày cẩu thả, viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả - Viết tắt, viết hoa tùy tiện - Bố cục chưa rõ ràng b. Nội dung - Chưa nắm vững văn tự sự và phương pháp làm một bài văn tự sự - Chưa biết dùng lời văn của mình để kể - Diễn đạt còn yếu - Bài làm sơ sài , kể còn yếu - Chưa nêu cảm nghĩ V. Hướng dẫn sữa lỗi sai cụ thể: ( thực hiện trong tiết lên lớp) VI. Phát bài đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài ( thực hiện trong tiết lên lớp) VII. Đọc bài mẫu: ( thực hiện trong tiết lên lớp) VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng Lớp / sĩ số Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm 3 - 4 Điểm 0 - 2 6a6/ 31 * Hướng dẫn tự học - Về nhà viết lại bài văn - Phương pháp làm bài văn tự sự - Xem lại bài làm - Viết lại bài làm vào vở - Chuẩn bị “ Luyện tập kể chuyện đời thường” E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… .------------------------------------------ & -------------------------------------------
File đính kèm:
- Giao an 6 tuan 11.doc