Giáo án Ngữ văn 12 - Trần Thân Nữ Thanh Hạnh - Năm học 2012-2013

I/Mức độ cần đạt: Giúp Hs

-Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu

-Hiểu những nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1/ Kiến thức:

-Thơ Tố Hữu mang đậm tính chất trữ tình, chính trị .Giọng thơ tâm tình ngọt ngào

-Tính dân tộc đậm nét: thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ; hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.

2/ Kĩ năng: -Đọc- hiểu cuộc đời, phong cách, chặng đường thơ Tố Hữu

3/ Thái độ: -Bồi dưỡng lối sống tình nghĩa với con người và quê hương đất nước

III/ Chuẩn bị:

-Gv: phương tiện: sgk,sgv, TLTK, tranh ảnh, phiếu học tập.PP:Gợi mở, phân tích, bình luận, thảo luận nhóm

-Hs: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk

 

doc132 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Trần Thân Nữ Thanh Hạnh - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đất nước
III/ Chuẩn bị:
-Gv: phương tiện: sgk,sgv, TLTK, tranh ảnh, phiếu học tập.PP:Gợi mở, phân tích, bình luận, thảo luận nhóm
-Hs: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk
IV/ Hoạt động dạy học:
1/kiểm tra bài cũ:
2/ Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Phát phiếu học tập cho Hs yêu cầu các em điền vào những thông tin về tác giả
Hs làm việc cá nhân 
Gọi hs đọc phần 2
Tìm hiểu về đường cách mạng, đường thơ?
Thảo luận theo nhóm
-Nhóm 1 : tập thơ Từ ấy
Máu lửa (1937-1939): Từ ấy, Tiếng hát sông Hương, Dậy mà đi.
Xiềng xích (1939-1942)
Tâm tư trong tù, Khi con tu hú, Trăng trối…
Giải phóng (1942-1946)
Xuân nhân loại, Huế tháng 8.
-Nhóm 2: tập thơ Việt Bắc
Lượm, Bầm ơi, Phá đường, Việt Bắc.
-Nhóm 3: tập thơ Gió Lộng
Tiếng chổi tre, Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Người con gái VN
-Nhóm 4: tập thơ Ra trận, Máu và hoa
Bác ơi!, Kính gửi cụ NDu,
VN máu và hoa, Non nước ngàn dặm
Hướng dẫn Hs tìm hiểu tập thơ: Một tiếng đờn
(1992) .Ta với ta (1999)
Hãy xác định các luận điểm chính trong phần phong cách nghệ thuật?
Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị?
( Ba năm đời ta có Đảng, Bác ơi!, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, Lượm)
Tính sử thi và lãng mạn trở thành nét trong pc thơ TH? sự thể hiện nét pc trong thơ TH?
Giọng điệu trong thơ TH có điểm gì nổi bật?
Giọng tâm tình ngọt ngào: Đồng bào ơi, anh em ơi; Hỡi các chị các anh ơi; Hỡi người xưa của ta nay”....
Thể hiện tính dân tộc trong thơ TH ntn?
HS đọc ghi nhớ: sgk
* Phần I: Tác giả
I/ Vài nét về tiểu sử:sgk
II/ Đường cách mạng, đường thơ
Hoàn cảnh sáng tác
Các tập thơ
Đặc điểm tiêu biểu
Phong trào mặt trận dân chủ và cuộc vận động tiến tới CMTT-1945
Từ ấy 
(1937-1946)
-Gồm 3 phần:Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng
-Đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo Đảng: chia sẻ, cảm thông với cuộc đời cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội; khao khát tự do, quyết tâm chiến đấu trong chốn lao tù; nồng nhiệt ngợi ca thắng lợi của CMTT.
Cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, anh dũng của dân tộc
Việt Bắc
( 1946-1954)
-Tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến
-Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân “ cá nước”, tiền tuyến- hậu phương, miền xuôi, miền ngược, cán bộ-quần chúng, nhân dân-lãnh tụ,tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,…
Miền Bắc đi lên xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước
Gió lộng 
( 1955
-1961)
-Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng-ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc
-Tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước gian khổ anh dũng và toàn thắng
Ra trận 
(1962
-1971),
Máu và hoa
(1972
-1977)
-Bản hùng ca về “ Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”
-Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào, phơi phới khi “toàn thắng về ta”
Đất nước bước vào thời kì hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, đổi mới
Một tiếng đờn
(1992)
Ta với ta
(1999)
-Những suy ngẫm,chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, về những giá trị bền vững trong cuộc sống.
-Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng trong mỗi tâm hồn con người.
III/ Phong cách thơ Tố Hữu
-Nội dung: chất trữ tình chính trị
+Hồn thơ hướng tới cái ta chung lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người, đời sống cách mạng.
+Thơ Tố Hữu đậm chất sử thi:
Những sự kiện lớn của đất nước là đối tượng thể hiện, luôn đề cập đến những vấn đề có ‎y nghĩa lịch sử và có tính sống còn của cộng đồng, của cách mạng và dân tộc
Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử-dân tộc
Con người trong thơ là con người của sự nghiệp chung.Họ được nhìn nhận chủ yếu từ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
+Thơ Tố Hữu đậm nét lãng mạn hướng về tương lai với niềm tin vô bờ. Ông tin cuộc đời cũ sẽ đi qua, tin cách mạng sẽ xây nên một thế giới mơ ước, trong đó con người sẽ sống thật tốt đẹp: “ Người yêu người sống để yêu nhau”.
+Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
+Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
Nội dung: Những vấn đề cốt lõi của cách mạng và đời sống được cảm nhận và thể hiện theo truyền thống đạo lí của cha ông.
Nghệ thuật: thể thơ lục bát, vận dụng tục ngữ ca dao, những lối nói quen thuộc, nhạc điệu thể hiện chiều sâu tính dân tộc : sử dụng từ láy, hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp.
IV/ Kết bài: sgk
Củng cố: - Đường cách mạng, đường thơ, Phong cách thơ Tố Hữu
Hướng dẫn tự học:
Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh ( chị) yêu thích nhất.Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó
Dặn dò:Học bài-Soạn bài Luật thơ
Tổ trưởng duyệt, ngày……
NS:
ND:
TIẾT:
TUẦN:
LUẬT THƠ
I/ Mức độ cần đạt: Giúp Hs
-Nắm được những nội dung cơ bản về luật thơ của những thể thơ tiêu biểu
-Có kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ một bài thơ cụ thể
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/Kiến thức:
-Các thể thơ VN chia thành ba nhóm chính: thể thơ truyền thống của dân tộc ( lục bát, song thất lục bát, hát nói), thể thơ Đường luật ( ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và bát cú), thể thơ hiện đại ( năm tiếng, bảy tiếng, hỗn hợp, thơ tự do, thơ -văn xuôi…)
-Vai trò của tiếng trong luật thơ
-Luật thơ trong các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn ( tứ tuyệt, bát cú)
-Luật thơ trong các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn ( tứ tuyệt, bát cú)
-Một số điểm trong luật thơ có sự khác biệt và sự tiếp nối giữa thơ hiện đại và thơ trung đại
2/ Kĩ năng:
-Nhận biết và phân tích được một số bài thơ cụ thể :lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn ( tứ tuyệt, bát cú)
-Nhận ra sự khác biệt tiếp nối giữa thơ hiện đại so với thơ truyền thống
-Cảm thụ được một bài thơ theo những đặc trưng của luật thơ
3/ Thái độ
II/ Chuẩn bị:
-Gv: Phương tiện Sgk. sgv. TLTK. PP: Phát vấn, thảo luận nhóm
-Hs: Bài soạn
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Các chặng đường thơ Tố Hữu. Phong cách thơ Tố Hữu
2/ Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
 Em hiểu thế nào là luật thơ?
Có mấy nhóm thơ chính?
