Giáo án Ngữ văn 6 - Bùi Thị Hòa - Tuần 6

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

 - Biết cách chữa các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn nhừng từ gần âm.

 - Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm

2. Kĩ năng:

 - Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ

 - Dùng từ chính xác khi nói viết.

3. Thái độ:

 - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Phát vấn, phân tích ví dụ, liên hệ thực tế.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 - Lớp 6A2: Sĩ số Vắng (P KP .)

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra bi tập của học sinh

3. Bài mới :

- Từ ngữ Tiếng Việt thường có hiện tượng chuyển nghĩa, đồng âm, gần âm. Vì vậy khi nói và viết các em hay lân lộn. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em nhận ra một số lỗi thường gặp và cách chữa lỗi.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bùi Thị Hòa - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6	 Ngày soạn: 21/09/2014
 Tiết : 21 - 22	 	 Ngày dạy: 23/09/2014
Văn bản:
THẠCH SANH 
 - Truyện cổ tích -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu và cảm nhận những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
 - Nhĩm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ
 - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh
2. Kĩ năng
 - Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại
 - Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.
 - Kể lại được một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ
 - Yêu những việc làm tốt đẹp, ghét những điều xấu, điều ác.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp – Phân tích – Bình giảng
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6A2: Sĩ số………Vắng……(P………KP…….)	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh “ bằng lời của em? Nêu ý nghĩa của truyện?
 - Em thích chi tiết kì lạ nào trong truyện? Vì sao?
3. Bài mới :
 - Nhân dân ta có câu tục ngữ“ Ở hiền gặp lành”. Tử tưởng nhân ái ấy luôn luôn xuất hiện trong truyện cổ dân gian đặc biệt là truyện cổ tích. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em truyện Thạch Sanh để thấy được ước mơ chiến thắng tà của cha ông ta qua nhân vật Thạch sanh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV: Giới thiệu về khái niêm chuyện cổ tích.
 - Khái niện: là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng, xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, người mồ cơi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người cĩ hình dạng xấu xí, người thơng minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nĩi năng và hoạt động như con người. 
- Phân loại: Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, cĩ thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại :Truyện cổ tích về lồi vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế tục (cổ tích sinh hoạt). 
GV: Thạch sanh thuộc nhĩm cổ tích nào?
HS: Truyện cổ tích thần kì
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
GV: Hướng dẫn giọng đọc, giọng chậm rãi, sâu lắng, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật, đặc biệt là giọng Lí Thơng, gọi 2 HS đọc văn bản.
GV: Nhận xét cách đọc của HS, chú ý những từ khĩ SGK/65,66.
GV: HS tóm tắt truyện
GV: Có thể chia văn bản thành mấy phần?
HS: 3 phần 
* Mở truyện: Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh
* Thân truyện: Những chiến công của Thạch Sanh
* Kết truyện: Thạch Sanh nối ngôi vua
Phân tích:
GV: Dựa vào phần mở truyện cho cô biết nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh? Nguồn gốc xuất thân đĩ cĩ gì bình thường, khác thường?
HS : Trả lời, GV nhận xét.
+ Bình thường : 
 - Là con của 1 gia đình nông dân tốt bụng.
 - Sống nghèo khổ bằng nghề đốn củi.
+ Khác thường : 
 - Do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Bà mẹ mang thai sau nhiều năm mới sinh con. Thạch Sanh có cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân, đồng thời lại có nét phi thường, lớn lao đẹp đẽ.
Tiết 22: 
Gv chuyển ý: Thạch Sanh là nhân vật dũng sĩ có nguồn gốc vừa gần gũi vừa khác thường. Sự khác thường này sẽ làm nên nhiều chiến công phi thường gắn liền với ước mơ của nhân dân. 
