Giáo án Ngữ văn 12 (Tự chọn) - Trần Nam Phong
I. Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, đoạn thơ, vị trí đoạn trích, cảm hứng chủ đạo, những đặc sắc về nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ.
2- Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ, tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề
+ Thân bài: đi vào khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
Để khai thác các giá trị ấy cần đi vào tìm hiểu các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ. Từ đấy rút ra ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ. Tránh lối diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ.
ẫn HS ôn lại lí thuyết về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: GV: Nêu cách tìm hiểu đề? GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần dàn ý? GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý? * Hoạt động 2: GV cho HS thực hành một số đề cụ thể: GV: Cung cấp cho HS một số đề? GV: Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của các đề bài? GV: Cho HS thực hành đề 4 GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của đề, xác định nội dung bàn bạc? GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài? HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài. GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình? GV: Gọi HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS. GV: Cho HS viết một số đoạn. *Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: GV: Nêu cách tìm hiểu đề? GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần dàn ý? GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý? * Hoạt động 2: GV cho HS thực hành một số đề cụ thể: GV: Cung cấp cho HS một số đề? GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của đề, xác định nội dung bàn bạc? GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài? HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài. GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình? GV: Gọi HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS. GV: Cho HS viết đoạn mở đầu và ý 1 của phần thân bài. A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ: I. Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý: 1- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, đoạn thơ, vị trí đoạn trích, cảm hứng chủ đạo, những đặc sắc về nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ. 2- Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ, tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề… + Thân bài: đi vào khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Để khai thác các giá trị ấy cần đi vào tìm hiểu các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ. Từ đấy rút ra ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ. Tránh lối diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ. + Kết bài: đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. II. Một số đề bài và yêu cầu cụ thể: a. Một số đề bài: Đề 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ............. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Đề 2: Cảm nhận của anh/ chị về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta .................. Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Đề 3: Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài ”Sóng” của Xuân Quỳnh: Con sóng dưới lòng sâu ................... Hướng về anh - về một phương. Đề 4: Phân tích những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ................... Đất Nước có từ ngày đó. b. Thực hành đề 4: * Mở bài: đây là đoạn thơ đầu trong đoạn trích “Đất nước” trích trong ”Trường ca mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, thể hiện cảm nhận độc đáo của tác giả về đất nước. * Thân bài: - ”Đất Nước” là một khái niệm rất trừu tượng, nên tác giả cảm nhận bằng những gì rất cụ thể, gần gũi, trong cuộc sống của mỗi gia đình, từ ”câu chuyện mẹ kể”, ”cái kèo, cái cột”, hạt gạo, miếng trầu.. - Đoạn trích ”Đất nước” thể hiện cảm nhận về đất nước ở ba phương diện: văn hoá, thời gian - lịch sử, không gian - địa lí, nhưng đoạn thơ này chủ yếu thể hiện ở phương diện văn hoá. + Trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết mà ”ngày xửa, ngày xưa” mẹ thường hay kể. + Phong tục tập quán ”miếng trầu bà ăn”, ”tóc mẹ thì bới sau đầu”. + Giá trị tinh thần truyền thống: . Truyền thống đánh giặc giữ nước ”Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. . Tình nghĩa thuỷ chung ”cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. . Cần cù lam lũ trong lao động ”hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”. - Về hình thức nghệ thuật, cần khai thác một số khía cạnh như: thể thơ tự do, nhịp điệu ”hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”, hình ảnh thơ chọn lọc, giàu sức biểu cảm. * Kết bài: + Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận độc đáo của tác giả về đất nước (khác với các tác giả khác khi viết về cùng đề tài). + Giúp độc giả cảm nhận đất nước là những gì thân thiết gần gũi và rất đỗi thiêng liêng. B. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC I. