Giáo án Ngữ văn 6 - Đọc thêm: Ông lão đánh cá, con cá vàng - Nguyễn Văn Hùng
T. Trong truyện mấy lần ông lão đánh cá ra biển gọi cá vàng ? Đó là những lần nào ? Trong 5 lần ông lão ra biển gọi cá, mụ vợ đòi gì và cảnh biển như thế nào ?
H. Trả lời: 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng và mụ vợ đòi:
· Lần 1: Đòi cái máng lợn.
· Lần 2: Đòi cái nhà rộng.
· Lần 3: Muốn làm nhất phẩm phu nhân.
· Lần 4: Muốn làm nữ hoàng.
· Lần 5: Muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ.
H. Trả lời: 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển đều thay đổi:
· Lần 1: Biển gợn sóng êm ả.
· Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng.
· Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
· Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.
· Lần 5: Mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng - Tuần: 6 - Tiết:CT: 23, 24 - ĐỌC THÊM: ƠNG LÃO ĐÁNH CÁ, CON CÁ VÀNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài mới. “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích Nga do Pu- skin kể lại. Bằng nghệ thuật lặp lại, tăng tiến các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật và các yếu tố thần kì, làm cho câu chuyện hấp dẫn người đọc qua cảnh sống bình thường của hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về câu chuyện. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HĐ1. Đọc văn bản tr. 91 T. Cho H đọc 7 cảnh và( 5 lần ông lão ra biển ). SGK Tr. 91. H. Đọc: Cảnh 1: Từ đầu ---------------> đã gần vỡ rồi. Lần 1: Tiếp --------------------> đòi một cái nhà rộng. Lần 2: Tiếp -----------------------> nhất phẩm phu nhân kia Lần 3: Tiếp -----------------------> tao sẽ cho người lôi đi. Lần 4: Tiếp -----------------------> làm theo ý muốn tao. Lần 5: Tiếp -----------------------> cái máng lợn sứt mẻ. Cảnh 7: Tiếp ---------------------> máng lợn sứt mẻ. T. Cho H giải từ: “ Nhất phẩm phu nhân” ? Tư “ Phu nhân” là từ thuần việt hay từ mượn ? Mượn của tiếng, ngôn ngữ nào ? Nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm ? Truyện thuộc thể loại nào ? Truyện cổ tích là gì ? H. Truyện do A- lếch- xan- đrơ Xéc- ghê- ê- vích Pu- skin ( 1799 – 1837) – đại thi hào Nga kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức. Truyện cổ tích là. . . ( SGK Tr. 53). T. Truyện chia làm mấy cảnh, mấy lần ông lão ra biển ? Nêu ý chính của mỗi cảnh ? H. Bảy cảnh và 5 lần ông lão ra biển. . . T. Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật nào là nhân vật chính ? Nhân vật chính là gì ? Truyện có phải là một văn bản không ? Văn bản là gì ? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Phương thức tự sự là gì ? Văn tự sự chủ yếu là kể về ai ? Khi kể người thì kể lại điều gì ? Khi kể việc thì kể những gì của nhân vật ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Thế nào là kể theo ngôi thứ ba, thứ nhất ? H. Ông lão, mụ vợ, cá vàng. . .Nhân vật chính là “Mụ vợ” . . . . HĐ2. Tìm hiểu nội dung phần văn bản. T. Ông lão đánh cá được giới thiệu là người như thế nào ? H. Hiền lành, tốt bụng: bắt được cá, thả cá và kèm những lời chúc tốt đẹp. T. Trong truyện mấy lần ông lão đánh cá ra biển gọi cá vàng ? Đó là những lần nào ? Trong 5 lần ông lão ra biển gọi cá, mụ vợ đòi gì và cảnh biển như thế nào ? H. Trả lời: 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng và mụ vợ đòi: Lần 1: Đòi cái máng lợn. Lần 2: Đòi cái nhà rộng. Lần 3: Muốn làm nhất phẩm phu nhân. Lần 4: Muốn làm nữ hoàng. Lần 5: Muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ. H. Trả lời: 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển đều thay đổi: Lần 1: Biển gợn sóng êm ả. Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng. Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội. Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt. Lần 5: Mặt biển nổi sóng ầm ầm. T. Trong các lần ấy, theo em, lần nào đáng được thông cảm, lần nào đáng ghét, lần nào đáng ghét nhất ? Vì sao ? H. Lần 1 đáng được thông cảm, vì chỉ xin một cái máng mới ( đây chỉ là một yêu cầu bình thường). Các lần còn lại đều đáng ghét, vì mụ vợ tham giàu sang. Lần đáng ghét nhất là bắt cá vàng hầu hạ, vì tham quyền lực, lại bắt chính ân nhân của mình phục vụ cho mình. T. Sự lặp lại và thay đổi qua 5 lần như thế, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ? Qua nghệ thuật lặp lại tăng tiến như thế, cho thấy thái độ của ông lão, cá vàng, mụ vợ và cảnh biển ra sao ? H. Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật lặp lại, tăng tiến. Cho thấy thái độ của các nhân vật: 5 lần ông lão ra biển với 5 tâm trạng khác nhau. Từ bối rối ==> ngượng ngùng ==> cho đến hoảng sợ ( không thay đổi). Mụ vợ:( Luôn thay đổi) lòng tham. Thái độ của cá vàng( giận dữ). Biển cả (phản ứng) tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. T. Thái độ luôn thay đổi của mụ vợ đã bộc lộ tính cách gì của từng nhân vật ? H. * Mụ vợ:( Tham lam, bội bạc với chồng và cá) mỗi lúc một tăng. * Ông lão:( Hiền lành nhưng nhu nhược, yếu đuối), làm theo những đòi hỏi phi lý của vợ. * Cá vàng: Biết ơn, kiên nhẫn nhưng có giới hạn. Khi cần, cá vàng cũng( phản ứng). * Cảnh biển:( Tức giận ) mỗi lúc một rõ nét. T. Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào ? Ý nghĩa của cách kết thúc trên ? H. * Với ông lão đánh cá: Trở về cuộc sống bình yên, không phải khổ sở lo lắng về mụ vợ của mình nữa. * Với mụ vợ: Từng nghèo khổ, nhưng cũng từng được sống giàu sang, sau lại trở về với cuộc sống nghèo khổ. Đó là sự trừng phạt, là cái giá phải trả cho sự bội bạc và tham lam tột cùng. T. Truyện có phải là cách kết thúc tiêu biểu của truyện dân gian không ? Cách kết thúc trên mang ý nghĩa gì ? H. Không, kết thúc không có hậu. Kẻ tham lam, bội bạc bị trừng trị, nhưng người hiền chỉ sống bình yên, không sống sung sướng, hạnh phúc. Ý nghĩa của cách kết thúc: kẻ tham lam, bội bạc bị trừng trị và tỏ lòng biết ơn người nhân hậu. HĐ3. Tìm hiểu phần tổng kết. T. Truyện “Ông lão. . . cá vàng” có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì : H. Truyện có nhiều đặc sắc về nghệ thuật như: Sử dụng nghệ thuật lặp lại tăng tiến, đối lập và các yếu tố tưởng tượng, hoang đường như: hình ảnh cá vàng, cảnh biển cà . . . C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ4. Hướng dẫn H luyện tập. ( SGK Tr. 97 ). T. Cho H đọc BT1. Và cho nhóm thảo luận: Ý kiến em thế nào khi đặc tên truyện: “ Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng” ? Nếu đặt tên như tác giả: “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” thì câu chuyện có ý nghĩa gì ? H. Trả lời. . . D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG T. Cho H về nhà tập kể truyện bằng lời văn của em. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG T. Cho H đọc thêm “ Tục ngữ” SGK Tr. 97. I. GIỚI THIỆU CHUNG. Đọc, giải từ. SGK Tr. 91. Tác giả, tác phẩm. A. Pu – skin ( 1799 – 1837 ). Truyện thơ gồm 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức. . . Thể loại. Truyện cổ tích. . . SGK Tr. 53. Bố cục: Gồm 7 cảnh với 5 lần ông lão ra biển. C 1: Cảnh 1: Giới thiệu 2 vợ chồng ông lão. C 2: Ra biển lần 1, vợ đòi máng lợn mới. C 3: Ra biển lần 2, vợ đòi một cái nhà rộng. C 4: Ra biển lần 3, vợ đòi làm bà nhất phẩm phu nhân. C 5: Ra biển lần 4, vợ muốn làm nữ hoàng. C 6: Ra biển lần 5, vợ muốn làm Long Vương. C 7: Vợ chồng lão trở lại như xưa. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. Nội dung truyện: Ông lão Cá vàng Mụ vợ Biển Lần 1 Biết ơn lão và trả ơn Máng lợn mới Gợn sóng êm ả Lần 2 Nhà rộng, đẹp Nổi sóng Lần 3 Nhất phẩm phu nhân Nổi sóng dữ dội Lần 4 Nữ hoàng Nổi sóng mù mịt Lần 5 Im lặng Long Vương Nổi sóng ầm ầm Thái độ Không thay đổi Phản ứng Luôn thay đổi Phản ứng Tính cách Hiền, nhu nhược, Giận dữ Bội bạc, tham lam Tức giận Kết thúc truyện Sống bình yên Trừng phạt mụ vợ, ân nghĩa thuỷ chung với ông lão Sống nghèo khổ như xưa. Công lý của xã hội =========> Kẻ bội bạc, tham lam bị trừng trị và tỏ lòng biết ơn người nhân hậu. III. TỔNG KẾT: + Là truyện cổ tích dân gian Nga do A. Pu – skin kể lại. + Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật: sự lặp lại tăng tiến, sự đối lặp giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. + Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 97 1. Đặt tên truyện: “ Mụ vợ ông lão và con cá vàng” thì không phù hợp bằng “ Ông lão. . .” vì: - Ông lão là nhân vật trung tâm, ông lão mới là cầu nối giữa mụ vợ và con cá vàng. - Mối quan hệ giữa ông lão và cá vàng được thể hiện suốt tác phẩm: Ông lão đại diện cho cái thiện, lòng tốt; còn cá vàng đại diện cho công lý. V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 97 2. Kể diễn cảm truyện bằng lời văn của em. VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) 3. Cho H đọc thêm “ Tục ngữ” SGK Tr. 97. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. Học bài: Truyện “ Ông lão. . .” có những đặc sắc gì về ngthệ thuật ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ? Soạn bài: Làm BT 1, 2, 3 Tr. 36. SBT. 2. “ Chữa lỗi dùng từ - 2 tiết ( SGK Tr. 68 – 75 ) V. RÚT KINH NGHIỆM. =====> Học sinh tiếp thu bài tốt.
File đính kèm:
- ONG LAO DANH CA VA CON CA VANG - 2015.doc