Gọi Hs tìm vd thể thơ lục bát
Phân tích đặc điểm của thể thơ lục bát
Nêu ví dụ thể thơ song thất lục bát?
Cho biết cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp?
Gọi hs tìm hiểu các vd trong sgk
HS thảo luận 
-Nhóm 1 bài 1
-Nhóm 2 bài 2
-Nhóm 3 bài 3
-Nhóm 4 bài 4
I/Khái quát về luật thơ
-Là những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…
- Các thể thơ VN chia thành ba nhóm chính:
 +Thể thơ truyền thống của dân tộc ( lục bát, song thất lục bát, hát nói). 
+Thể thơ Đường luật ( ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và bát cú).
 +Thể thơ hiện đại ( năm tiếng, bảy tiếng, hỗn hợp, thơ tự do, thơ -văn xuôi…)
 Vai trò của “Tiếng” trong việc hình thành luật thơ:
+ Tiếng trong tiếng Viêt: 
- Xét về ngữ âm: Mỗi tiếng là một âm tiết.
- Xét về ngữ nghĩa: Nhìn chung tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
- Xét về ngữ pháp: Tiếng thường là một từ.
+ Tiếng trong hình thành luật thơ::
- Tiếng là căn cứ để xác định các thể thơ. ( Thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn...)
- Tiếng là căn cứ đẻ xác định cách hiệp vần của bài thơ ( Vần chân, vần lưng, vần ôm, gián cách...vần bằng vần trắc...)
- Thanh của tiếng tạo nên nhạc điệu thơ, nhịp thơ ( Phối thanh, ngắt nhịp)
II/ Một số thể thơ truyền thống
1/ Thể thơ lục bát: 
-Số tiếng: 6-8
-Hiệp vần: tiếng thứ 6 của hai dòng và tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục
-Nhịp :2/2/2 ( Các tiếng 2-4-6)
-Hài thanh B-T-B ( 2-4-6)
2/ Thể thơ song thất lục bát: 
-Số tiếng: (7-6-8)
- Vần: cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng.
-Nhịp ¾ ( Câu thất), 2/2/2 ( cặp lục bát)
3/ Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật: 
-Số tiếng: 5, số dòng 8
-Vần : 1 vần ( độc vận), gieo vần cách
-Nhịp lẻ 2/3
-Hài thanh: Luân phiên B- T ở tiếng thứ 2-4
4/ Các thể thơ Đường luật:
a/ Thất ngôn tứ tuyệt:sgk
Thất ngôn bát cú :sgk
III/ Các thể thơ hiện đại: sgk
Củng cố -dặn dò
-Hs nhận biết và phân tích được các thể thơ lục bát, song thất lục bát, Đường luật
-Hướng dẫn tự học:
+Tìm và phân loại các bài thơ học trong chương trình Ngữ văn 12 theo các thể thơ
+Thơ hiện đại rất tự do, linh hoạt về số câu, số tiếng ở mỗi dòng, về gieo vần, ngắt nhịp, về niêm, về đối….nhưng vẫn có điểm khác với văn xuôi.Phân tích sự khác biệt đó.
-Học bài-Soạn bài Việt Bắc phần II tác phẩm
NS:
ND:
TIẾT:
TUẦN:
VIỆT BẮC
 ( Trích- TỐ HỮU)
I/Mức độ cần đạt: Giúp Hs
-Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hoà hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước;
-Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1/ Kiến thức:
 -Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến
-Tính dân tộc đậm nét: thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ; hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2/ Kĩ năng:
-Đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ
3/ Thái độ:
-Bồi dưỡng lối sống tình nghĩa với con người và quê hương đất nước .HS biết trân trọng những di sản văn học của Tố Hữu và hiểu được vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến đối với quân và dân ta.
III/ Chuẩn bị:
-Gv: phương tiện sgk,sgv, TLTK, tranh ảnh, phiếu học tập.PP:Gợi mở, phân tích, bình luận, thảo luận nhóm
-Hs: Bài soạn
IV/ Hoạt động dạy học:
1/kiểm tra bài cũ: Đường cách mạng, đường thơ?-Phong cách thơ Tố Hữu.
2/ Nội dung bài mới:
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung cần đạt
Gọi Hs đọc phần tiểu dẫn
Nêu HCST
: Tạo tâm thế tiếp nhận
GV phát vấn HS một số ý trong phần Tiểu dẫn :
HCST bài thơ ?
