Giáo án Ngữ văn 6 - Dương Sỹ Bình - Tuần 10

(?) Các chi tiết ấy đều được tả bằng hình thức nghệ thuật gì? (So sánh, ví von)

(?) Thái độ của các thầy bói khi phán về voi thế nào?

(?)Vì sao họ lại khăng khăng bác bỏ ý kiến của nhau? Vì mỗi người chỉ sờ được 1 bộ phận, nên họ tin rằng mình là đúng

(?) Thế các thầy tả voi đúng sai như thế nào? Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

( chỉ đúng từng bộ phận,không đúng toàn bộ con voi)

(?)Các thầy có tìm được tiếng nói chung trong miêu tả voi không? Kết quả cuộc thảo luận thế nào?

(?)Vậy các thầy đã có thái độ ra sao khi nhận xét về voi?

(?)Qua sai lầm của các thầy bói, em đã rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Dương Sỹ Bình - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 	 Ngày soạn: 21/10/2014
Tiết PPCT: 37	 Ngày dạy: 24/10/2014
Văn bản:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
 - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí, tình huống bất ngờ, hài hước, kính đáo.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
 - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hòan cảnh thực tế.
 - Kê lại được truyện.
3. Thái độ:
- Cần mở mang học hỏi nhiều, phê phán những người kiêu ngạo, chủ quan.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, phân tích, giảng bình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 6A........ Vắng:…………...........
Phép:….......................................... Không phép:………………………...............
2. Kiểm tra bài cũ: 
Có những thứ tự kể nào trong văn tự sự?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Môi trường sống có tác động tới suy nghĩ và tầm nhìn nhận, đánh giá sự vật của con người vô cùng quan trọng. Chúng ta phải biết tự học hỏi để mở mang kiến thức, để làm giàu thêm hiểu biết. Những kẻ chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải gánh chịu hậu quả. Điều đó sẽ thể hiện rõ nét trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung 
 (?) Dựa vào chú thích em hãy cho biết truyện ngụ ngôn là loại truyện như nthế nào? (GV giải thích nghĩa: ngụ: hàm ý kín đáo, ngôn: lời nói.)
 (?) Hãy tóm tắt lại câu chuyện ?
* HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản
 Đọc nhẹ nhàng, hóm hỉnh với ý mỉa mai, chế giễu, phê phán nhấn mạnh ở các từ ngữ quan trọng.
(?) Hãy tóm tắt truyện ?
(?) Hãy xác định nhân vật chính trong truyện ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
(?) Vì sao Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
(?) Mức độ nhận thức của Ếch về môi trường xung quanh Ếch ra sao? Qua đó, muốn ngụ ý phê phán điều gì ở con người?
(?) Sống trong môi trường ấy, tính cách của Ếch ra sao? Nó luôn xem mình là gì?
(?) Thế rồi Ếch đã gặp biến cố gì trong hoàn cảnh sống của mình? Ếch đón nhận sự thay đổi môi trường sống với thái độ ra sao?
(?) Với hai từ nghêng ngang, nhâng nháo là những từ chỉ thái độ của ai? Ơ đây được gán cho ai?
(?) Thái độ đó của Ếch đã dẫn đến hậu quả gì? Em có nhận xét gì về cái chết của Ech? 
(?) Do đâu Ếch có kết cục bi thảm này?
(?) Câu chuyện kết thúc bất ngờ nhưng hợp lí và thú vị. Bài học ngụ ý khuyên răn ta rút ra từ câu chuyện này là gì?
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện? 
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học 
Qua câu chuyện ngụ ngôn vừa học, em rút ra được cho bản thân điều gì?
- Nêu những tình huống mà em bắt gặp trong cuộc sống có biểu hiện giống như câu chuyện đã học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- Hình thức: Có cốt truyện bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Đối tượng: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
- Mục đích: Khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Đọc- tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Phương thức biểu đạt: tự sự
b.Phân tích:
b1. Hoàn cảnh sống và thái độ của ếch
* Sống trong giếng
- Không gian: chật hẹp
- Tiếng kêu làm các con vật khác hoảng sợ
-> có chút uy lực.
- Suy nghĩ, nhận thức: coi trời bằng vung, còn mình như vị chúa tể.
=> Tầm nhìn hẹp, nhận thức chủ quan, nông cạn.
* Ra khỏi giếng:
- Không gian: Mở rộng
- Nhận thức thái độ: nghênh ngang đi lại, chả thèm để ý đến xung quanh.