GV: Dựa vào phần 2 hãy cho biết Thạch Sanh đã lập bao nhiêu chiến công? Nhờ đâu mà Thạch Sanh lập chiến công? Em hãy liệt kê và nhận xét? Từ đó rút ra những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh ?
HS : Thảo luận nhóm & trình bày.
GV: Chốt ý
 Những chiến công : 
- Diệt chằn tinh.
- Diệt đại bàng, cứu công chúa.
- Diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thủy tề được tặng cây đàn
- 18 nước chư hầu qui hàng
 => những chiến công rực rỡ, thể hiện tài năng, phẩm chất đẹp đẽ của Thạch Sanh.
* Vũ khí thần kỳ : 
Tiếng đàn : Giúp nhân vật được giải oan. -> Tiếng đàn của công lý thể hiện ước mơ & niềm tin. Tiếng đàn làm quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.
Niêu cơm thần kỳ với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu . Chứng tỏ tính chất kỳ lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của Thạch Sanh, đồng thời nó tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo & tư tưởng yêu hoà bình của dân tộc ta.
* Những phẩm chất : 
- Thật thà, chất phác.
- Dũng cảm, tài năng.
- Lòng nhân đạo & tình yêu hoà bình.
=> Đóù cũng là phẩm chất tiêu biểu của nhân dân ta. Vì thế truyện Thạch Sanh được nhân dân rất yêu thích . 
 => Thạch Sanh là nhân vật dũng sĩ có tài năng phi thường.
Nhân vật Lí Thơng:
GV:Đối lập với thạch Sanh là nhân vật nào ? Em có nhận xét gì về nhân vật này ? vì sao em có suy nghĩ như vậy ?
HS: Mẹ con Lý Thông xảo quyệt, tàn nhẫn, vô lương tâm nên bị trừng phạt một cách đích đáng.
Truyện kết thúc có hậu thể hiện công lý xã hội & ước mơ của nhân dân về sự đổi đời.
GV:Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật, ý nghĩa của truyện?
HS : Trả lời , Gv nhận xét & kết luận.
HS:Đọc ghi nhớ
Luyện tập 
Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Bám sát nhân vật chính Thạch Sanh để kể diễn cảm truyện theo trình tự các chiến công
- Đọc văn bản em bé thông minh, tóm tắt trước và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản . 
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại
- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- tìm hiểu từ khó
* Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 3 phần
b. Phân tích
b1. Nhân vật Thạch Sanh:
* Nguồn gốc xuất thân :
- Gia đình nghèo nhưng tốt bụng.
- Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai.
- Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh nở.
- Thạch Sanh ra đời mồ côi cha mẹ, làm nghề đốn củi, sống dưới gốc đa
-> Vừa gần gũi vừa cao quý, sống nghèo khó nhưng lương thiện. 
*Những chiến công kì diệu của Thạch Sanh:
- Chém chằn tinh thu bộ cung tên vàng
- Diệt đại bàng cứu công chúa
- Diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thủy tề được tặng cây đàn
- Dùng tiếng đàn đánh đuổi quân xâm lược của 18 nước chư hầu
- Thổi cơm thết đãi quân bại trận
* Vũ khí thần kỳ : 
- Tiếng đàn : Giúp nhân vật được giải oan. 
Niêu cơm thần kỳ: Sự thua cuộc sự thua cuộc18 nước chư hầu.
* Những phẩm chất : 
- Thật thà, chất phác.
- Dũng cảm, tài năng.
- Giàu lòng nhân đạo & tình yêu hoà bình.
-> Nhân vật dũng sĩ có tài năng phi thường, mưu trí, bao dung độ lượng
b2. Nhân vật Lí Thơng:
 Dối trá, hèn nhát, nham hiểm, vong ân bội nghĩa.
-> Đại diện cho cái ác bị trừng trị đích đáng.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Sắp xếp các chi tiết khéo léo, Sử dụng yếu tố thần kì.
+ Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lịng nhân ái.
- Kết thúc cĩ hậu.
b. Nội dung
* Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: 
- Đọc kĩ truyện, nhớ các chiến công của Thạch Sanh; kể lại được từng chiến công theo đúng trình tự.
- Tập trình bày những cảm nhận, suy nghĩ về các chiến công của Thạch Sanh.
* Bài mới: Soạn bài “Chữa lỗi dùng từ”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 6	 Ngày soạn: 25/10/2014
Tiết: 23	 	 	 Ngày dạy: 27/10/2014
Tiếng Việt:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
 - Biết cách chữa các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn nhừng từ gần âm.
 - Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm
2. Kĩ năng:
 - Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ
 - Dùng từ chính xác khi nói viết.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phát vấn, phân tích ví dụ, liên hệ thực tế.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 - Lớp 6A2: Sĩ số………Vắng……(P………KP…….)
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra bài tập của học sinh	 
3. Bài mới : 
- Từ ngữ Tiếng Việt thường có hiện tượng chuyển nghĩa, đồng âm, gần âm. Vì vậy khi nói và viết các em hay lân lộn. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em nhận ra một số lỗi thường gặp và cách chữa lỗi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
GV: Nêu một số lỗi thường gặp
Phát hiện lỗi và chữa lỗi 
GV: Hướng dẫn HS gạch dưới những từ có nghĩa giống nhau trong đoạn trích .
a. tre - tre ( 7 lần ), giữ – giữ ( 4 lần ), anh hùng – anh hùng ( 2 lần ).
GV: Việc lặp lại các từ trong đoạn văn trên nhằm mục đích gì?
HS: Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ cho văn xuôi.
GV: Xét VD (b), từ nào được lặp lại? Lặp lại như vậy cĩ tác dụng gì khơng? Cĩ sửa được khơng?
HS: Truyện dân gian – truyện dân gian ( 2 lần ).
 => Sự vụng về của người sử dụng. Đây là lỗi lặp có thể sửa được. 
- Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng , kỳ ảo.
Lẫn lộn các từ gần âm 
GV hướng dẫn HS tìm những từ dùng sai âm & nêu nguyên nhân cũng như cách chữa lỗi.
GV: Trong các câu sau những từ nào không đúng.
a. Ngày mai, chúng em đi tăm quan viện bảo tàng của tỉnh.
b. Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
Luyện tập
Bài tập 1: Hãy lược bỏ những từ trùng lặp trong các câu sau:
a. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quí mến bạn Lan.
b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì nhân vật ấy ( họ ) đều là những nhân vật ( người ) có phẩm chất đạo đức tốt đẹp c. Quá trình vưựt núi cao cũng là quá trình con người trưỡng thành, lớn lên.
Câu 2: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
HS: Tìm từ thay thế, giải thích nghĩa.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Xem lại cách sửa một số lỗi dùng từ trong bài, phát hiện lỗi dùng từ trong vở của các em. Chuẩn bị bài cho tiết sau: Chữa lỗi dùng từ ( tt ).
Đọc bài, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi trước.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
- Lặp từ: Là việc sử dụng lặp đi lặp lại một số từ do nghèo về vốn từ
- Lẫn lộn từ gần âm: Do cách phát âm không chuẩn và không hiểu đúng nghĩa của từ dẫn đến lẫn lộn từ gần âm
1. Phát hiện lỗi và chữa lỗi 
 a. Lặp từ : 
* Ví dụ: 
 - Câu 1: “tre”, “giữ”, “anh hùng”
-> Việc lặp từ nhằm nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ cho đoạn văn 
- Câu 2: “truyện dân gian”
-> Việc sử dụng vụng về của người viết .
b. Lẫn lộn các từ gần âm : 
* Ví dụ:
- Thăm quan: Từ này không có trong tiếng Việt.
- “Tham quan”: Xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập rút kinh nghiệm .
- Mấp máy: Cử động khẽ & liên tiếp. Nhớ không chính xác thành “ nhấp nháy “.
- “Nhấp nháy”: Mở ra nhắm lại liên tiếp.
- Có ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp 
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1. Lược bỏ từ lặp trong đoạn văn
a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.
b. Sau khi nghe cô giáo kể chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong câu chuyện ấy vì ( họ ) đều là những ( người ) có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
 c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưỡng thành.
Bài tập 2. 
a. Sinh động: Có khả năng gợi ra những hình ảnh nhiều dạng vẻ khác nhau hợp với hiện thực của đời sống.
- Linh động: không quá câu nệ và nguyên tắc.
b. Bàng quan: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không quan hệ đến mình.
- Bàng quang: Bọng chứa nước tiểu.
c. Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
- Thủ tục: những việc làm theo qui định.
- Nguyên nhân nhớ không chính xác hình thức ngữ âm
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: Nhớ hai lỗi dùng từ: Lặp từ, lẫn lộn từ gần âm để có ý thức tránh mắc lỗi.
- Lập bảng phân biệt từ gần âm để dùng từ chính xác.
Bài mới: Soạn bài “Chữa lỗi dùng từ (tt)”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 6	 Ngày soạn: 25/09/2014
