Giáo án Ngữ Văn 6 dạy thêm tuần 1 đến 3

TỪ MƯỢN

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được thế nào là từ mượn.

- Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong khi nói hoặc viết.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

- Khái niệm từ mượn. Nguồn gốc của từ mượn trong Tiếng Việt

- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.

- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được từ mượn trong văn bản.

- Xác định đúng nguồn gốc từ mượn.

- Viết đúng từ mượn.

- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn. Biết sử dụng từ mượn trong nói và viết.

3. Thái độ:

- Có ý thức chọn lọc từ mượn và mượn từ để làm giàu tiếng Việt.

 

doc24 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 dạy thêm tuần 1 đến 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mới: Đầu những năm bảy mươi, thế kỉ XX, giữa lúc cuộc chống Mĩ đang sôi sục khắp hai miền Nam – Bắc Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống dậy hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ:
“Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng
Vươn lớn bổng dậy ngàn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa,
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân”
- Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa.
	* Vào bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
* HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung
- Hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm truyền thuyết. Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn đọc: Giọng đọc và kể tự nhiên, hồi hợp ở đoạn Gióng ra đời. Lời Gióng trả lời sứ giả cần đọc giọng dõng dạc, đĩnh đạc, trang nghiêm
- Học sinh: đọc truyện (giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh).
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 
(?) Em hãy xác định thể loại của văn bản?
- Học sinh tóm tắt truyện.
(?)Truyện có mấy nhân vật?Ai là nhân vật chính? 
 Truyện có một số nhân vật nhưng chủ chốt là Gióng, từ cậu bé làng Gióng kì lạ trở thành Thánh Gióng. Đây là hình tượng nhân vật được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn đối với trẻ thơ.
(?) Thánh Gióng trong truyện ra đời như thế nào? Tìm những chi tiết nói về sự ra dời ấy? Em có nhận xét gì về sự ra đời ấy không?
(?) Yếu tố về sự ra đời khác thường này đã nhấn mạnh điều gì về con người của cậu bé làng Gióng?
 Dự báo Gióng sẽ là một người kì lạ khác chúng ta
(?) Những chi tiết nào tiếp tục nói lên sự kì lạ của Gióng?
Khi nghe sứ giả loan tin tìm người cứu nước thì chú bé đặt đâu ngồi đấy thay đổi thế nào? Tiếng nói đầu tiên của Gióng là gì?
(?) Chi tiết này có ý nghĩa gì?
 Để thắng giặc dân tộc ta phải chuẩn bị từ những vũ khí bình thường nhất đến những thành tựu kĩ thuật nhất để chiến đấu
(?) Em hiểu gì về chi tiết Gióng đòi đi đánh giặc? Sau khi gặp sứ giả Gióng đã có thay đổi như thế nào?
HẾT TIẾT 5 CHUYỂN TIẾT 6
(?) Gióng lớn nhanh như thổi là nhờ vào đâu? Tại sao tác giả lại chọn chi tiết “cả làng góp gạo nuôi Gióng lớn”? Qua chi tiết đó em thấy cả làng gữi gắm ước mơ gì ở cậu bé ?
 Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân,sức mạnh của Gióng dược nuôi dưỡng từ dân,từ những cái bình thường nhất. Đồng thời nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân, sức mạnh của lòng yêu nước).
(?) Em hãy kể lại cuộc chiến đấu của tráng sĩ Gióng? Khi roi sắt gãy Gióng đã làm gì? Những chi tiết này có ý nghĩa ra sao?
 Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà còn bằng cây cỏ bên đường của đất nước.Như lời kêu gọi của Bác sau này “Ai có cuốc dùng cuốc.”
(?) Kết quả cuộc giao chiến này là gì?
(?) Những chi tiết đó cho thấy Thánh Gióng là người ra sao?
(?) Trong các truyện dân gian ta thấy thông thường sau khi một nhân vật lập được chiến công lừng lẫy thì sẽ dược nhà vua đối xử ra sao?
(?) Còn Thánh Gióng sau khi thắng giặc chàng đã làm gì? Em có suy nghĩ gì về điều đó? 
 Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Là người có công đánh giặc, nhưng Gióng không màng danh vọng. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở. (ao, hồ, tre đằng ngà)
(?) Chi tiết “Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?
 Mang cốt lõi lịch sử, “Thánh Gióng” là một truyền thuyết nhưng lại mang đậm màu sắc thần thoại bởi các chi tiết kì lạ, hoang đường. Với bút pháp cực tả, người xưa đã ca ngợi lòng yêu nước nồng nàn , sức mạnh nhân dân chống xâm lược. Bức tranh này vừa có giá trị hiện thực vừa có ý nghĩa như một ước mơ của người xưa muốn chiến thăng ngoại xâm để bảo vệ địa bàn, bờ cõi của mình .
- GV cho HS thảo luận và rút ra ý nghĩa SGK
(?)Truyền thuyết thường liên quan đến lich sử.Vầy truyện này có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
 Thời vua hùng chiến tranh nổ ra nhiều->Cần sức mạnh cộng đồng
(?) Người xưa sáng tạo ra chuyện này nhằm phản ánh điều gì, ca ngợi ai, thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta?
(?) Theo em Thánh Gióng có thật không ? Tại sao tác giả dân gian lại muốn chúng ta tin là Thánh Gióng có thật?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
- Hình tượng trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc- tìm hiểu từ khó : sgk
2. Bố cục: 4 đoạn
 _ Đoạn 1 : Từ đầu  “ nằm đấy ”
Sự ra đời của Gióng.
 _ Đoạn 2 : Tiếp đó  “ chú bé dặn ”
Gióng đòi đi đánh giặc.
 _ Đoạn 3 : Tiếp đó  “ cứu nước ”
=> Gióng được nuôi lớn để đi đánh giặc.
 _ Đoạn 4 : Phần còn lại
=> Gióng đánh thắng giặc và quay về trời.
3. Tìm hiểu văn bản:
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Mẹ ướm chân vào vết chân to, thụ thai 12 tháng sau sinh cậu bé mặt mũi khôi ngô.
- Lên 3 tuổi vẫn đạt đâu nằm đấy
-> Gióng được sinh ra kì lạ.
- “Sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
=> Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.
HẾT TIẾT 5 CHUYỂN TIẾT 6
b. Diễn biến:
b.1 Gióng được nuôi lớn để đánh giặc:
- Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.
- Bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé.
-> Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng từ nhân dân -> Tinh thần đoàn kết dân tộc.
b.2Gióng đánh thắng giặc và bay về trời:
- Vươn vai một cái biến thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt.
- Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa lao thẳng đến nơi có giặc.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
-> Sức mạnh của toàn dân về lòng yêu nước.
- Đánh tan giặc, Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
-> Hình tượng Gióng được bất tử hoá. Sống mãi với non sông.
III. TỔNG KẾT:
a. Nghệ thuật: 
- Xây dựng hình tượng người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì.
- Xâu chuỗi các sự kiện lịch sử và lí giải dấu tích thiên nhiên.
b. Nội dung: Ghi nhớ (SGK/23)
* Ý nghĩa văn bản: Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc, tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng của dân tộc ta.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: - Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng
- Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng.
- Kể tóm tắt truyện
* Bài mới: Soạn bài: Từ mượn
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................
~~~~~~*0*~~~~~~
TUẦN 2
Tiết 7
Ngày soạn: 26/06/2015
 Ngày dạy: //
Tiếng Việt: 	TÖØ MÖÔÏN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong khi nói hoặc viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ mượn. Nguồn gốc của từ mượn trong Tiếng Việt
- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được từ mượn trong văn bản.
- Xác định đúng nguồn gốc từ mượn.
- Viết đúng từ mượn.
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn. Biết sử dụng từ mượn trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Có ý thức chọn lọc từ mượn và mượn từ để làm giàu tiếng Việt.