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý: 1- Tìm hiểu đề : + Nội dung của kiểu bài này thường là một ý kiến, một nhận định bàn về văn học : giai đoạn văn học; tác giả, tác phẩm văn học; phong cách nghệ thuật; lý luận văn học… + Phải biết ý kiến đó của ai, nói hay viết ở đâu, trong hoàn cảnh nào, mục đích… + Thông thường, muốn giải quyết được vấn đề nêu ra, cần giải thích các từ ngữ khó, hàm súc, các khía cạnh của ý kiến đó. + Căn cứ vào thực tế văn học để phân tích, xem xét, đánh giá ý kiến đó, nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học, đời sống. (Trong chương trình THPT, kiểu bài này thường nghị luận về một ý kiến đúng bàn về văn học). 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến bàn về văn học của ai, viết nói trong hoàn cảnh nào, hướng giải quyết. b. Thân bài: - Giải thích để hiểu ý kiến. - Đánh giá ý kiến; phê phán biểu hiện chưa đúng, sai. - Ý nghĩa, tác dụng của ý kiến. - Minh họa c. Kết bài: Tổng hợp, khái quát về ý kiến. II. Thực hành . Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. a. Mở bài: - Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. - Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa ngày 10/12/1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn hóa…mặt trận ấy” - Hướng giải quyết: b. Thân bài: - Văn hóa nghệ thuật bao gồm nhiều lĩnh vực: hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sáng tác văn chương… - Gọi văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận vì nó rất quyết liệt, một mất một còn. - Chiến sĩ: vì phải chiến đấu với kẻ thù của giai cấp, của dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. + Đây là ý kiến đúng vì xưa nay, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, giai cấp nào cũng sử dụng văn hóa, nghệ thuật để chống lại giai cấp đối kháng của mình. Cho nên, câu nói của Hồ Chí Minh phù hợp với nhiệm vụ của văn hóa, nghệ thuật lúc bấy giờ, hiện nay và vẫn có ý nghĩa lâu dài. Coi văn hóa nghệ thuật là một mặt trận vì tầm quan trọng của nó cũng không thua kém mặt trận quân sự, ngoại giao, kinh tế… và cuộc chiến đấu trên mặt trận này cũng rất quyết liệt. Mặt khác, câu nói có tác động cảnh tỉnh những ai lơ là, coi nhẹ văn hóa, nghệ thuật. + Lời dặn của Hồ Chí Minh có tác dụng nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu cho những người làm văn hóa, nghệ thuật; dùng ngòi bút của mình phụng sự kháng chiến. Có những nhà thơ, nhà văn đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.. + Đảng tin tưởng và giao nhiệm vụ đánh địch trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật cho văn nghệ sĩ. c. Kết bài: - Khẳng định sự đúng đắn của câu nói đó. - Tác dụng và ý nghĩa lâu dài của vấn đề. liêng. 3. Củng cố: GV lưu ý nội dung bài học: nắm cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Tiết 15,16,17 THƠ CA THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ TRONG Ngày soạn: 20/12/11 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa và nắm chắc hơn những bài thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12. 2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thơ. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. B. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án. 2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các bài thơ đã học, nắm nội dung, nghệ thuật. C. HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong đoạn trích Việt Bắc? 2. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại những đặc điểm cơ bản của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ. GV: Nêu những nội dung cơ bản của thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ? GV: Đặc điểm nghệ thuật của thơ ca thời chống Mĩ? GV yêu cầu HS nêu những thành tựu cơ bản của thơ ca kháng chiến chống Mĩ? Yêu cầu HS đọc thuộc lòng những bài thơ đã học? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn lại những tác phẩm đã học. GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả QD? GV: Nhấn mạnh một số điểm. GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm? GV: Cho HS làm các bài tập GV: Xác định yêu cầu của BT1? GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ? HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình. HS: Trình bày GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà. ---- Hết tiết 15, chuyển sang tiết 16---- GV: Cho HS làm BT2. GV: Xác định yêu cầu của BT2? GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ còn lại để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân dân? HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình. HS: Trình bày GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà. GV: Cho HS hoàn thành một số ý. --- Hết tiết 16, chuyển sang tiết 17---- GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả Xuân Quỳnh? GV: Nhấn mạnh một số điểm. GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh? GV: Cho HS làm các bài tập GV: Xác định yêu cầu của BT? GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ? HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình. HS: Trình bày GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà. GV: Cho HS hoàn chỉnh một số ý. I. Đặc điểm thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ: 1. Về nội dung: - Hình ảnh con người lao động. Ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt. - Đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 2. Về nghệ thuật: - Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận. - Về sau đậm cảm hứng anh hùng ca. 3. Thành tựu: - Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đạt được những thành tựu xuất sắc. II. Những tác phẩm cụ thể: 1. Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: a. Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức CM. - Phong cách thơ: giàu chất suy tư, xúc cảm, lắng đọng, màu sắc chính luận thể hiện tâm tư của người trí thức, tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. b. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ "Đất Nước" trích trong phần đầu chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng", được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. - Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm bị chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của Đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chung của dân tộc. * Bài tập: 1. Bài tập 1: Cảm nhận về Đất Nước. a. Cảm nhận về cội nguồn Đất Nước: - "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi": lời thơ giản dị, khẳng định cội nguồn của đất nước. - Đất Nước có từ những ngày xưa, miếng trầu, ngôi nhà... -> Giọng thơ nhẹ nhàng, đưa ta về với cội nguồn của Đất Nước, một Đất Nước vừa cụ thể, vừa huyền ảo, vừa có từ rất lâu đời. b. Cảm nhận về đất nước trên phương diện lịch sử - văn hóa: - Đất Nước gắn liền với nền văn hóa dân gian lâu đời: "Câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể". - Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc -> thể hiện những truyền thống cao đẹp ( Sự tích trầu cau) có từ lâu đời, gắn liền với người bà, người mẹ thân thương. - Đất Nước gắn với cuộc trường chinh không nghỉ của con người: "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc": sức sống bất diệt của dân tộc. - Gắn với nền văn minh lúa nước: "hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng". - Gắn với những con người sống nhân hậu, thủy chung "thương nhau bằng gừng cay muối mặn". => Đất Nước là những giá trị văn hóa, tinh thần lâu đời của người Việt Nam. c. Cảm nhận đất nước ở phương diện địa lí: - "Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm" -> Lối chiết tự sáng tạo: cụ thể hóa Đất Nước là không gian sinh hoạt hàng ngày thật gần gũi, thân thương. - "Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thấm" - Không gian mênh mông có rừng, có biển, ĐN là giang sơn gấm vóc bao la kì vĩ. * Không gian mênh mang của tình yêu, của niềm tự hào, của núi sông tráng lệ là một cảm nhận sâu sắc về Đất Nước. d. Cảm nhận Đất Nước ở phương diện thời gian :: - Huyền thoại "Lạc Long Quân và Âu Cơ": hướng về nguồn gốc của dân tộc, thời gian thấm đẫm tính cội nguồn. - Nhắc nhở ngày giỗ tổ : nguồn cội dân tộc. e. Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người với Đất Nước: - Sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và dân tộc : "Khi chúng ta cầm tay mọi người..."-> Cái riêng hài hòa với cái chung. - "Con sẽ mang Đất Nước đi xa": Niềm tin tưởng tới tương lai. - Em ơi em: Lời kêu gọi tha thiết ngọt ngào. - Trách nhiệm: gắn bó -> san sẻ -> hóa thân * Lời thơ đậm chất văn học dân gian, âm hưởng kêu gọi tha thiết thể hiện những cảm nhận sâu sắc nhất. Từ đó khơi gợi tinh thần trách nhiệm đối với non sông. 2. Bài tập 2: Phân tích Tư tưởng Đất Nước là của Nhân dân: a. Nhìn vào danh lam thắng cảnh, thấy Đất Nước là của Nhân dân: - Tác giả kể những tên núi, tên sông: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm... -> Những địa danh xuất phát từ cuộc đời, từ số phận của nhân dân. Điều đáng quý là tác giả đã phát hiện, trong những địa danh bình dị ở mọi miền đất nước đã ẩn giấu, chứa đựng cuộc đời của người dân. - Nhà thơ có phát hiện mới mẻ, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trở nên thiêng liêng khi nó gắn với phẩm chất, tâm hồn, số phận của nhân dân. -> Nhân dân đã hóa thân để làm nên Đất Nước. b. Nhìn vào lịch sử, thấy Đất Nước là của nhân dân: - "Em ơi em": lời kêu gọi ngọt ngào, tha thiết có vai trò chuyển mạch thơ, làm cho lời thơ từ khô khan chuyển thành lời khích lệ ngọt ngào. - Nhà thơ nhấn mạnh hai lần: "lớp người giống ta lứa tuổi" -> Lời thơ chứa đựng bao thôi thúc,nhắc đến những con người bình dị đã cần cù làm lụng và đánh giặc bảo vệ đất nước để viết nên lịch sử oanh liệt, từ đó liên tưởng tới trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ ngày nay. - Tác giả đề cập đến những con người vô danh, bình dị. Động từ “làm ra” khiến cho ĐN vốn lớn lao trừu tượng trở thành một sản phẩm kì diệu trong bàn tay của những con người lao động cần cù -> nhân dân đã tạo ra lịch sử. - Nhân dân đã giữ và truyền hạt lúa, truyền lửa, truyền giọng điệu, đắp đập be bờ, chống ngoại xâm, đánh nội thù… -> Lời thơ giản dị, nêu bật một chân lý: Đất Nước là của nhân dân. c. Nhìn vào văn hóa, thấy Đất Nước là của nhân dân: - Bề dày văn hóa được thể hiện qua những hình ảnh bình thường: hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói… - Sự say đắm, lạc quan trong tình yêu "Yêu em từ thuở trong nôi". - Truyền thống trọng nghĩa tình "Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội" - Truyền thống quyết liệt và bền bỉ trong đánh giặc ngoại xâm "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy". * Nhân dân đã tạo nên một đất nước hiền hòa mà bất khuất, nhân hậu mà anh hùng. Đó là tư tưởng được nhà thơ NKĐ thể hiên trong một không gian nghệ thuật gần gũi mà bay bổng của ca dao và truyền thuyết, đồng thời lời thơ cũng mang tính trữ tình – chính luận rất hiện đại. 2. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: a.Về tác giả: - Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê Hà Đông, xuất thân trong gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ. - Thơ của bà vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thật đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. b. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ viết năm 1967 khi nhà thơ đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền. - In trong tập: Hoa dọc chiến hào. * Bài tập: Phân tích hình tượng sóng. - Từ hình tượng sóng liên tưởng tới tình yêu: Dữ dội >< dịu êm. Ồn ào >< lặng lẽ. - Hai cặp đối lập vừa miêu tả sóng không chịu yên bình mà đầy biến động cũng như tâm hồn người con gái đang yêu mang nhiều trạng thái đối cực: vừa kín đáo, sâu sắc, đằm thắm. Sóng biển xôn xao gợi liên tưởng đến sóng lòng dạt dào, tràn đầy khao khát yêu thương Sau sự dữ dội và ồn ào, giọng thơ lắng vào dịu êm, lặng lẽ. Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể - Từ một quy luật của tự nhiên là hành trình sông chảy ra biển, nhà thơ diễn tả: cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái lớn lao như biển rộng. - Tình yêu là khát vọng muôn đời của nhân loại, mãnh liệt, nhất là với tuổi trẻ. Sóng biển xôn xao gợi tới sóng lòng dào dạt. - Nhà thơ phát hiện sóng biển là hình ảnh của sự bất diệt. *. Những sắc thái tình yêu tinh tế: Yêu là thắc mắc: - Một loạt câu hỏi đặt ra dồn dập: Sóng bắt đầu…? - Thể hiện khát vọng muốn truy tìm ngọn nguồn tình yêu, nhưng câu trả lời không phải là để giải đáp mà là để cảm nhận thật tinh tế và điển hình về tình yêu. *. Yêu là nhớ nhung: - Hai cặp so sánh: Sóng nhớ bờ/ Em nhớ anh. - Hình tượng sóng nhớ bờ được nhắc đến khiến cho đại dương cũng là một tâm trạng lớn đang bị khát khao mong nhớ dày vò. Nỗi nhớ của sóng chính là nỗi nhớ của con người chất đầy cả không gian ( lòng sâu – mặt nước), chiếm hữu cả thời gian ( ngày đêm. - Em nhớ anh: miêu tả trực tiếp “ Cả trong mơ còn thức”. - Lời thơ tưởng chừng như phi lí nhưng thật cảm động chứa đựng chân lí mà chỉ có ai yêu chân thành mới hiểu hết. * Yêu là thủy chung: - Dùng từ ngữ đối lập mở ra không gian xa cách, đó chính là những thử thách và biến động của cuộc đời . - Không gian có bốn phương nhưng tình yêu chỉ có một phương: Lòng thủy chung son sắt vượt qua không gian vời vợi để đến với người yêu. - Giữa cuộc đời vạn biến thì tình yêu là bất biến. * Yêu là niềm tin: - Mượn hình ảnh con sóng vỗ bờ để khẳng định tình yêu thủy chung nhất định sẽ cập bến bờ hạnh phúc dù thời gian và không gian cách trở. - Lời thơ 5 chữ dạt dào vừa diễn tả những con sóng, vừa khơi dậy những cảm xúc thổn thức lắng sâu trong tình yêu. *. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng: - XQ nhận ra sự hữu hạn của đời người, cuộc sống vĩnh hằng nhưng con người thì không tồn tại mãi mãi. - Vì cuộc đời là hữu hạn, nhà thơ khát khao hóa thân làm con sóng nơi biển lớn tình yêu cuộc sống, để có một tình yêu cao đẹp vĩnh hằng. * Với hình tượng sóng, XQ đã cho ta thấy: “ Tình yêu tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khao khát tự hoàn thiện mình” 3. Củng cố: GV lưu ý HS nắm vững những kiến thức cơ bản về những bài thơ trong thời kì chống Mĩ . Tiết 18,19: TÁC PHẨM KÍ VĂN HỌC Ngày soạn: 10/01/12 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản của thể loại kí văn học: tùy bút và bút kí. Nắm vững hơn hai bài kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 2. Kĩ năng: Biết cách phân tích thể loại tùy bút và bút kí. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. B. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án. 2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại hai bài kí đã học đã học: bút kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. C. HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình tượng sóng trong bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh? 2. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS nắm những nét đặc trưng cơ bản của thể loại kí. GV: Em hiểu như thế nào là kí? Kí văn học? GV phân loại các loại kí? GV cho HS nắm những đặc trưng của thể loại kí? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nắm những tác phẩm cụ thể. + GV: Có những hình tượng nào hiện lên trong 2 đoạn văn vừa đọc? Cảm nhận của em về những hình tượng đó? + HS: Con sông Đà hung bạo và trữ tình và người lái đò dũng cảm, tài trí. + GV: Cho HS thảo luận câu 2 SGK: Trong thiên tùy bút, tác giả
File đính kèm:
- Tu chon Ngu van 12.doc