==> Yêu cầu HS học trong SGK /tr109. GV lí giải thêm : HCST tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng : “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Đây là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt “ mười lăm năm ấy”, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng, ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thủy chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu đôi lứa.
Nêu giá trị tác phẩm ?
Hình thức kết cấu của bài thơ ?
==> GV nói rõ hơn hình thức kết cấu : kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca. Không đơn thuần là lời hỏi – đáp mà là sự hô ứng, đồng vọng, là sự độc thoại của tâm trạng. Đó là cách “ phân thân”, “hoá thân” để bộc lộ tâm trạng được đầy đủ hơn.
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ theo kiểu phân vai : người đi - người ở lại. Chú ý thể hiện tâm trạng, cảm xúc trong buổi chia tay.
Nhận xét về vị trí bài thơ
Gọi Hs đọc bài thơ
VB là khúc hát của ân tình cách mạng, bài thơ như ru người đọc trong âm hưởng ngọt ngào tha thiết, đậm đà chất trữ tình sâu lắng.
Trong cuộc chia tay này ai là người lên tiếng trước?
Anh ( chị) hiểu ntn về cặp đại từ mình-ta? T.H sử dụng cặp đại từ đó ntn trong đoạn thơ? Tác dụng của cách sử dụng đó?
Anh (chị) hãy lí giải vì sao tác giả dùng cụm từ “ thiết tha mặn nồng để nói về “ 15 năm gắn bó mình-ta?
Anh( chị) hình dung ntn về khung cảnh chia tay và tâm trạng của người ra đi?
Gọi hs đọc 12 câu thơ tiếp theo gợi lại những kỉ niệm chiến khu gian khổ mà nghĩa tình được thể hiện qua những hình ảnh nào?
 Câu thơ“Mình đi mình lại nhớ mình” có y nghĩa ntn?
Nỗi nhớ ấy được thể hiện bằng những dòng thơ lục bất đâm chất dân gian, những cặp câu thơ lục bát có sự phối hợp thanh điệu hài hòa. Sáu dòng lục tào thành một điệp khúc âm thanh: nó đan dày thành những cấu trúc thanh bằng- trắc- bằng tạo ra nhạc điệu ngân nga trầm bổng nhẹ nhàng, khoan thai.
- Hầu hết các câu thơ ngắt theo nhịp 4/4 làm nên những tiểu đối cân xứng, hô ứng về câu trúc, nhạc điệu: Mưa nguồn suối lũ/những mây cùng mù; Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai… Có những cặp tiểu đối khắc ghi những sự kiện, có những cặp tiểu đối vế đầu nói về hiện thực gian khổ, vế còn lại khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc gắn bó son sắt cùng với lối sống ân nghĩa thủy chung. Người đọc như gặp lại hồn xưa dân tộc nương náu trong những trang thơ lục bát của Tố Hữu.
Thiên nhiên và con người VB đã hiện ra ntn trong nỗi nhớ của nhà thơ? Để diễn tả nỗi nhớ ấy, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
Bức tranh tứ bình về thiên nhiên, con người Việt Bắc có điểm gì đặc sắc?
Hình ảnh con người hiệnlên mang vẻ đẹp ntn?
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
 ( Tố Hữu)
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ ( Nguyễn Bính)
Liên hệ nỗi nhớ như trong ca dao không cụ thể một đối tượng nào? ( Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai) 
+ Vẻ đẹp cổ điển: Bức tranh tứ bình hiện lên qua những nét gợi tả
+ Vẻ đẹp hiện đại: Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm, tạo nên vẻ đẹp, sức sống của bức tranh
HS đọc đoạn thơ từ câu 53-73
Đoạn thơ thể hiện nội dung?
Tìm biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ?
 Không khí chiến đấu sôi nổi hào hùng, khí thế hừng hực trào sôi được diễn tả ntn?
Nhận xét nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ?
Tác dụng ?
Những từ ngữ nào thể hiện niềm vui?
Cảm nhận của em về các câu 75-83.
HS thảo luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
4. Chủ đề