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Tích hợp với văn bài “ Thánh Gióng “ với tập làm văn “Tìm hiểu chung về văn tự sự”.
2. Học sinh: Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân biệt từ đơn và từ phức? Cho ví dụ? 
- Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau ? cho ví dụ ? 
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài mới: Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt, song để giúp ngôn ngữ chúng ta phong phú hơn, ta phải mượn mà chủ yếu là từ Hán Việt. Đó là nội dung của bài học.
	* Vào bài:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Từ thuần Việt và từ mượn
* GV cho HS giải thích từ “Tráng sĩ, trượng” trong văn bản “Thánh Gióng” 
Chú bé vùng dậy  biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng” 
* GV hướng dẫn xác định nguồn gốc của từ. 
HS thảo luận trên sự gợi ý của GV.
Em thường nghe những từ này trên phim ảnh của nước nào? – Từ gốc Hán
Những từ còn lại trong VD là từ thuần Việt? Vậy từ thuần Việt là gì? Cho VD 
HS xác định VD SGK, từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác (Ti vi, xà phòng, mít tinh, rađi ô, in tơ nét,gan điện, bơm, xô viết, ga ) 
* HS thảo luận nhận xét gì về số lượng từ mượn Hán Việt 
+ Những từ mượn được việt hoá như thế nào? 
Các từ mượn chưa được việt hoá khi viết ta phải làm thế nào? 
 => GV chốt ghi nhớ: từ mượn là gì?
Bộ phận qua trọng nhất trong vốn từ mượn TV có nguồn gốc từ tiếng nước nào? 
Ngoài từ mượn gốc Hán ra, từ mượn có nguồn gốc từ tiếng nước nào khác? 
Các từ mượn từ các thứ tiếng An – Âu: Anh, Pháp, Nga cho mấy cách viết? Cho VD 
HS đọc to đoạn trích ý kiến của Hồ Chủ Tịch 
Theo em mặt tích cực của việc từ mượn là gì? Mặt tiêu cực của việc lạm dụng từ mượn là gì? 
=> GV chốt ý: khi cần thiết thì phải mượn. Khi TV đã có thì không nên mượn tuỳ tiện
HS đọc ghi nhớ 2 (SGK/25) 
Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Luyện tập
- Học sinh: Đọc và chỉ rõ yêu cầu của bài tập 1.
(?) Xác định từ mượn và nói rõ nguồn gốc của chúng?
- Giáo viên hướng dẫn, làm mẫu câu a.
- Học sinh: Chỉ rõ yêu cầu bài tập 2.
- Giáo viên phân công cho mỗi nhóm xác định nghĩa của 1 từ trong khoảng thời gian ngắn nhất ( 30 giây ). Sau đó cử đại diện của nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. Giáo viên nhận xét, sửa bài, cho học sinh ghi vào vở ( giáo viên chú ý đến đối tượng học sinh trung bình và yếu ).
 & Khán: xem.
a. Khán giả " Giả: người.
 & Thính: nghe.
- Thính giả " Giả: người.
 & Độc: đọc.
- Độc giả " Giả: người.
 & Yếu: quan trọng.
BT 3: Kể một số từ mượn mà em biết?
- Giáo viên hướng dẫn cho các nhóm chuẩn bị (2 phút). Sau đó tổ chức thi nhanh giũa các đội.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét phần trả lời của nhóm bạn. 
- Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh các từ mượn khác
BT4: Xác định từ mượn, có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào? Đối tượng giao tiếp nào?
a. Các từ mượn : Phôn, nốc ao, fan.
b. Có thể dùng: + Trong hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè, người thân.
 + Hoặc cũng có thể dùng để viết tin, đăng báo.
c. Không nên dùng : trong các trường hợp có nghi thức giao tiếp trang trọng như ngoại giao, hội nghị hoặc tránh dùng trong các văn bản có tính chất nghiên túc.
Gv giải thích : có thể dùng các từ mượn ấy trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong các tin trên báo. Ưu điểm của các từ này là ngắn gọn. Nhược điểm của chúng là không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức.
I. Từ thuần Việt và từ mượn: 
1. Từ thuần Việt: là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra
VD: thần núi, thần nước 
2.Từ mượn : là những từ chúng ta vay mượn của tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Hán
VD: Giang sơn
+ Mượn tiếng Hán: sứ giả, gan
+ Mượn tiếng Pháp: xà bông, bơm, ra – đi – ô
+ Mượn tiếng Anh: ti vi, mít tinh, ga, in tơ nét
+ Mượn tiếng Nga: xô viết 
