Giáo án Ngữ văn 6 - Bùi Thị Hòa - Tuần 5

GV: gọi HS đọc 2 đoạn văn / 58

GV: Đoạn văn 1,2 giới thiệu những nhân vật nào? Giới thiệu đặ điểm gì của nhân vật? Mục đích giới thiệu để làm gì?

HS: Giới thiệu nhân vật vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Tên gọi, lai lịch, tính tình, tài năng.

- Mụch đích: Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của truyện.

GV: Có thề đảo thứ tự các câu không? Vì sao?

HS: Đoạn 1: Không thể đảo vì sẽ làm cho ý nghĩa đoạn văn thay đổi hoặc khó hiểu.

- Đoạn 2: Có thể đổi vị trí câu thứ 5 nên vị trí câu thứ 2.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bùi Thị Hòa - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :5	 Ngày soạn: 16/09/2014
 Tiết PPCT: 17	 	 	 Ngày dạy:18/09/2014
 Tiếng Việt:
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG
CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa
 - Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa
 - Biết đặt câu với từ dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Từ nhiều nghĩa
 - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện được từ nhiều nghĩa
 - Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp
3. Thái độ:
 - Yêu mến, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Quy nạp-Thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6A2: Sĩ số………Vắng……(P………KP………)
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải nghĩa từ? Cho ví dụ.
3. Bài mới: 
 - Khi xã hội phát triển, nhận thức con người cũng phát triển, nhiểu sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Chính vì vậy mà trong ngôn ngữ xuất hiện những từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ mà chúng ta sẽ học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các nghĩa khác nhau của từ chân
GV: Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ “chân” có gì giống và khác nhau? 
HS: Giống nhau: Đều chỉ chân của các sự vật
Khác nhau: Bộ phận dưới cùng của người (động vật), dùng để đi, đứng
- Bộ phận dưới cùng của đồ vật, có tác dụng đỡ cho các phần khác
- Phần dưới cùng tiếp giáp với mặt nền.
- Vị trí, chỗ đứng, chức vụ trong cơ quan, tập thể
GV: Cùng là một từ nhưng từ “chân” có mấy nghĩa? Từ đó e rút ra kết luận gì?
HS: Có 4 nghĩa. Một từ có nhiều nghĩa.
GV: Lấy thêm ví dụ về một từ có nhiều nghĩa. 
HS: Mũi: Mũi người, mũi tàu, mũi dao, Mũi Né, mũi Cà Mau
- Chín: Lúa chín, cơm chín, vá chín,
GV: Bên cạnh những từ nhiều nghĩa có những từ chỉ có một nghĩa. Em hãy tìm những từ chỉ có một nghĩa ấy?
GV: Em hãy cho biết, nghĩa xuất hiện đầu tiên của từ chân là gì?
HS: Bộ phận tiếp xúc đất của con người và động vật.
Nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc (hay nghĩa đen, nghĩa chính). Nó là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ.
GV: Các nghĩa của từ chân có mối liên hệ với nhau như thế nào?
HS: Đều được hình thành từ nghĩa gốc ban đầu: phần dưới cùng.
GV: Trong một câu cụ thể, từ thường được dùng với mấy nghĩa?( một nghĩa)
GV: Nêu một số nghĩa chuyển của từ chân mà em biết?
HS: 
Chân
Người
Kiềng
Võng
Nghĩa gốc
Bộ phận tiếp xúc với đất
Bộ phận tiếp xúc với đất
Chân anh bồ đội (chân người)
Nghĩa chuyển
Đi lại
Cố định
Hành quân
GV: Vậy em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Như thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển?
GV: khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
LUYỆN TẬP:
1.GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm
	Đau đầu, nhức đầu 
Đầu 	Đầu sông, đầu đường 
	Đầu tin, đầu mối
2.Những trường hợp chuyển nghĩa 
 - Lá : Lá phổi, lá lách.
 - Quả : Quả thận, quả tim .
3.Tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa trên với 3 ví dụ ?
- Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động : 
 Hộp sơn - Sơn cửa. Cái bào - Bào gỗ.
- Chỉ hành động chuyển thành đơn vị.
Bó lúa - 3 bó lúa.Nắm cơm - 3 nắm cơm. 
4. Gv hướng dẫn Hs làm
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc lòng ghi nhớ, phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
- Chuẩn bị bài “Chữa lỗi dùng từ”
+ Đọc kĩ các lỗi dùng từ trong Sgk.
+ Thử sửa lỗi dùng từ của các từ đó.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Từ nhiều nghĩa
a.Ví dụ :
a. Chân bạn Hà rất trắng.