	Việt Bắc là một câu chuyện lớn, một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một cảm nhận mang tính chất riêng tư. Bài thơ gợi về những ân nghĩa, nhắc nhở sự thủy chung của con người đỗi với con người và đối với quá khứ cách mạng nói chung
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Hoàn cảnh sáng tác:
-Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, Miền Bắc được giải phóng, lịch sử đất nước bước sang trang mới.Tháng 10/1954, các cơ quan Trung ương Đảng từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội nhân sự kiện có tính lịch sử, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
2/ Vị trí của bài thơ:
-VB là đỉnh cao của thơ ca CMVN thời kì kháng chiến chống Pháp
-Bài thơ là khúc hát ân tình sâu nặng của CM với nhân dân VB
Kết cấu : theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao (mình – ta).
II/ Đọc- hiểu:
1. Tám câu đầu: những phút giây đầu tiên của buổi chia tay đầy bâng khuâng, lưu luyến giữa kẻ ở người đi.
a. Bốn câu đầu: lời ướm hỏi của người ở lại. 
-Câu hỏi ngọt ngào, khéo léo :
+Hỏi về thời gian : “ Mười lăm năm…”
+Hỏi về không gian: “Nhìn….nguồn”
=>Gợi những kỉ niệm gắn bó sâu nặng ( một thời cách mạng và một vùng cách mạng)
-Sử dụng đại từ mình-ta -> Cách xưng hô thân mật, gần gũi
- Điệp từ nhớ, láy đi, láy lại cùng với lời nhắn nhủ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không” vang lên day dứt khôn nguôi. 
- Các từ thiết tha, mặn nồng thể hiện bao ân tình gắn bó trong 15 năm cách mạng gian khổ hào hùng, cảnh và người VB gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến; đồng thời khẳng định tấm lòng thủy chung của mình
b. Bốn câu sau: tiếng lòng của người cán bộ về xuôi 
-Tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn, xúc động bồi hồi đã nói lên tình cảm : chưa xa đã nhớ, sự bịn rịn luyến lưu của người cán bộ với cảnh và người Việt Bắc.
-Cử chỉ “cầm tay…” diễn tả thái độ nghẹn ngào không nói lên lời của người cán bộ giã từ Việt Bắc về xuôi.
+ Hình ảnh “áo chàm”- nghệ thuật hoán dụ, trang phục quen thuộc của người dân Việt Bắc. Rất có thể đó là hình ảnh thực, nhưng cũng có thể là hình ảnh trong tưởng tượng của người cán bộ kháng chiến để rồi mỗi lần hình ảnh áo chàm hiện về trong tâm trí của người cán bộ là mỗi lần bao nỗi nhớ thân thương lại dội về.
è khúc dạo đầu của bản tình ca về nỗi nhớ.
2. Mười hai câu tiếp: gợi lại những kỉ niệm chiến khu gian khổ mà nghĩa tình:
- Nhớ về thiên nhiên, cuộc sống, tình người VB:
+ Nhớ một thiên nhiên khắc nghiệt: “mưa nguồn, suối lũ, mây cùng mù”
+ Nhớ một chiến khu đầy gian khổ, nhưng sẵn lòng căm thù giặc sâu sắc: cơm chấm muối, mối thù nặng vai.
+ Nhớ những sản vật miền rừng: trám bùi, măng mai.
+ Nhớ những mái nhà nghèo nàn nhưng ấm áp tình người, tình cách mạng.
+ Nhớ những năm đầu kháng Nhật với những địa danh lịch sử: Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa. 
- Câu thơ “Mình đi mình lại nhớ mình”: nhớ mình- tức nhớ người ở lại nhưng cũng như là nhắc nhở chính mình hãy nhớ về quá khứ gian khổ nhưng thấm đẫm nghĩa tình.
2.3.Từ câu 25 đến câu 42: Nỗi nhớ những kỉ niệm sinh hoạt nghèo khổ mà ấm áp nghĩa tình. 
- Nỗi nhớ được so sánh với nhớ người yêu: Nỗi nhớ mãnh liệt và da diết.
- - Điệp từ “nhớ từng” lặp đi lặp lại làm cho nỗi nhớ thêm da diết. Trong kí ức của người đi còn in dấu khoảnh khắc thời gian (trăng đấu núi, nắng chiều lưng nương), từng khoảng không gian của cây, sông, suối (Nhớ từng rừng nứa… vơi đầy). Vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ sẽ còn đọng mãi trong nỗi nhớ nhung của người ra đi.
- Tuy nhiên, da diết và đậm sâu hơn cả vẫn là nỗi nhớ về con người, về ân tình Việt Bắc: bình thường, giản dị mà ân nghĩa thủy chung:
