Giáo án Ngữ văn 6 - Đọc thêm: Sự tích Hồ Gươm - Nguyễn Văn Hùng

T. Sự kiện Lê Thận nâng gươm lên đầu, dâng cho Lê Lợi, chi tiết này có ýnghĩa gì ?

H. Khẳng định, đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi và nói lên ý muôn dân đồng tâm giao cho Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc cứu nườc. Gươm chọn, chờ người mà dâng và người nhận gươm, nhận trách nhiệm trước dân, trước nước.

T. Khởi nghĩa Lam Sơn dẫn đến kết quả là gì ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi ?

H. Vì thuận lòng trời, ý dân nên đã giành được thắng lợi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Đọc thêm: Sự tích Hồ Gươm - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 3
- Tiết:CT: 12
- ĐỌC THÊM: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Sự tích Hồ Gươm là văn bản thứ năm, kết thúc phần giới thiệu về thể loại truyền thuyết viết về thời đại các Vua Hùng. So với các truyền thuyết viết về thời đại các Vua Hùng, thì truyện “ Sự tích Hồ Gươm” là truyền thuyết viết sau thời đại Vua Hùng. Sự thật và cốt lõi lịch sử có phần nổi bật hơn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu truyện này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Đọc văn bản.
T. Đọc, cho H đọc theo hai đoạn. SGK Tr. 39.
Đoan1: Từ đầu -------------------->Trên đất nước.
Đoạn2: Tiếp --------------------> đến hết.
T. Cho H giải nghĩa từ: 1, 2, 3. . . Tìm từ Hán Việt có yếu tố Thiên: Thiên tai, thiên tài, thiên đường, thiên thần . . .
T. Truyện thuộc thể loại nào ? Truyền thuyết là gì ? Chia mấy đoạn ? Nêu ý chính mỗi đoạn ?
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
a)- Thao tác1: Hoàn cảnh Lê Lợi được gươm thần.
T. Truyện có những nhân vật nào ? Trong các nhân vật đo,ù nhân vật nào là nhân vật chính ? Nhân vật chính là gì ? Nhân vật phụ là gì ?
H. Lê Lợi, Lê Thận, Long Quân, nghĩa quân Lam Sơn. Nhân vật chính là Lê Lợi. Nhân vật chính là . . . 
T. Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ?
H. Giặc Minh đô hộ, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân căm giận, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo nổi lên chống lại, nhưng trong buổi đầu thế và lực còn yếu nên nhiều lần bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
T. Lê Thận được gươm trong hoàn cảnh nào ? Sau đó Lê Thận đã làm gì? Khi gặp chủ tướng Lê Lợi lưỡi gươm như thế nào ?
H. Lê Thận nhặt được gươm dưới nước khi thả lưới 3 lần, lưỡi gươm vẫn vào lưới. Sau đó gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và gặp chủ tướng Lê Lợi. Khi gặp chủ tướng Lê Lợi, lưỡi gươm bỗng sáng rực lên và có hai chữ “ Thuận Thiên”, ( Thuận theo ý trời). Và nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn. 
T. Lê Lợi đã nhận được chuôi gươm trong hoàn cảnh nào ?
H. Trên đường bị giặc đuổi, thấy “ ánh sáng lạ” ở ngọn cây đa trên rừng, chính là chuôi gươm nạm ngọc và đã lấy chuôi gươm về.
T. Theo em, chi tiết lưỡi gươm, chuôi gươm phát sáng khi gặp Lê Lợi có ý nghĩa gì ?
H. Vũ khí và tinh thần chống giặc cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến miền rừng núi.Và thời cơ đến, gươm thúc giục chiến đấu khi gặp chủ tướng.
T. Chuôi gươm trên rừng, lưỡi gươm dưới nước, nhưng khi tra vào thì “ vừa như in” có ý nghĩa gì ?
H. Thể hiện sự nhất trí của toàn dân ở khắp nơi trên dưới một lòng, đồng tâm nhất trí ủng hộ Lê Lợi giết giặc.
T. Giảng thêm:
* Đó là tinh thần đoàn kết làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam và gợi ta liên tưởng đến lời Lạc Long Quân nói với Âu Cơ khi chia tay: “ Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”.
T. Sự kiện Lê Thận nâng gươm lên đầu, dâng cho Lê Lợi, chi tiết này có ýnghĩa gì ?
H. Khẳng định, đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi và nói lên ý muôn dân đồng tâm giao cho Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc cứu nườc. Gươm chọn, chờ người mà dâng và người nhận gươm, nhận trách nhiệm trước dân, trước nước.
T. Khởi nghĩa Lam Sơn dẫn đến kết quả là gì ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi ?
H. Vì thuận lòng trời, ý dân nên đã giành được thắng lợi.
 b)- Thao tác2: Cảnh đòi và trả gươm thần.
T. Khi nào thì Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần ?
H. Một năm sau khi đuổi giặc Minh và đất nước đã thanh bình, Lê Lợi đã lên làm vua. Long Quân sai Rùa Vàng đòi gươm.
T. Cảnh trả gươm diễn ra như thế nào ?
H. Nhân dịp vua Lê Lợi cưỡi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành Thăng Long. Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần, Rùa tiến đến thuyền đòi gươm “ Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân”. Vua trả gươm, Rùa đớp lấy lặn xuống nước. 
T. Từ đo,ù hồ Tả Vọng có tên lịch sử là gì ? Và việc đòi, trả gươm có ý nghĩa gì ?