- Cách viết từ mượn
Ÿ Từ mượn được việt hoá viết như từ thuần Việt 
Ÿ Từ mượn chưa được việt hoá thì dùng dấu gạch nối để nối các từ với nhau.
VD: In-tơ-nét
* Ghi nhớ 1: (SGK/25)
3. Nguyên tắc mượn từ: 
- Mượn từ là cách làm giàu Tiếng Việt 
Lạm dụng việc mượn từ sẽ làm cho Tiếng Việt kém trong sáng 
* Ghi nhớ 2 (SGK/25)
II Luyện tập
Bài 1/26 
a) Từ mượn Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ 
b) Từ mượn Hán Việt = gia nhân 
c) Từ mượn Tiếng anh: Pốp, Mai Cơn Giắc Sơn, In tơ nét 
Người xem 
Bài 2/26. Xét nghĩa từng tiếng tạo thành từ Hán Việt 
a) Khán giả: Khán: Xem 
 Giả : Người 
Người đọc 
 Độc giả: Độc : Đọc 
 Giả : Người 
b) Yếu điểm: Yếu: Quan trọng ; 
Điểm: Chỗ 
Yếu lược: Yếu = Quan trọng; 
lược = Tóm tắt
Yếu nhân = người quan trọng 
Bài 3/26 
a) Tên gọi các đơn vị đo lường: Mét, milimét, lít, kilôgam, 
b) Tên gọi các bộ phân xe đạp: Ghi đông, Gác đờ bu, Pê đan
c) Tên gọi một số đồ vật: Ra đi ô, vi ô lông, sa lông, xích 
Bài 4. Các từ mượn – hoàn cảnh dùng và đối tượng giao tiếp. 
a) Phôn: từ mượn tiếng Anh :dùng trong hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè, người thân 
b) Fan: Từ mượn tiếng Anh: Dùng thông thường với người yêu thích thể thao
c) Nốc ao: Từ mượn tiếng Anh: Dùng với người yêu thích võ thuật
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: - Tra từ điển để xác định ý nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng.
- Học thuộc lòng ghi nhớ, làm bài tập 3.
* Bài mới: Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn tự sự”
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................
~~~~~~*0*~~~~~~
TUẦN 2
Tiết 8
Ngày soạn: 26/06/2015
 Ngày dạy: //
Tập làm văn: 	TÌM HIEÅU CHUNG VEÀ VAÊN TÖÏ SÖÏ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
3. Thái độ: Viết đúng thể loại văn tự sự, hiểu rõ mục đích của kiểu văn bản này.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tích hợp với văn bài “ Thánh Gióng” với Tiếng Việt “Từ mượn”.
2. Học sinh: Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Văn bản là gì? Hãy nêu các kiểu văn bản thường gặp với phương thức biểu đạt? Mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản?
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài mới: Trong giao tiếp hằng ngày ở nhà – ở trường - chúng ta kể cho nhau nghe, nghe cha mẹ kể chuyện . Tức là chúng ta đã sử dụng văn tự sự. Vậy tự sự là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của nó ra sao Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 
	* Vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa đặc điểm chung của phương thức tự sự
(?) Thường ngày, các em có hay nghe kể chuyện hoặc kể chuyện không? Đó là những chuyện gì?
- Gv mời hs đọc ví dụ 1 sgk/ 27
(?) Theo em, kể chuyện để làm gì? Cụ thể hơn, khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì và người kể chuyện phải làm gì?
(?) Trở lại những ví dụ trong SGK/27. Gặp những trường hợp ấy, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì? (HSTL 3 phút)
(?) Nếu muốn kể bạn Lan là một người bạn tốt người được kể phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao?
(?) Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?
GV chốt: Tự sự nhằm đáp ứng yêu cầu giải thích sự việc (vì sao An thôi học?) hoặc đáp ứng yêu cầu tìm hiểu con người (là người như thế nào?).
(?) Qua việc giải quyết một số tình huống trên, em hiểu thế nào là văn tự sự?
 - GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ
(?) Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những gì?
(?) Diễn biến sự việc ra sao? Kết quả như thế nào?
(?) 7 sự việc trên xảy ra liên tục, có đầu có đuôi. Sự việc xảy ra trước thường là nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra sau cho nên có vai trò giải thích sự việc sau. Ta gọi đó là gì?
(?) Trong từng sự việc ấy, khi kể em cần nhớ điều gì? Hãy cho ví dụ?