- Kết quả: bị trâu giẫm bẹp.
=>kết cục bi thảm: bài học cho kẻ chủ quan, kiêu ngạo, xem thường người khác.
b2. Bài học nhận thức
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
- Không được chủ quan, kiểu ngạo, coi thường kẻ khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo.
b. Nội dung: Ghi nhớ (sgk)
* Ý nghĩa văn bản:
- Phê phán những kẻ có hiểu biết cạn hẹp nhưng huênh hoang, kiêu ngạo
- Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Qua câu chuyện ngụ ngôn vừa học, em rút ra được cho bản thân điều gì?
- Nêu những tình huống mà em bắt gặp trong cuộc sống có biểu hiện giống như câu chuyện đã học.
* Bài mới: Đọc trước truyện “Thầy bói xem voi”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 10 	 Ngày soạn: 21/10/ 2014
Tiết PPCT: 38	 Ngày dạy: 24/10/ 2014 
Văn bản: 
THẦY BÓI XEM VOI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngơn.
 - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi.
3. Thái độ:
- Phải có cái nhìn toàn diện khi xem xét sự việc.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 6A........ Vắng:…………...........
Phép:…....................................... Không phép:……..........................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng em rút ra được cho bản thân bài học gì?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Trong cuộc sống, chúng ta phải đánh giá nhìn nhận mọi vấn đề như thế nào? Cần phải xem xét một vấn đề thông qua điều gì để có thể nhận thức đúng? Bài học hôm nay sẽ giúp ta phần nào hiểu rõ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung 
Gv: Qua việc tìm hiểu truyện ở nhà em hãy cho cô biết nội dung ý nghĩa của truyện? Gv gọi ý sự việc, ý nghĩa từ sự việc?
* HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản 
Giáo viên đọc và yêu cầu học sinh đọc lại, lưu ý học sinh về giọng đọc hóm hỉnh để phù hợp với loại truyện ngụ ngôn.
(?) Nhân vật chính trong truỵên là ai? Nhân vật chính trong truyện này có gì khác với nhân vật trong truyện “ếch ngồi đáy giếng”?
(?) Truyện kể lại sự việc gì? 
(?) Các thầy đã xem voi như thế nào? Có điều gì lí thú trong tình huống xem voi này
(?) Các thầy đã sờ bộ phận và nhận xét về voi ra sao?
(?) Các chi tiết ấy đều được tả bằng hình thức nghệ thuật gì? (So sánh, ví von)
(?) Thái độ của các thầy bói khi phán về voi thế nào?
(?)Vì sao họ lại khăng khăng bác bỏ ý kiến của nhau? Vì mỗi người chỉ sờ được 1 bộ phận, nên họ tin rằng mình là đúng
(?) Thế các thầy tả voi đúng sai như thế nào? Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
( chỉ đúng từng bộ phận,không đúng toàn bộ con voi)
(?)Các thầy có tìm được tiếng nói chung trong miêu tả voi không? Kết quả cuộc thảo luận thế nào?
(?)Vậy các thầy đã có thái độ ra sao khi nhận xét về voi?
(?)Qua sai lầm của các thầy bói, em đã rút ra được bài học gì cho bản thân?
 (?) Truyện Thầy bói xem voi khuyên ta điều gì
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Nêu những tình huống mà em bắt gặp trong cuộc sống có biểu hiện giống như câu chuyện đã học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
* Nội dung ý nghĩa: Thông qua việc thầy bói xem voi, truyện khuyên chúng ta không nên đánh giá sự vật sự việc một cách phiến diện mà cần phải có cái nhìn toàn diện.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc-hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hoàn cảnh các thầy bói xem voi
- Năm ông thầy bói mù,chưa biết con voi
- Nhân buổi ế khách, rủ nhau xem voi.
à Tình huống lí thú, mù mà muốn xem voi.
b. Thái độ các thầy khi nhận xét về voi
+ Các thầy dùng tay sờ từng bộ phận và nhận xét về con voi:
- Con voi nó : sun sun như con đỉa ( vòi)
- Con voi nó : chần chẫn như đòn càn (ngà)
- Con voi nó : bè bè như cái quạt thóc (tai)
- Con voi nó : sừng sững như cái cột đình (chân)
- Con voi nó : tun tủn như cái chổi sể cùn (đuôi)
à Các thầy sờ từng bộ phận voi để nhận xét toàn bộ con voi.ai cũng chủ quan, cương quyết cho mình đúng.
c. Kết quả:
- Tranh luận không xong, các thầy đánh nhau chảy máu.
=> Các thầy bói rất chủ quan và phiến diện khi nhận xét về voi
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Cách giáo huấn bóng gió, tự nhiên mà sâu sắc