+ Nhớ Việt Bắc là nhớ đến tấm lòng biết sẻ chia: bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
+ Nhớ đến nghĩa tình:người mẹ địu con, bẻ từng bắp ngô.
+ Nhưng cũng là nhớ đến đồng chí, đồng đội với bao gian nan vất vả: Nhớ sao … núi đèo
- Việt Bắc vì thế tuy gian khổ, vất vả nhưng trong kí ức vẫn thanh bình, đẹp đẽ: Nhớ sao tiếng mõ … suối xa
=>Đoạn thơ đủ sức gợi ra thật rõ nét và thấm thía khung cảnh bản làng, tình người, tình quân dân của chiến khu những năm kháng Pháp với tất cả những dáng nét, âm thanh, không khí, tâm tình. Những câu thơ cất lên nghe sao trìu mến, nói về mẹ, về trẻ thơ, về người thương yêu dấu.
2.4. Từ câu 43 đến câu 52: bức tranh tứ bình về thiên nhiên, con người Việt Bắc.
-Hình ảnh “ hoa cùng người”->thiên nhiên VB đẹp trong sự đan cài với vẻ đẹp con người.
- Đoạn thơ có bốn cặp câu lục bát: câu 6 miêu tả thiên nhiên, câu 8 miêu tả con người.
- Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong vẻ đẹp bốn mùa: 
+ Mùa đông trên nền xanh bạt ngàn cây lá bỗng bất ngờ hiện lên sắc màu đỏ tươi của hoa chuối. Màu đỏ ấy làm ấm cả không gian
+ Mùa xuân với sắc trắng của hoa mơ-vẻ đẹp tinh khiết, đẹp đến nao lòng.
+ Mùa hè, với tiếng ve kêu vang ngân và sắc vàng của rừng phách.
+ Mùa thu với ánh trăng chan hòa trên mặt đất, đem lại không khí bình yên.
- Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm của bức tranh tứ bình, tạo nên sức sống của thiên nhiên cảnh vật. Những con người Việt Bắc hiện về trong nỗi nhớ thật thân quen, bình dị, thầm lặng trong những công việc của đời thường:
+ Mùa đông trở nên ấm áp với “ánh nắng dao giài thắt lưng”.
+ Bức tranh mùa xuân hòa cùng với dáng vẻ cần mẫn chút chăm của “người đan nón” + Bức tranh màu hè hoá dịu dàng với hình ảnh cô em gái hái măng một mình
+ Mùa thu là tiếng hát nghĩa tình thủy chung của con người cất lên giữa đêm trăng.
- Đoạn thơ mang nét đẹp cổ điển mà hiện đại
2.5. Từ câu 53 đến câu 83: khung cảnh Việt Bắc kháng chiến, lập nhiều chiến công, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến.
a. Từ câu 53-> 74
+ Chiến khu là căn cứ vững chắc, đầy nguy hiểm với quân thù. 
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hoá: núi giăng…luỹ sắt, rừng che, rừng vây… Rừng núi mênh mông hùng vĩ trở thành bạn của ta, chở che cho bộ đội ta, cùng quân và dân ta đánh giặc
+ Những cái tên, những địa danh ở chiến khu Việt Bắc: phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, Cao- Lạng…vang lên đầy mến yêu, tự hào, cũng trở thành nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến về xuôi.
+ Không khí chiến đấu sôi nổi hào hùng, khí thế hừng hực trào sôi:
- Sức mạnh của quân ta với các lực lượng bộ đội, dân công… sự hợp lực của nhiều thành phần tạo thành khối đoàn kết vững chắc.
- Các từ: Rầm rập, điệp diệp, trùng trùng…thể hiện khí thế dồn dập.
- Hình ảnh người chiến sĩ được gợi lên qua chi tiết giàu chất tạo hình: “ánh sao đầu mũ bạn cùng mũ nan”-> ánh sáng của sao dẫn đường, ánh sáng của niềm tin, của lí tưởng.
- Thành ngữ “Chân cứng đá mềm” đã được nâng lên thành một bước cao hơn “bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.
+ Chiến công tưng bừng vang dội khắp nơi: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, đèo De, núi Hồng… Niềm vui chiến thắng chan hoà bốn phương: Vui từ…vui về…vui lên…
+ Đoạn thơ ngập tràn ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha… như ánh sáng của niềm tin tưởng, niềm vui tràn ngập.
+ Nhịp thơ dồn dập gấp gáp, ấm hưởng hào hùng náo nức tạo thành khúc ca chiến th

File đính kèm:

  • docGIAO AN 12 CHUAN -2012-2013.doc