Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng

T. Em kể diễn biến các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?

H.(1) Vua Hùng kén rể ==>( Sự việc khởi đầu).

 (2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn

 (3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể

 (4) Sơn Tinh đến trước, được vợ ==>(Sự việc phát triển).

 (5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh

 (6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, Thuỷ Tinh thua, rút quân về ==>( Sự việc cao trào).

 (7) Hằng năm, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua==>( Sự việc kết thúc).

T. Trong 7 sự việc trên đâu là sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc ?

T. Ta có thể thay đổi trật tự các sự việc trên được không ? Vì sao ? Chuỗi các sự việc trên khẳng định điều gì ?

H. Không. Vì các sự việc trên có quan hệ nhân quả với nhau, được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa trước, sau. Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
- Tuần: 4
- Tiết CT: 13, 14 – 15, 16 
- TIẾT 13, 14: SỰ VIỆC, NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
- TIẾT 15: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
- TIẾT 16: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
Kiến thừc: 
- Hiểu thế nào là văn bản tự sự, chủ đề, sự việc và nhân vật, ngơi kể trong văn tự sự.
- Nắm được bố cục, thứ tự kể, cách xây dựng đoạn và lới văn trong bài văn tự sự.
Kỹ năng: 
- Biết vận dụng những kiến thức về văn bản tự sự vào đọc – hiểu tác phẩm văn học. Biết viết đoạn văn, bài văn kể chuyện cĩ thật được nghe hoặc chứng kiến và kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. Biết trình bày miệng tĩm lược hay chi tiết một truyện cổ dân gian, một câu chuyện cĩ thật được nghe hoặc chứng kiến.
Thái độ: Yêu thích và trình bày được đặc điểm của văn bản tự sự: yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người.
Tích hợp: 
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng bài văn kể chuyện về người thật, việt thật và miêu tả sáng tạo
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ những cảm nhận của cá nhân về các bài văn kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
- TIẾT 13, 14: 
- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự là gì ?
- TIẾT 15: 
1. Chủ đề là gì ? Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần ?
2. Có mấy cách mở bài ?
- TIẾT 16: 
1. Khi tìm hiểu đề văn tự sự, em phải làm gì ?
 2. Em hãy trình bày lại cách làm một bài văn tự sự ?
- TIẾT 13, 14: SỰ VIỆC, NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Sự việc trong văn tự sự là gì ? Nhân vật trong văn tự sự là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên.
HĐ1. Tìm hiểu sự việc trong văn tự sự.
T. Em kể diễn biến các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
H.(1) Vua Hùng kén rể ==>( Sự việc khởi đầu).
 (2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn
 (3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
 (4) Sơn Tinh đến trước, được vợ ==>(Sự việc phát triển).
 (5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh
 (6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, Thuỷ Tinh thua, rút quân về ==>( Sự việc cao trào).
 (7) Hằng năm, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua==>( Sự việc kết thúc).
T. Trong 7 sự việc trên đâu là sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc ?
T. Ta có thể thay đổi trật tự các sự việc trên được không ? Vì sao ? Chuỗi các sự việc trên khẳng định điều gì ?
H. Không. Vì các sự việc trên có quan hệ nhân quả với nhau, được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa trước, sau. Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.
T. Kể một câu chuyện mà có 7 sự việc như trên thì câu chuyện có hấp dẫn không ? Vì sao ?
H. Không. Vì khô khan, trừu tượng, khó hiểu.
T. Vậy muốn kể một câu chuyện hay, sự việc phải được trình bày như thế nào ?
H. Trình bày cụ thể, chi tiết.
T. Cụ thể sự việc trong truyện “ ST,TT” xảy ra trongt thời gian nào ? Địa điểm ở đâu ? Do những nhân vật nào thực hiện ? Xuất phát từ nguyên nhân nào ? Dẫn đến diễn biến sự việc như thế nào ? Và kết quả ra sao ?