H. Hồ Tả Vọng có tên lịch sử là (Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm).Việc đòi, trả gươm mang ý nghĩa là khẳng định chiến thắng hoàn toàn và tư tưởng yêu hoà bình của dân tộc, khi có giặc ngoại xâm thì cần vũ khí đánh giặc, khi hoà bình thì cất đi. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng viết:
“ Đạp quân thù xuống đất đen
 Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.
HĐ3: Tỗng kết truyện.
T. Em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của truyện “ STHG” ? Qua phân tích, câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ?
H. Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo như: Rùa Vàng, gươm thần. . . Truyện khẳng định. . . 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Luyện tập. SGK Tr. 43.
T. Cho H đọc BT1. Ý nghĩa chi tiết trao gươm thần cho Nguyễn Huệ trong đoạn truyện ?
H. Trả lời, lớp bổ sung, T kết luận và cho H ghi vở. 
T. Giảng thêm:Thần Kim Quy chính là hình ảnh tượng trưng cho tổ tiên, hồn thiên sông núi, thể hiện tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân, thường xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn. Để chỉ lối, vạch đường đánh thắng kẻ thù. Hay truyền thuyết An Dương Vương cũng có hình ảnh Rùa Vàng qua hình tượng Thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ thần.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2 . Vì sao dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc ?
H. TRả lời, lớp bổ sung, T kết luận và cho H ghi vở. 
T. Giảng thêm: Vì như thế sẽ làm giảm đi sự hấp dẫn của câu chuyện, mất đi ý nghĩa trên dưới một lòng của toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, giảm bớt yếu tố kì ảo và cũng không thấy được tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa. Hơn nữa đó là thanh gươm hội tụ trí tuệ, tình cảm và sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc BT3. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng trả ở Hồ Gươm- Thành Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ như thế nào?
H. Ý nghĩa truyền thuyết sẽ bị giới hạn. Việc Lê Lợi trả gươm ở hồ Tả Vọng giữa kinh thành Thăng Long mới thể hiện được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả dân tộc. Hơn nữa vì lúc này Lê Lợi lên làm vua đóng đô ở Thăng Long.
T. Cho H đọc BT4. Truyền thuyết là gì ? Kể tên những truyền thyết đã 
học ?
H. Trả lời: Khái niệm ( 4 truyền thuyết về thời đại Hùng Vương), ( 1 truyền thuyết thời hậu Lê).
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Đọc, giải từ.( SGK Tr. 39).
2. Thể loại.
_ Truyền thuyết.
3. Bố cục.
a)- Lê Lợi được gươm thần.
b)- Cảnh đòi và trả gươm.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Lê Lợi được gươm thần.
a)- Hoàn cảnh:
_ Lưỡi gươm 3 lần vào lưới Lê Thận.
_ Lưỡi gươm “sáng rực lên” khi gặp Lê Lợi.
_ Chuôi gươm phát “ ánh sáng lạ” khi gặp Lê Lợi.
===> Thời cơ đến, gươm thúc giục chiến đấu khi gặp chủ tướng.
b)- Sức mạnh gươm thần.
_ Chuôi gươm( rừng).
_ Lưỡi gươm ( nước).
---> Tra vào vừa như in.
===> Toàn dân khắp nơi đồng tâm, nhất trí ủng hộ Lê Lợi đánh giặc.
c)-Khởi nghĩa Lam Sơn. 
_ Thắng lợi.
===> Thuận lòng trời, ý dân nên giành được thắng lợi.
2. Cảnh đòi và trả gươm.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh và đất nước đã thanh bình, LL lên làm vua.
Vua Lê dạo thuyền trên hồ Tả Vọng, trả gươm, rùa đớp, lặn xuống nước.
===> Khẳng định chiến thắng hoàn toàn và tư tưởng yêu hoà bình của dân tộc.
III. TỔNG KẾT .
+ Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo như: (Rùa vàng, gươm thần ).
+ truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. 
 + Truyện nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, khác vọng hoà bình của nhân dân.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 43
1. Thần Kim Quy thường xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn, để chỉ lối, vạch đường đánh thắng kẻ thù.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 43
2. Như thế sẽ mất đi ý nghĩa toàn dân trên dưới một lòng ủng hộ Lê Lợi đánh thắng giặc.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) 
3. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa truyền thuyết sẽ bị giới hạn, không thể hiện được tư tưởng yêu hoà bình và chiến thắng hoàn toàn của dân tộc.
4. Truyền thuyết là. . . 
( CRCT, BCBG, TG, STTT, STHG).
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: Nêu đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa của truyện “ Sự tích Hồ Gươm” ?
Soạn bài:
Làm BT 1, 3 SBT Tr.20, 21.
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ( SGK. Tr. 37 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
======> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docDT - SU TICH HO GUOM.doc