(?) Một chuỗi sự việc có việc trước, việc sau, cuốc cùng có một kết thúc. Như vậy, truyện Thánh Gióng có thể kết thức ở sự việc 4 hoặc 5 được không? Vì sao?
(?) Qua truyện Tháng Gióng, những chi tiết như trên thể hiện được nội dung gì? Qua phần nội dung đó, truyện nhằm thể hiện ý nghĩa gì? Vì sao?
(?) Qua việc phân tích trên, em hãy nêu ra đặc điểm của phương thức tự sự.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1/28
(?) Trong truyện này phương thức tự sự thể hiện như thế nào ? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì ?
-> Gợi ý : * Trong câu chuyện này, phương thức tự sự thể hiện:
- Truyện kể về một ông già đốn củi trong rừng.
- Diễn biến: ­ Ông già muốn thần chết đến.
 ­ Thần chết đến thật.
 ­ Ông già sợ hãi, nói tránh đi.
- Ý nghĩa: Con người muốn thoát khỏi cực nhọc nhưng rất coi trọng sự sống của mình, vốn sợ cái chết.
* GV nói thêm: Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già mang sắc thái hóm hỉnh: con người muốn thoát khỏi cực nhọc nhưng rất coi trọng sự sống của mình, dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.
Bài 2/29
(?) Bài thơ sau đây có phải tự sự không ? Vì sao? Hãy kể câu chuyện bằng miệng ?
-> Gợi ý : Đây chính là bài thơ tự sự. Vì tuy diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài tập 3
- Em hãy cho biết bài tập 3 có mấy yêu cầu ? Đó là những yêu cầu nào ?
+ Xác định kiểu văn bản.
+ Giải thích.
+ Tìm hiểu vai trò của loại văn bản đó.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Ý nghĩa đặc điểm chung của phương thức tự sự:
a. Ví dụ 1: SGK/27
- Kể lại một câu chuyện -> Mong muốn được nghe kể chuyện.
- Kể lại 1 câu chuyện để hiểu rõ con người bạn Lan -> Hiểu rõ con người bạn Lan.
- Kể lại một câu chuyện để biết vì sao An thôi học -> Biết rõ lí do vì sao An thôi học.
® Người kể: phải kể, giải thích. Người nghe muốn biết, muốn tìm hiểu về con người, sự việc.
b. Ví dụ 2: SGK/27
* Các sự việc trong VB “Thánh Gióng ”.
- Sự ra đời của Thánh gióng
- Thánh Gióng đòi đi đánh giặc.
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
- Thánh Gióng trở thành tráng sĩ.
- Thánh Gióng đánh tan giặc.
- Thánh Gióng bay về trời.
- Vua lập đền thờ, phong danh hiệu, những vết tích còn lại.
® Các sự việc nối tiếp nhau theo trình tự hợp lí (trình tự thời gian) dẫn đến kết thúc
® Giúp người đọc hiểu về Thánh Gióng và công cuộc chống giặc Ân.
2. Ghi nhớ : Sgk/28
II. Luyện tập:
Bài 1/28: 
+ Phương thức tự sự trong truyện:
Kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba.
+ Ý nghĩa câu chuyện: 
- Ca ngợi trí thông minh, biến ứng linh hoạt của ông già.
- Cầu được ước thấy.
Bài 2/29: 
 Bài thơ “ Bé Mây” là bài thơ tự sự vì nó kể câu chuyện có nhân vật (mèo, chuột và bé Mây) có sự việc nối tiếp và kết thúc.
Bé cùng mèo nướng cá bẫy chuột -> cả
hai tên chuột sa bẩy -> Mây cùng mèo mơ được xử án chuột -> ai ngờ sáng ra mèo lại nằm trong bẩy
Ý nghĩa: hại người không khéo lại tự hại mình.
Bài 3/ 29, 30:
a. Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần ba.
b. Người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược.
- Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.
- Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Liệt kê chuỗi sự việc được kể trong một truyện dân gian đã học.
- Xác định phương thức biểu đạt sẽ sử dụng để giúp người khác Học thuộc lòng ghi nhớ, làm bài tập 4
* Bài mới: Chuẩn bị bài:sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Đọc kĩ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................
~~~~~~*0*~~~~~~
TUẦN 3
Tiết 9-10
Ngày soạn: 26/06/2015
 Ngày dạy: //
Văn bản: 	SÔN TINH, THUÛY TINH
 (Truyeàn thuyeát)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nội dung , ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiên trong truyền thuyết " Sơn Tinh, Thủy Tinh ".
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trọng việc chế ngự

File đính kèm:

  • docThanh_Nguyen__Ngu_Van_6_Tuan_123_20152016_20150725_025137.doc