H. * Thời gian: Vào thời Vua Hùng thứ 18.
 * Địa điểm: Ở thành Phong Châu.
 * Nhân vật: Do Vua Hùng, Mị Nương nhưng chủ yếu do “ ST, TT” làm .
 * Nguyên nhân: Vua Hùng kén rể.
 * Diễn biến : STTT cầu hôn ==> Vua ra sính lễ ==> STđến trước rước vợ ==> TTđến sau dâng nước đánh ST nhưng thua ==> Hằng năm, TT đem quân đánh ST nhưng đều thua.
T. Sự việc phải được sắp xếp như thế nào để thể hiện được tư tưởng của người kể ?
H. Phải sắp xếp theo một trật tự có ý nghĩa, sự việc trước giải thích nguyên nhân cho sự việc sau và sự việc sau là kết quả để thể hiện tư tưởng của người kể.
T. Vậy, sự việc trong văn tự phải được trình bày như thế nào ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ2: Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự.
T. Truyện “ ST, TT” có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Ai là nhân vật phụ và có cần thiết hay bỏ qua được không ? Vì sao ?
H. Vua Hùng thứ 18, Mị Nương, STTT và các Lạc Hầu. “ ST, TT” là nhân vật chính. Các nhân vật phụ chỉ nói qua nhưng cần thiết, không thể bỏ được vì giúp nhân vật chính hoạt động. 
T. Trong truyện ai là người làm ra sự việc và thực hiện các sự việc. Trong đó nhân vật nào đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.?
H. Các nhân vật thực hiện các sự việc. Trong đó nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu, nhân vật phụ chỉ nói qua và giúp nhân vật chính hoạt động.
T. Các nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào về:
Tên gọi: STTT, Vua Hung, Mị Nương.
Lai lịch: Mị Nương con gái vua.
Tính tình: Hiền dịu.
Tài năng và việc làm: _ ST vẫy tay nổi cồn bãi, mọc núi đồi.
 _ TT hô mưa gọi, gió làm dông bão.
T. Vậy, nhân vật trong văn tự sự là gì ?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Luyện tập.
T. Những sự việc mà các nhân vật trong truyện “ ST,TT” đã làm ?
H.* Vua Hùng : Kén rể, ra điều kiện chọn rể.
* Mị Nương: Lấy chồng, theo ST về núi Tản Viên.
* Sơn Tinh: Đến cầu hôn, đem lễ vật đến trước, đánh và chiến thắng TT.
* Thuỷ Tinh: Đem lễ vật đến sau không được vợ, kéo quân đánh ST nhưng thua. Hằng năm, dâng nước trả thù nhưng đều thua.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật ?
H. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là hai nhân vật chính góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện. Các nhân vật phụ chỉ nói qua và giúp nhân vật chính hoạt động. Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt và ước mơ chiến thắng thiên tai.
T. Tóm tắt truyện “ ST,TT” theo sự việc gắn với các nhân vật chính ?
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG	
T. Tại sao gọi tên truyện là “ ST,TT” ?
H. Đây là cách gọi truyền thống, thói quen của dân gian như: Thạch Sanh, Tấm Cám. . . Cách gọi xác đáng hơn cả.
T. Cho H đọc BT2. Tập xác định nhân vật, sự việc, diễn biến và sắp xếp câu chuyện cho phù hợp với nhan đề: “ Một lần không vâng lời”. Em dự định kể sự việc gì ? Nhân vật chính là ai ? Diễn biến câu chuyện ra sao ?
H. Em bé quàng khăn đỏ đã không vâng lời mẹ, nên bị sói ăn thịt cả hai bà cháu , sau phải nhờ bác thợ săn cứu thoát. Từ đó, em thật sự biết nghe lời mẹ. 
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ.
( SGK Tr. 38 )
1.Sự việc trong văn tự sự: Được trình bày một cách cụ thể, xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. . . Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
2.Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm. . . 
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 28
1. Những sự việc mà các nhân vật đã làm:
* Vua Hùng:
*Mị Nương:
* Sơn Tinh:
* Thuỷ Tinh:
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 28
a.Vai trò, ý nghĩa:
b. Tóm tắt truyện:
c. Tại sao tên truyện là “ ST, TT” :
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
2. Tự kể một câu chuyện phù hợp với nhan đề “ Một lần không vâng lời”.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự là gì ?
Soạn bài: 1)- Làm BT 3, 4, 5 SBT Tr. 19.
 2)- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ( Sgk. Tr. 44 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ====> Học sinh tiếp thu bài tốt

File đính kèm:

  • docSU VIEC VA NHAN VAT TRONG VAN TU SU.doc
Giáo án liên quan