 à Bộ phận dưới cùng của người (động vật), dùng để đi, đứng
b. Cái gậy có một chân
 Biết giúp bà khỏi ngã.
à Bộ phận dưới cùng của đồ vật, có tác dụng đỡ cho các phần khác
c. Dưới chân núi, thấp thoáng vài ngôi nhà.
à Phần dưới cùng tiếp giáp với mặt nền.
d. Bạn Nga có chân trong đội tuyển học sinh giỏi.
à Vị trí, chỗ đứng, chức vụ trong cơ quan, tập thể.
à Chân có nhiều nghĩa ® Từ nhiều nghĩa
=> Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
 Bút, áo, xe máy… Þ Từ một nghĩa
b.Ghi nhớ 1: SGK/56
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
 a. Ví dụ: Từ “chân” chỉ bộ phận phía dưới, là một từ có nhiều nghĩa
-> Những từ có nhiều nghĩa chính là hiện tượng chuyển nghĩa trong từ.
- Nghĩa hình thành đầu tiên ® nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
b.Ghi nhớ 2:SGK/56
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể con người và ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng
- Tay: tay ghế, tay áo, tay nghề, non tay
- Đầu: đầu làng, đầu bàn, đầu sông, công đầu
- Mũi: mũi tên, mũi thuyền, mũi đất, mũi tiến công
- Qủa: Tim, cật, chuối,..
Bài tập 2: Một số từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người
- Lá: lá gan, lá phổi, lá lách, mắt lá răm
- Quả: quả tim, quả thận
- Búp: búp ngón tay
Bài tập 3: 
a.Sự vật, hành động:
- Cái cưa – cưa gỗ, cái hái – hái rau, cái bào – bào gỗ, cân thit – thịt con gà,..
b. Hành động, đơn vị:
- Gánh củi đi – một gánh củi, đang bó lúa – gánh ba bó lúa, cuộn bức tranh – ba cuộn tranh, đang gói bánh – ba gói bánh
Bài 4: 
a.Từ bụng có ba nghĩa
a1: Bộ phận cơ thể của con người hoặc động vật chúa dạ dày, ruột
a2: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra.
a3: Phần phình to, ở giữa một số sự vật.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
*Bài cũ:
- Nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
*Bài mới:
- Soạn bài “ Lời văn, đoạn văn tự sự”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tuần: 5	 Ngày soạn: 18/09/2014
 Tiết: 18	 	 	 Ngày dạy: 20/09/2014
 Tập làm văn:
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự
 - Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Lời văn tự sự dùng kể người và kể việc
 - Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng
2. Kĩ năng:
 - Bước đầu biết dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự
 - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự
3. Thái độ:
 - Yêu thích thể loại văn tự sự
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn – Thảo luận – Quy nạp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
 - Lớp 6A2: Sĩ số………Vắng……(P………KP………)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Cách làm một bài văn tự sự cần có những bước nào?
3. Bài mới: 
 - Trong các văn bản tự sự, yếu tố giới thiệu nhân vật và sự việc giữa vai trò rất quan trọng. Vậy nhân vật và sự việc được giới thiệu trong lời văn và đoạn văn như thế nào, bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 TÌM HIỂU CHUNG:
GV: gọi HS đọc 2 đoạn văn / 58
GV: Đoạn văn 1,2 giới thiệu những nhân vật nào? Giới thiệu đặ điểm gì của nhân vật? Mục đích giới thiệu để làm gì?
HS: Giới thiệu nhân vật vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Tên gọi, lai lịch, tính tình, tài năng.
- Mụch đích: Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của truyện.
GV: Có thề đảo thứ tự các câu không? Vì sao?
HS: Đoạn 1: Không thể đảo vì sẽ làm cho ý nghĩa đoạn văn thay đổi hoặc khó hiểu.
- Đoạn 2: Có thể đổi vị trí câu thứ 5 nên vị trí câu thứ 2.
GV: Câu văn trên dùng từ gì để giới thiệu về các nhân vật?
HS: “có, là”, kể theo ngôi thứ 3: “người ta gọi chàng là..”
GV: Vậy tóm lại đoạn 1, 2 kể về ai? Khi kể giới thiệu về điều gì?
HS: Trả lời theo ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn 3
GV: Đoạn văn trên kể những hành động gì của nhân vật? Kể tên những hành động đó? 
HS: Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đem quân đánh Sơn Tinh.
- Hô mây, gọi gió, làm giông bão, dâng nước đánh…
GV: Các hành động được kể theo thứ tự nào?
HS: Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân, kết quả, thời gian.
GV: Hành động ấy đem lại kết quả gì?
HS: Lụt lớn, thành Phong Châu nổi lềnh đềnh trên mặt nước.
GV: Mỗi đoạn văn có mấy câu?
HS: Đoạn 1: 2 câu, đoạn 2: 6 câu, đoạn 3: 3 câu 