Tiết: 24	 	 	 Ngày dạy: 27/09/2014
Tiếng Việt: 
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tt)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nhận biết lỗi do dùng từ không đúng.
 - Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
 - Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết từ không đúng nghĩa
 - Dùng từ chính xá, tránh lỗi về nghĩa của từ.
3. Thái độ:
 - Có ý thức trau dồi vốn từ ngữ để không mắc lỗi.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phân tích, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
 - Lớp 6A2: Sĩ số………Vắng……(P………KP…….)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu nguyên nhân và cách sửa của việc dùng từ lẫn lộn của các từ gần âm? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
 - Khi nói và viết các em thường mắc lỗi lẫn lộn từ gần âm. Bên cạnh đó các em còn dùng từ không đúng nghĩa. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
GV: Nêu tác hại của việc dùng từ không đúng nghĩa
Dùng từ không đúng nghĩa 
GV: Yêu cầu hs đọc vd
HS thảo luận nhĩn: 3 phút
- Yếu điểm : Điểm quan trọng . 
- Đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẫm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử ).
- Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
Chữa lỗi: Gv trộn ghép các nhóm Hs, yêu cầu sưả lỗi. Dựa trên cơ sở của việc phân tích nghĩa của từ bị dùng sai. Gv hướng dẫn các em sửa lỗi. Có thể dùng từ thay thế các từ sai.
GV: cho HS nêu nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi & phương hướng khắc phục.
LUYỆN TẬP 
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: HS trả lời nhanh
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu 
- Lên bảng điền vào chỗ trống.
Bài tập 3: HSTLN trả lời.
Bài tập 4: Gv đọc ghi nhớ một số bài
HS: Nghe ghi, trao đổi bài nhận xét cho nhau.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Trao đổi vở cho nhau. Phát hiện và sửa lỗi cho nhau. Từ đó lập bảng phân biệt từ dùng đúng dùng sai
- Soạn bài Danh từ. Tìm hiểu khái niệm, chức vụ ngữ pháp của danh từ.
Hướng dẫn kiểm tra văn 
Cách ôn tập: Tóm tắt truyện, nắm thể loại, kiểu nhân vật và ý nghĩa của truyện.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
- Dùng từ không đúng nghĩa làm cho lời văn diễn đạt không chuẩn xác, không đúng ý định diễn đạt của người nói, người viết, gây khó hiểu
1. Dùng từ không đúng nghĩa:
a. Các từ dùng sai : 
- Yếu điểm
- Đề bạt; 
- Chứng thực.
b. Chữa lỗi: 
Nguyên nhân: 
- Không biết nghĩa.
- Hiểu sai nghĩa.
- Hiểu nghĩa không đầy đủ.
Khắc phục:
- Không hiểu hoặc chưa hiểu rõ thì chưa dùng.
- Chưa hiểu nghĩa phải tra từ điển để dùng từ đúng
+ Nhược điểm: Điểm còn yếu kém hoặc điểm yếu.
+ Bầu: Chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết giữ chức vụ nào đó ).
+ Chứng kiến: Trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1. Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng.
- Bản ( tuyên ngôn )
- Tương lai ( xán lạn )
- Bôn ba ( hải ngoại ) 
- (Bức tranh) thuỷ mặc 
- ( Nói năng ) tuỳ tiện 
Bài tập 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
a. Khinh khỉnh: Tỏ ra kiêu ngạo & lạnh nhạt, ra vẽ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b. Khẩn trương: Nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
c. Băn khoăn: Không yên lòng, vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
Bài tập 3: Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau
a. Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt ( tung, đấm).
b. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên
bạo biện. (thành khẩn, ngụy biện)
c. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái 
tinh tú của văn hoá dân tộc.( tinh tuý)
Bài tập 4: Chính tả ( nghe viết ):
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài cũ:
- Xem lại bài giảng để biết cách sửa lỗi
- Lập bảng phân biệt các từ dùng sai dùng đúng.
Bài mới: Soạn bài Danh từ
Hướng dẫn kiểm tra văn
- Cấu trúc: trắc nghiệm 6 câu 3 điểm, tự luận 2 câu 7 điểm
- Nội dung: Các văn bản truyền thuyết, cổ tích đã học.
E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTUAN 6 VAN 6 20142015.doc