- Phóng đại, lặp lại các sự việc
- Xây dựng đoạn thoại sinh động, nhốn nháo tạo ra tiếng cười hài hước.
b. Nội dung: ghi nhớ SGK/101
* Ý nghĩa văn bản: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó cần xem xét chúng một cách toàn diện và kĩ lưỡng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Qua câu chuyện ngụ ngôn này, em rút ra được cho bản thân điều gì?
- Nêu những tình huống mà em bắt gặp trong cuộc sống có biểu hiện giống như câu chuyện đã học.
* Bài mới: Đọc trước truyện “Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 10 	 Ngày soạn : 22/10/2014
Tiết PPCT: 39	 Ngày dạy: 25/10/2014 
Tiếng việt:
DANH TỪ (Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được định nghĩa của danh từ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng
2. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc
3. Thái độ:
- GD HS có ý thức viết đúng các danh từ riêng
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận… 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 6A........ Vắng:…………...........
Phép:…......................................... Không phép:……...........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Danh từ là những từ như thế nào? Cho VD?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Trong khi nói và viết, chúng ta cần tuân thủ các cách viết danh từ chung và danh từ riêng theo đúng quy tắc. Vậy thế nào là danh từ chung, danh từ riêng, cách viết các loại danh từ này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1:Danh từ chung và danh từ riêng 
 (?) Hãy xác định tất cả các danh từ teo trật tự xuất hiện của chúng trong câu?
(?) Em có nhận xét gì về ý nghĩa và hình thức chữ viết của các danh từ ấy?
(?) Vậy danh từ chỉ sự vật được chia làm mấy loại? Nêu đặc điểm của mỗi loại.
(?) Hãy điền Danh từ chung, Danh từ riêng vào bảng phụ.
(?) Hãy nhận xét về cách viết các Danh từ riêng trong câu trên? Từ đó em cho biết quy tắt viết hoa tên người, tên địa lý VN?
(?) Em hãy nêu một số tên người, tên nước nước ngoài mà em biết. Qua đó nêu cách viết đối với những tên riêng đó.
(?) Nêu tên một số cơ quan, tổ chức hoặc danh hiệu, giải thưởng mà em biết. Nhận xét về cách viết hoa của các ví dụ em vừa nêu.
(?) Qua một số ví dụ trên, em hãy nêu các qui tắc viết hoa đối với các danh từ riêng.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: Đọc yêu cầu bài tập 1
Bài tập 2: Yêu cầu bài tập 2(yêu cầu học sinh làm nhanh một học sinh đứng dậy trình bày)
Bài tập 3: Hướng dẫn học sinh viết cho đúng tên riêng các tỉnh.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học 
Đặt câu có sử dụng danh từ chung, danh từ riêng
- Luyện tập cách viết danh từ riêng
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Danh từ chung và danh từ riêng 
Ví dụ 1:
a. vua, công ơn, tráng sĩ, làng, xã,…
® Tên gọi một loại sự vật
Þ Danh từ chung
b. Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Gia Lâm…
® Tên người, tên đất Việt Nam
c. Đỗ Phủ, Lí Bạch, Mao Trạch Đông; Anh, Pháp, Trung Quốc,…
® Tên người, tên đất nước ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt
d. A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po
® Tên người, tên đất nước ngoài phiên âm trực tiếp 
e. Phòng Giáo dục, Đội Thiếu niên Tiền phong, Nhà giáo Nhân dân,…
® Tên cơ quan, tổ chức, danh hiệu,…
Þ Danh từ riêng
Ghi nhớ: SGK
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1
- Các DT chung: ngày xưa, miền đất, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên
- Các DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân
Bài 2Các từ in đậm:
a. Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi
b. Út
c. Cháy
à Đều là những DT riêng vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất không phải để gọi chung một loại sự vật
Bài 3
- Viết lại đúng các DT riêng trong đoạn thơ:
- Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng…
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Đặt câu có sử dụng danh từ chung, danh từ riêng
- Luyện tập cách viết danh từ riêng
* Bài mới: Soan bài: “Chân tay tai mắt miệng”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—

File đính kèm:

  • docGiao an 6 tuan 10.doc
Giáo án liên quan