GV: Nêu ý chính của từng đoạn? Câu nào là câu quan trọng nhất? (câu chủ đề).
HS: Đoạn 1 : Vua Hùng kén rể,2
- Đoạn 2: giới thiệu lai lịch, tài năng của Sơn Tinh,6
- Đoạn 3: Sự trả thù của Thuỷ Tinh,1
GV: Nhận xét về ý phụ của 3 đoạn?
HS: Các đoạn có sự liên kết chặt chẽ, các ý phụ kết hợp với nhau làm nổi rõ ý chính.
GV: Vậy văn tụ tự chủ yếu kể về cái gì?
HS: Kể về người.
GV: Tóm lại, văn tự sự giới thiệu nhân vật và kể sự việc có những đặc điểm gì?
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP:
GV: hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Dựa vào văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh nhận diện khoảng 3 đoạn văn, nêu ý chính của 3 đoạn văn ấy.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Lời văn, đoạn văn tự sự
a. Lời văn giới thiệu nhân vật
* Ví dụ: SGK/58
- Đoạn (1): Giới thiệu nhân vật Hùng Vương và Mị Nương 
àTên gọi, lai lịch, tính tình
- Đoạn (2): Giới thiệu Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
à Tên gọi, lai lịch, tài năng.
Þ Giới thiệu tên, lai lịch, tính cách, quan hệ, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
b. Lời văn kể việc
* Ví dụ: SGK/59
- Đoạn (3): Hành động, việc làm, kết quả việc làm của Thuỷ Tinh
à Đoạn văn kể việc
=> Khi kể việc cần kể: hành động, việc làm của nhân vật, kết quả của việc làm, hành động
c. Đoạn văn
- Đoạn 1 : Vua Hùng kén rể
- Câu chủ đề: 2
- Đoạn 2: giới thiệu lai lịch, tài năng của Sơn Tinh.
- Câu chủ đề: 6
- Đoạn 3: Sự trả thù của Thuỷ Tinh
- Câu chủ đề: 1
Þ Các ý phụ dẫn đến ý chính, giải thích, làm nổi ý chính.
2.Ghi nhớ : SGK/59
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: 
a. Câu chủ đề: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi
- Câu 1: Hành động bắt đầu
- Câu 2: nhận xét chung về hành động
- Câu 3: hành động cụ thể.
- Câu 4: kết quả, ảnh hưởng của hành động
b. Câu chủ đề: câu 2, câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích
c.Câu chủ đề: câu 2, các câu sau để giải thích.
BT2/60: Câu (a) sai vì không kể đúng trình tự các thao tác khi cưỡi ngựa
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học. Nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn.
 - Học bài, làm những bài tập còn lại
* Bài mới: Chuẩn bị viết bài TLV số 1. 
E. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Tuần :5	 Ngày soạn: 14/09/2014
 Tiết PPCT: 19,20	 	 Ngày dạy: 16/09/2014
 Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - VĂN TỰ SỰ
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM Tra
 - Xác định đúng kiểu bài văn tự sự. Viết được bài văn tự luận theo yêu cầu tự sự.
 - Nắm được nội dung chính của truyện để kể. Biết sử dụng một số yếu tố miêu tả và tự sự.
 - Biết tóm tắt truyện, chọn lọc chi tiết và viết thành bài văn hoàn chỉnh theo bố cục 3 phần.
 - Giúp hs vận dụng kiến thức về văn bản để viết một bài văn tự sự.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
 - Hình thức: Tự luận 
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho hs làm bài kiểm tra trong 90 phút.
III.BIÊN SOẠN CÂU HỎI 
 Ñeà baøi: Kể một truyện truyền thuyết mà em đã được học bằng lời văn của em.
 IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Yêu cầu hình thức:
- Naém ñöôïc coát truyeän moät truyeän truyeàn thuyeát ñaõ hoïc vaø ñaùp öùng yeâu caàu cuûa baøi vaên töï söï.
- Keå laïi saùng taïo baèng lôøi vaên cuûa baûn thaân, khoâng sao cheùp, raäp khuoân.
- Xác định đúng ngôi kể và sự việc cần kể.
- Trình baøy saïch seõ, ñuùng chính taû, ñuùng ngöõ phaùp, đủ nội dung.
Yêu cầu nội dung: 
Đảm bảo bố cục 3 phần
* Mở bài: Giôùi thieäu teân truyeän, teân nhaân vaät chính hoặc noäi dung chuû ñeà cuûa truyeän.
* Thân bài: 
- Keå dieãn bieán caâu chuyeän.
- Choïn lọc söï vieäc mở đñaàu, söï vieäc phaùt trieån, sự vieäc keát thuùc đñeå keå, coù theå löôïc boû chi tieát phuï.
- Baùm saùt nhaân vaät chính đñeå keå: nguoàn goác, ngoïai hình, tính caùch, vieäc laøm.
* Kết bài: YÙ nghóa, vai troø, giaù trò cuûa truyeän.
điểm
0.75 điểm
7.5 điểm
0.75điểm
( Chuù yù : Treân ñaây chæ laø ñaùp aùn sô löôïc, tuøy töøng ñoái töôïng hoïc sinh cuï theå ôû ñòa phöông maø giaùo vieân chaám vaø cho ñieåm thích hôïp.)
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTUAN 5 VAN 6 20142015.doc